5 Bước phân tích nến giúp price action trader thấu hiểu được những gì diễn ra trên thị trường - P1

5 Bước phân tích nến giúp price action trader thấu hiểu được những gì diễn ra trên thị trường - P1

5 Bước phân tích nến giúp price action trader thấu hiểu được những gì diễn ra trên thị trường - P1

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,389
29,039
Kỹ năng phân tích nến là một trong những kỹ năng rất quan trọng, nó không chỉ giúp trader hiểu được những gì đang xảy ra trên thị trường, mà còn giúp trader tìm được những điểm vào lệnh đúng thời điểm hơn trong giao dịch. Đó là lý do vì sao nhiều trader luyện đọc nến để có được những lợi thế này. Tuy nhiên, việc đọc nến lại không hề dễ dàng. Bởi vì nó mang tính chủ quan rất cao và trader rất dễ bị rối vì nhiều nến trong cùng một thời điểm sẽ cho tín hiệu trái ngược, mâu thuẫn nhau.

Bài viết này sẽ chia sẻ cho anh em 5 bước phân tích nến anh em trader cần nắm để đọc hiểu thị trường tốt hơn.

Bước 1: Độ lớn của thân nến


Thân nến sẽ có 3 loại:
  • Hẹp/nhỏ
  • Trung bình
  • Rộng/lớn
Như hình bên dưới, ta có độ lớn của thân nến giảm dần:

1.png

Thân nến thể hiện cho trader khá nhiều thông tin như:
  • Một thân nến lớn thể hiện sức mạnh của giá, trong khi thân nến nhỏ thể hiện sự yếu ớt.
  • Khi thân nến càng ngày càng trở nến lớn hơn nó cho thấy sự gia tăng về động lượng.
  • Khi thân nến càng ngày càng nhỏ nó cho thấy động lượng càng ngày càng chậm lại.
  • Nếu giá di chuyển lên hoặc xuống với thân nến lớn hơn trung bình, nó cho thấy thị trường có sự biến động giá cao.
Làm sao để so sánh?

Bạn sẽ so sánh:
  • Nến hiện tại so với nến trước đó
  • Nến hiện tại so với dao động giá hiện tại
  • Nến hiện tại so với đợt dao động giá trước đó

Bước 2: Độ dài của đuôi nến


Các thông tin mà đuôi nến cung cấp là:
  • Đuôi nến lớn hơn cho thấy giá bị từ chối, tức sự từ chối này cho thấy sự hiện diện của lực cung hoặc lực cầu.
  • Tại các ngưỡng kháng cự hỗ trợ chính, nếu đuôi nến trở nên lớn hơn nó cho thấy sự biến động cao hơn của thị trường. Điều này thường xảy ra sau các xu hướng lâu dài trước khi sự đảo chiều xảy ra tại đó.
  • Đuôi nến càng dài thì giá càng có nhiều khả năng di chuyển theo hướng ngược lại của bóng nến.
  • Đuôi nến dài không phải lúc nào cũng dự đoán sự đảo chiều nếu sự từ chối giá từ đuôi nến nhấn chìm động thái giá tiếp theo. Đây được gọi là tín hiệu đảo ngược sự từ chối.
  • Nếu đuôi nến xuất hiện giữa xu hướng thì nó lại có tín hiệu cho thấy xu hướng có khả năng tiếp diễn.
  • Một cụm các đuôi nến cho thấy giá có khả năng di chuyển theo cùng hướng của đuôi nến được tạo và nếu phần thân nến đóng của theo hướng của xu hướng.
Các bạn nhìn hình bên dưới cho thấy sự từ chối giá với đuôi nến dài thể hiện tín hiệu đảo chiều:

2.png

Hình bên dưới cho thấy đuôi nên trên và đuôi nến dưới xuất hiện tại kháng cự thể hiện thị trường đang biến động cao tịa vùng này:

3.png

Hình dưới cho thấy tín hiệu đảo ngược sự từ chối khi nến đuôi dài nhấn chìm những nến tiếp theo:

4.png

Hình dưới cho thấy giá phản ứng đúng với đáy hỗ trợ trước đó, tạo đuôi nến dưới với khối lượng thấp hơn và tạo được sự từ chối giá từ hỗ trợ. Thị trường đảo chiều từ đó:

5.png

Hình dưới cho thấy nhiều đuôi nến dưới hình thành nhưng sau đó thị trường không đảo chiều mà người bán tiếp tục mạnh mẽ hấp thụ hết lượng người mua trước đó và đẩy giá xuống thấp hơn:

6.png

Bước 3: Tỷ lệ giữa đuôi nến và thân nến


Hiểu được mối quan hệ giữa giá mở/đóng cửa khi so sánh với giá cao và thấp nhất của nến là điều quan trọng khi đọc nến.

Giá mở cửa cho chúng ta thấy vị trí cân bằng giữa người mua và người bán vào thời điểm mở cửa của nến. Giá đóng cửa cho chúng ta thấy được sự cân bằng ở thời điểm đóng nến.

Anh em nhìn hình bên dưới cho thấy mối quan hệ giữa thân nến và đuôi nến:

7.png

  1. Nến đầu tiên cho thấy giá mở và đóng cửa gần với mức giá cao nhất. Đã có lúc giá di chuyển xuống mức giá thấp nhất nhưng sau đó bị trả lại hơn 70% của động thái đó. Điều đó nói lên rằng người bán đã cố gắng nhưng thất bại. Người mua đã vào cuộc và nắm quyền kiểm soát. Nến nến này cho thấy sự từ chối giá từ người mua.
  2. Nến thứ 2 cho thấy giá mở cửa ở mức giá cao nhất của nến và đóng cửa ở giữa nến, tức là giá bị trả lại 50% sau khi di chuyển xuống mức giá thấp nhất. Điều này thể hiện rằng người mua vào cuộc nhưng người bán vẫn còn mạnh. Nên có thể nói quyền kiểm soát giữa người mua và người bán lúc này là cân bằng.
  3. Nến thứ 3 cho thấy giá mở cửa từ mức giá cao nhất đã di chuyển xuống mức giá thấp nhất và cuối cùng đóng cửa ở nửa dưới của nến. Giá bị trả lại thấp hơn 30% sau khi di chuyển xuống mức thấp nhất. Điều này thể hiện rằng mức giá bị trả lại cho thấy người bán thoát lệnh rất ít, đa phần vẫn còn giữ lệnh. Nên quyền kiểm soát vẫn thuộc về người bán.
  4. Nến cuối cùng ta thấy khi giá mở cửa đã đẩy giá lên trên tạo giá cao nhất nhưng sau đó bị từ chối bởi người bán. Sau đó giá bị đẩy xuống giá thấp nhất và lại bị từ chối bởi người mua, người mua đẩy giá lên và đóng cửa gần với giá mở cửa. Đây là tín hiệu cho thấy cả người mua và người bán đều do dự.
Còn tiếp….

Phần tiếp theo ta sẽ bàn đến khối lượng của nến cũng như hành động giá của 2 nến liên tục. Những kiến thức này rất cần thiết cho việc đọc hành động giá.

Anh em nào thích nội dung như vậy có thể để lại comment Thúy tag vào bài viết kế tiếp nhé.

Trích nguồn: dotnettutorials
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
Chỉnh sửa lần cuối:
@Phương Thúy ơi, đây có phải là mô hình Wammie không vậy, cặp AUDJPY khung D1.
1.png
 

Đính kèm

  • 1.png
    1.png
    10 KB · Xem: 5
  • 1.png
    1.png
    10 KB · Xem: 7
  • 1.png
    1.png
    10 KB · Xem: 6
  • 1.png
    1.png
    8.7 KB · Xem: 6
  • 1.png
    1.png
    8.7 KB · Xem: 2
  • 1.png
    1.png
    8.7 KB · Xem: 7
  • 1.png
    1.png
    8.7 KB · Xem: 6
Cám ơn cô Thúy nhiệt tình và xinh gái nhé. Anh cũng mới vào nghề, nên đôi lúc hỏi hơi nhiều, cô Thúy quan tâm, chiếu cố anh tí nhé.
 
Theo tác giả Naked Forex, thì các vùng hỗ trợ càng xa, có thể càng tốt. Và tác giả đã ví von: giống như rượu ngon, để càng lâu càng tốt. Tuy nhiên, qua theo dõi các bài giảng, mình thấy anh em trader thường chỉ tập trung vào các vùng hỗ trợ gần đây.
Xin ý kiến cô @Phương Thúy về vấn đề này ạ.
 
Theo tác giả Naked Forex, thì các vùng hỗ trợ càng xa, có thể càng tốt. Và tác giả đã ví von: giống như rượu ngon, để càng lâu càng tốt. Tuy nhiên, qua theo dõi các bài giảng, mình thấy anh em trader thường chỉ tập trung vào các vùng hỗ trợ gần đây.
Xin ý kiến cô @Phương Thúy về vấn đề này ạ.
Giá thường sẽ phản ứng với kháng cự hỗ trợ gần nhất, vì nó vừa mới hình thành, trader sẽ dễ dàng nhìn thấy để giao dịch. Nhưng vùng kháng cự hỗ trợ xa và lâu rồi giá chưa tìm về vùng đó thì nó cũng là một vùng mạnh để giao dịch. Cái này chỉ cần anh backtest sẽ thấy. Những vùng giá đó mặc dù lâu rồi giá chưa tìm về nhưng không có nghĩa là thị trường không ghi nhớ nó, đặc biệt là ở những sự kiện có tầm ảnh hưởng như khủng hoảng kinh tế, gây sự thay đổi lớn trong biến động giá. Nên khi thị trường quay về một vùng giá đã có sự thay đổi cung cầu lớn như vậy thì nó sẽ có sự phản ứng. Chí ít giá đã đảo chiều ở đó trong quá khứ, chứng tỏ vùng giá đó có ý nghĩa, thì mình vẫn có thể dùng nó để giao dịch.

Những vùng giá mới hình thành sẽ tạo cho anh cơ hội giao dịch nhiều hơn nhanh hơn. Nhưng cốt lõi của PP này vẫn là cần xác định được vùng quan trọng, quan sát diễn biết hành động giá tại đó và tìm tín hiệu. nên dù kháng cự hỗ trợ xa hay gần thì ta vẫn cần xem hành động giá đó anh.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên