7 Kiến thức hành động giá quan trọng trader phải phân tích được trước khi đặt lệnh giao dịch

7 Kiến thức hành động giá quan trọng trader phải phân tích được trước khi đặt lệnh giao dịch

7 Kiến thức hành động giá quan trọng trader phải phân tích được trước khi đặt lệnh giao dịch

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,390
29,041
Một trong những nền tảng quan trọng trong phân tích kỹ thuậthành động giá. Hành động giá không chỉ giúp bạn có thể xác định được bối cảnh thị trường mà còn giúp trader xác định được thời điểm vào lệnh và thoát lệnh tốt hơn.

Nhưng vấn đề lớn nhất của hành động giá chính là có rất nhiều thứ trader cần nắm như mô hình nến, mô hình biểu đồ, cách đọc nến,… Điều này khiến nhiều trader gặp khó khăn và cảm thấy bị rối trong việc phân tích hành động giá.

Bài viết này sẽ chia sẻ cho anh em 7 điều quan trọng trong giao dịch hành động giá, chúng ta nên nắm được những kiến thức này trước khi thực hiện giao dịch thông qua hành động giá.

1. Cấu trúc thị trường


Điều đầu tiên mà một nhà giao dịch theo hành động giá cần nắm khi mở biểu đồ lên để phân tích đó chính là cấu trúc thị trường.

Trader cần nhận biết được các giai đoạn của thị trường và bản thân đang nằm trong giai đoạn nào để lên chiến lược giao dịch.

Cấu trúc thị trường gồm 4 giai đoạn:

upload_2023-11-3_11-33-3.png


Giai đoạn 1 – Tích lũy

Giai đoạn tích lũy xảy ra khi thị trường chạm đáy và những người mua bắt đầu tham gia vào thị trường vì cho rằng giai đoạn thị trường giảm giá đã qua đi.

Đây chính là giai đoạn tích lũy của cuối xu hướng giảm sẽ trông như thế này:

upload_2023-11-3_11-33-14.png


Giai đoạn này thường thị trường đi ngang nhưng vẫn đang trong xu hướng giảm, tuy nhiên thì chúng ta cũng thấy người mua bắt đầu đẩy giá lên trong giai đoạn này. Còn người bán thì vẫn hy vọng thị trường tiếp tục giảm.

Nếu giá phá vỡ giai đoạn tích lũy này thì có thể cho thấy thị trường đã tạo đáy và có thể xu hướng tăng đã được hình thành.



Giai đoạn 2 – Tăng giá

Giai đoạn tăng giá này xảy ra khi thị trường đã ổn định được một thời gian sau khi phá vỡ giai đoạn tích lũy và bắt đầu mở rộng lên cao hơn.

Như hình bên dưới:

upload_2023-11-3_11-33-27.png


Giai đoạn 3 – Phân phối

Giai đoạn phân phối xảy ra cuối giai đoạn tăng giá và nó cũng như giai đoạn tích lũy, trông nó như một thị trường đi ngang trong xu hướng tăng giá.

Người bán sẽ cho rằng đây là giai đoạn thị trường tăng quá cao và có khả năng đảo chiều, họ bắt đầu thực hiện các vị thế bán để đẩy giá xuống ngược trở lại. Còn người mua thì vẫn hy vọng giá tiếp tục tăng lên.

Tuy nhiên thì khi giá phá vỡ giảm vùng giá phân phối này sẽ cho thấy thị trường có khả năng đảo chiều giảm giá.






Giai đoạn 4 – Giảm giá

Khi cấu trúc giảm giá được hình thành tức thị trường tạo các đáy thấp hơn thì chúng ta có thể nói rằng xu hướng giảm đã bắt đầu.

Trước khi giao dịch, bạn cần nắm được những giai đoạn này trong cấu trúc thị trường để biết được bản thân đang nằm trong giai đoạn nào để lên chiến lược giao dịch cho đúng.

2. Hỗ trợ kháng cự


Sau khi xác định được cấu trúc thị trường và giai đoạn của nó để quyết định là nên mua hay bán.

Nếu như thị trường đang nằm trong giai đoạn tăng giá thì bạn tập trung canh mua và ngược lại nếu như thị trường đang trong giai đoạn giảm giá thì nên tập trung canh bán.

Sau khi quyết định được chiến lược chính thì việc tiếp theo chính là phân tích các mức hỗ trợ kháng cự, tức là xác định những vùng giá có áp lực mua bán mạnh và chúng ta tập trung giao dịch ở những vùng đó.

upload_2023-11-3_11-33-49.png


Trong đó:
  • Hỗ trợ là những vùng có áp lực mua tiềm năng, khi thị trường tiếp cận đến vùng hỗ trợ thì người mua có thể bước vào và đẩy giá lên cao hơn
  • Ngược lại vùng kháng cự là vùng có áp lực bán tiềm năng và khi giá tiếp cận vùng này thì người bán có thể đẩy giá xuống ngược trở lại
Các vùng kháng cự hỗ trợ là những vùng giá quan trọng mà thị trường thường hình thành cho chúng ta những điểm đảo chiều đẹp.



3. Điểm vào lệnh


Phần lớn nhà gao dịch hành động giá sử dụng mô hình nến hoặc mô hình biểu đồ để xác định điểm vào lệnh và họ thường sẽ giao dịch khi giá phá vỡ mô hình đó.

Tuy nhiên thì có một cách thức tốt hơn và có sự xác nhận nhiều hơn đó là đợi giá đóng cửa hoặc phiên giao dịch tiếp theo nếu giá duy trì được sự phá vỡ mô hình trước đó thì có thể giao dịch.

Ví dụ như mô hình Harami tăng giá xuất hiện vào cuối xu hướng giảm, bạn nên vào lệnh mua khi giá phá vỡ giá cao nhất của nến đó ở nến tiếp theo.

Như hình bên dưới:

upload_2023-11-3_11-34-3.png


Không chỉ mô hình Harami, mà những mô hình hành động giá khác cũng vậy, bạn nên vào lệnh khi giá phá vỡ mức cao hoặc thấp của nến tín hiệu, khi đó sẽ có được sự xác nhận mạnh mẽ hơn.

4. Điểm dừng lỗ


Điểm dừng lỗ là bắt buộc cho một chiến lược giao dịch. Đối với giao dịch hành động giá thì việc đặt dừng lỗ đơn giản là theo mô hình nến hoặc mô hình biểu đồ.

giá quay trở lại và phá vỡ mô hình theo hướng ngược lại thì đó là thời điểm mô hình hết hiệu lực.

Như mô hình Harami tăng giá nói tới ở trên, sau khi vào lệnh thì điểm dừng lỗ có thể được đặt ở dưới giá thấp nhất của mô hình vài pip và thậm chí là để an toàn hơn thì có thể đặt bên dưới vùng hỗ trợ gần nhất của mô hình.

Mô hình giảm giá cũng tương tự nhưng ngược lại thôi nhé.



5. Khung thời gian cao hơn


Một yếu tố mà rất nhiều trader giao dịch hành động giá bỏ qua, đó chính là xem xét khung thời gian cao hơn.

Vậy chúng ta cần xem xét điều gì?

Đó chính là xu hướng, hỗ trợ kháng cự. Những yếu tố này giúp bạn phân tích thị trường được tốt hơn.

Ví dụ như bạn sử dụng biểu đồ H1 để giao dịch thì nên kiểm tra xu hướng và hỗ trợ kháng cự trên biểu đồ H4 và D1. Còn nếu bạn sử dụng H4 để giao dịch thì nên kiểm tra biểu đồ ngày và tuần.

6. Động lượng


Sự gia tăng về động lượng sẽ là yếu tố mạnh mẽ xác nhận cho xu hướng hoặc sự phá vỡ hoặc đảo chiều khỏi một vùng giá quan trọng. Tuy nhiên rất nhiều trader lại bỏ qua yếu tố này.

Động lượng của thị trường có thể được xác nhận qua hành động giá, hoặc anh em cũng có thể sử dụng chỉ báo kỹ thuật.

Với hành động giá thì chúng ta có thể nhìn vào độ lớn của thân nến và đuôi nến để xác định.



7. Điểm thoát lệnh


Điểm thoát lệnh cần được xác định trước khi vào lệnh. Đối với giao dịch hành động giá thì điểm thoát lệnh có thể được xác định ở những vùng giá quan trọng trên biểu đồ.

Ngưỡng hỗ trợ kháng cự quan trọng, các vùng đỉnh đáy trước đó, hoặc những vùng hợp lưu, vùng số tròn là những vùng giá được nhà giao dịch hành động giá cân nhắc sẽ đặt mục tiêu chốt lời.

Ngoài ra trader có thể dựa vào sức mạnh di chuyển của giá để ước lượng mục tiêu hoặc chốt lời từng phần dựa theo các vùng kháng cự hỗ trợ quan trọng mà giá tìm tới.

Ngoài ra, còn có một kỹ thuật khác nữa mà nhiều nhà giao dịch áp dụng đó là dời dừng lỗ theo xu hướng. Trong đó các trader giao dịch theo hành động giá sẽ sử dụng những vùng đỉnh đáy hoặc các thiết lập giao dịch mới được hình thành để đặt điểm dời dừng lỗ của họ.

Trên đây là những kiến thức quan trọng về hành động giá mà bạn cần nắm. Mời anh em tham khảo nhé.

Trích nguồn: elearnmarkets
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách Giao Dịch Thực Chiến của Trader Chuyên Nghiệp

Bộ sách tổng hợp những phương pháp giao dịch hiệu quả cao của những Trader chuyên nghiệp
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên