[Bài dịch] Làm thế nào để trở thành một trader chuyên nghiệp - Phần II

[Bài dịch] Làm thế nào để trở thành một trader chuyên nghiệp - Phần II

[Bài dịch] Làm thế nào để trở thành một trader chuyên nghiệp - Phần II

viking

Member
12
61
Đây là bài viết thứ hai trong chuỗi bài viết "Làm thế nào để trở thành một trader chuyên nghiệp" đăng trên optimusfutures.
Phần I các bạn có thể theo dõi ở đây: Làm thế nào để trở thành một trader chuyên nghiệp - Phần I

Từ tay mơ tới trader chuyên nghiệp (tóm tắt)

Trong bài trước, chúng ta đã nắm được 3 giai đoạn trưởng thành của 1 trader: Tay mơ, trader thực thụ tới trader chuyên nghiệp.

Chúng ta cũng đã trao đổi làm thế nào mà giai đoạn đầu tiên khi bước vào nghề giao dịch có thể là bước quan trọng nhất không chỉ trong việc khám phá thị trường mà còn là để tìm hướng đi riêng của bản thân để hiểu công việc giao dịch và thị trường. Trong giai đoạn này, khám phá là mục tiêu quan trọng nhất.

Điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng nếu bạn đào sâu hơn một chút, khám phá có 2 loại: Chủ động và bị động – Hay nói cách khác, ở đây có một sự khác biệt giữa việc bị động tích lũy và chủ động phát triển kiến thức của bản thân, khám phá thông qua tiếp thu so với khám phá thông qua học hỏi, lặp lại dần dần so với chủ động nghiên cứu.

Thị trường luôn thay đổi. Và để thích nghi với thị trường, có lẽ bạn cũng nên chọn phương án tiếp cận như vậy.

Để một trader tay mơ có thể vươn lên mức độ thuần thục mới trong công việc giao dịch, hãy giả sử họ phải đưa ra lựa chọn đúng đắn cho rất nhiều vấn đề trong giai đoạn này. Và nếu trader có thể tận dụng những cơ hội để học hỏi trong giai đoạn này đồng thời với việc họ giữ được lửa cho công việc giao dịch, thì có thể họ không còn là một tay mơ nữa mà có thể được coi là một trader nghiêm túc.

Một trader thực thụ - Giao dịch như một sự rèn luyện

Khi bắt đầu học giao dịch, chúng ta thường gắn khái niệm “quản lí vốn” với ý nghĩa bảo toàn nguồn vốn này, một chiến lược phòng thủ. Thực tế, bảo toàn nguồn vốn của bạn đóng một vai trò quan trọng không chỉ bởi vì nó giúp bạn không bị thua lỗ quá lớn mà việc quản lí thua lỗ thì thường dễ hơn rất nhiều việc theo đuổi một chiến thắng.

Sau cùng, quy tắc đầu tiên của việc kiếm tiến, là đừng để mất tiền. Warren Buffett đã nhắc đến nguyên tắc này rất nhiều lần. Nó giống như chi phí cơ hội âm – Tiền không mất là tiền kiếm được – hay là tiền tiết kiệm được đại diện cho cơ hội kiếm tiền trong tương lai.

Nhưng rất nhiều tay mơ không nhận ra rằng việc quản lí vốn không chỉ là một chiến lược phòng thủ. Nó có thể sử dụng để giảm thiểu thua lỗ, mặt khác, nó cũng có thể sử dụng để gia tăng lợi nhuận.

Ví dụ - Hãy tưởng tượng 3 giao dịch sau:

>>Trade 1: Profit target = 50 points, và Stop loss = 30 points (Kết quả: -30)
>>Trade 2: Profit target = 50 points, và Stop loss = 25 points (Kết quả: -25)
>>Trade 2: Profit target = 50 points, và Stop loss = 10 points (Kết quả: +50)

- Giờ hãy giả sử có hai trader cùng vào các lệnh như trên, cả hai cùng có số vốn ban đầu là $15k.

+ Trader 1 vào lệnh với khối lượng cố đinh là 01 lot.
>>Trade 1: -$300
>>Trade 2: -$250
>>Trade 3: +$500
Tổng cộng: Trader 1 lỗ -$50.

+ Trader 2 – Sử dụng phương pháp quản lí vốn chặt chẽ, rủi ro 2% mỗi lệnh (Tổng vốn $15k ban đầu).
>>Trade 1: -$300 (Vào 1 lot với 2% risk)
>>Trade 2: -$300 (Vào 1.2 lot với 2% risk)
>>Trade 3: $1450 (Vào 2.9 lot với 2% risk)
Tổng cộng: Trader 2 lời $850.

Kết quả là vô cùng khác biệt.

Phân phối lời lỗ (P&L - Profit & Loss) và Kỳ vọng giao dịch

Khi nghiên cứu thống kê hiệu suất của một chiến lược, chúng ta có rất nhiều chỉ số cơ bản như tổng lợi nhuận, tỉ lệ thắng/thua, hệ số lợi nhuận, drawdowns và nhiều thứ khác nữa.

Mặc dù mỗi một chỉ số cung cấp một góc nhìn để nghiên cứu hiệu suất của một hệ thống giao dịch, ở đây chúng ta sẽ nghiên cứu hai chỉ số mà các trader mới thường bị nhầm lẫn: Phân phối Lời & Lỗ (P&L) và phiên bản đơn giản của kỳ vọng giao dịch.

Phân phối lời & lỗ

Hãy giả sử bạn backtest vài hệ thống giao dịch trong khoảng thời gian 1 năm, và kết quả cho thấy có 5 trong tổng số các hệ thống này cho lợi nhuận 35%

System 1

Jan

Feb

Mar

Apr

May

Jun

Jul

Aug

Sep

Oct

Nov

Dec

-5%

2%

-15%

-21%

-6%

-20%

4%

-5%

-2%

-5%

3%

105%
[TBODY] [/TBODY]

Hãy nhìn vào lợi nhuận 105% trong tháng 12. Và giờ hãy nhìn vào toàn bộ drawdowns của các tháng trước. Liệu hệ thống này có ngẫu nhiên may mắn đạt được mức lợi nhuận 35% hay là bản chất của hệ thống này là như vậy? Liệu bạn có sử dụng một hệ thống có phân phối lời & lỗ như thế này không? Câu hỏi này là để cho bạn tự trả lời. Nhưng đây có thể không phải là loại phân phối lời lỗ mà bạn tưởng tượng đến khi bạn nhìn thấy con số tổng là 35% lợi nhuận sau 1 năm.

System 2

Jan

Feb

Mar

Apr

May

Jun

Jul

Aug

Sep

Oct

Nov

Dec

12%

62%

-7%

-2%

3%

-11%

-6%

-10%

6%

-9%

-3%

-1%
[TBODY] [/TBODY]

Với hệ thống này, toàn bộ lợi nhuận là do các giao dịch trong 2 tháng đầu năm. Sau hai tháng này, lợi nhuận giảm dần cho tới con số 35%. Liệu hệ thống này có phải đã không còn phù hợp với thị trường nữa?

System 3

Jan

Feb

Mar

Apr

May

Jun

Jul

Aug

Sep

Oct

Nov

Dec

-17%

21%

-11%

-21%

33%

15%

-7%

38%

-21%

-7%

24%

-12%
[TBODY] [/TBODY]

Kết quả giao dịch hệ thống này có chút ngẫu nhiên? Các đợt thua lỗ lớn và lợi nhuận lớn tiếp diễn theo chu kỳ. Liệu có đủ lý do để lựa chọn hệ thống này hay không? Tổng kết lại thì nó vẫn là một hệ thống có lợi nhuận, nhưng liệu chỉ với lí do như vậy có khiến cho bạn có đủ tự tin để lựa chọn hay không?

System 4

Jan

Feb

Mar

Apr

May

Jun

Jul

Aug

Sep

Oct

Nov

Dec

-3%

(-5)%

(-6)%

(-2)%

(-7)%

48%

-2%

-1%

(-7)%

34%

(-8)%

-6%
[TBODY] [/TBODY]

Một chuỗi các thua lỗ tương đối nhỏ với một vài điểm lợi nhuận lớn. Có thể thấy đây là điển hình cho các hệ thống giao dịch theo xu hướng, các hệ thống này thường có rất nhiều thời điểm thua lỗ nhỏ do thị trường lên xuống thất thường nhưng lợi nhuận là tương đối lớn một khi thị trường đi đúng hướng. Giống như hệ thống trước, hệ thống này cũng có mức lợi nhuận là 35%, nhưng liệu bạn có đủ khả năng theo được loại giao dịch kiểu như thế này? Cũng có thể đây là hệ thống phù hợp với bạn, hoặc cũng có thể không… Tùy thuộc vào khả năng chịu đựng rủi ro và số vốn mà bạn có liệu có đủ để đứng vững trước những đợt suy giảm liên tục.

System 5

Jan

Feb

Mar

Apr

May

Jun

Jul

Aug

Sep

Oct

Nov

Dec

10%

12%

-5%

3%

5%

20%

-10%

-5%

10%

-5%

7%

-7%
[TBODY] [/TBODY]

Và cuối cùng, một sự đi lên vững vàng với những điểm sụt giảm tương đối nhỏ. Khi chúng ta nghĩ đến một hệ thống có lợi nhuận tổng cộng là 35%, đây có thể là loại hệ thống mà chúng ta mong muốn. Nhưng chỉ khi bạn nhìn kỹ vào phân phối P&L, bạn rất có thể đã lựa chọn một hệ thống tương tự như 1 trong 3 hệ thống đầu tiên.
Kỳ vọng giao dịch

Đây là một vài câu hỏi oái oăm dành cho bạn:

  1. Bạn phát triển một hệ thống có tỉ lệ thắng là 85%. Rất ấn tượng! Mỗi lệnh thắng trung bình bạn được $50, nhưng lệnh thua trung bình của bạn lên tới -$280. Liệu đây có phải là một hệ thống có lợi nhuận hay không? Vâng, họa hằn lắm thì nó vẫn có thể có lợi nhuận. Nhưng nếu thua lỗ trung bình của bạn là -$285 thì bạn có thể đã triển khai một hệ thống không có lợi nhuận.
  2. Sẽ ra sao nếu hệ thống của bạn chỉ có tỉ lệ thắng là 35%, nghĩa là bạn thua lỗ trong 65% số lệnh mà bạn giao dịch? Sẽ ra sao nếu lợi nhuận trung bình của bạn là $200 và thua lỗ của bạn trung bình là -$100 – Liệu hệ thống của bạn vẫn có lợi nhuận chứ? Vâng, hệ thống của bạn vẫn có thể có lợi nhuận miễn là bạn đừng có gồng lỗ quá -$110 (một con số chênh lệch rất mong manh).
  3. Liệu có thể tạo ra những tham chiếu như vậy hay không? (không phải dự báo (predictions) mà là tham chiếu (projections)… Tất cả đều dựa trên những gì thể hiện ở quá khứ - mà như chúng ta đã biết, những gì thể hiện ở quá khứ không nhất thiết chỉ ra được kết quả trong tương lai)
Tính toán kỳ vọng giao dịch:
(Tỉ lệ thắng%*Lợi nhuận mỗi lệnh thắng) – (Tỉ lệ thua%*Lợi nhuận mỗi lệnh thua) = Kỳ vọng

Nếu bạn cân nhắc giao dịch một cách nghiêm túc, bạn nên biết công thức cơ bản này. Nó có thể không phải là câu trả lời cuối cùng, nhưng chắc chắn nó rất hữu ích khi xác định tính hiệu quả của một hệ thống giao dịch.

Hiểu sâu hơn về các yêu tố cơ bản

Tôi sẽ không dành nhiều thời gian cho chủ đề này, nhưng một số trader mới bắt đầu công việc giao dịch của mình như là một trader phân tích kỹ thuật thuần túy. Phân tích kỹ thuật có xu hướng như là một chiến thuật, nó cung cấp cảm nhận rõ ràng về thị trường dưới góc nhìn chiến thuật. Nhưng chỉ có chiến thuật mà thiếu đi một chiến lược tổng quát có thể rất nguy hiểm.

Mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng các yếu tố cơ bản được thể hiện qua giá và mô hình kỹ thuật, nhưng điều này không đi cùng với kết luận rằng phân tích kỹ thuật có thể giúp bạn tham chiếu xu hướng cơ bản trên thị trường chưa được thể hiện thông qua giá.

Cuối cùng, mô hình kỹ thuật không điều khiển cung cầu. Các yếu tố kinh tế điều khiển cung cầu. Nếu bạn giao dịch kỹ thuật mà không quan tâm tới các yếu tố cơ bản, bạn có thể bị bất ngờ với những thứ chưa được hiển thị trên biểu đồ.

Tương tự như vậy, chỉ các trader tay mơ mới quan tâm tới mình phân tích cơ bản. Một trader thực thụ luôn giữ tinh thần cảnh giác với những gì thực sự điều khiển thị trường.

Có được lợi nhuận trên thị trường thực

Sau cùng, sự phân biệt giữa trader thực thụ và một tay mơ không chỉ nằm ở việc trader thực thụ giao dịch trên thị trường thực (demo không được tính đến ở đây…vậy nên bạn đừng tự lừa dối bản thân), mà còn là khả năng kiếm được lợi nhuận tương đối từ công việc giao dịch.

Một trader thực thụ có thể kiếm được lợi nhuận kha khá không phải vì họ là một nhà đầu cơ tài năng, mà là vì họ giỏi trong việc biết được khi nào thì không nên giao dịch, họ giỏi trong việc xác định các tình huống không thuận lợi để không vào lệnh, và giỏi trong việc không thua lỗ quá nhiều khi thị trường đi sai hướng.

Cuối cùng, kiếm tiền là mục đích cuối cùng của giao dịch. Và miễn là một trader có thể tồn tại trên con đường này trong lúc thích nghi với những thay đổi trên thị trường, học cách giao dịch tốt hơn, và loại bỏ các thói quen xấu tác động tiêu cực tới lợi nhuận thì có thể trader đã thực sự tích lũy đủ kinh nghiệm và vốn để tiến tới mức độ của một trader chuyên nghiệp.

Chúng ta sẽ trao đổi về mức độ này trong bài tới, vậy nên hãy chú ý theo dõi.

Nguồn: optimusfutures.com
------------------------------------------------------------
*Bài viết thể hiện quan điểm của người viết, không phải người dịch.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm
suốt ngày chuyên nghiệp với nghiệp dư ..lẽ ra phải là khi nào thi tôi kiếm được 1 ngôi biệt thự mới đúng
 
cái này đúng là chỉ dành cho dân chuyên nghiệp. tay mơ thì cứ học sao cho thắng cái đã. chứ trade toàn sl với cháy tk thì mấy cái trên vô ích hzz
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,611 Xem / 88 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 616 Xem / 3 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 268 Xem / 7 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 153 Xem / 9 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 682 Xem / 47 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 344 Xem / 3 Trả lời
  • haruking trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 31,222 Xem / 111 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên