Bài học từ cú sốc năng lượng 50 năm trước, liệu nước Mỹ có gục ngã?

Bài học từ cú sốc năng lượng 50 năm trước, liệu nước Mỹ có gục ngã?

Bài học từ cú sốc năng lượng 50 năm trước, liệu nước Mỹ có gục ngã?

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,131
29,796
Đại dịch và sự xâm lược của Nga vào Ukraine đã tạo ra cú sốc năng lượng lớn nhất kể từ những năm 1979 và 1980. Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tại Ukraine, giá xăng đã tăng khoảng 20%.

Sự biến động giá này sẽ làm tổn hại đến các công ty của nền kinh tế Mỹ, làm thay đổi chi phí kinh doanh và đẩy lạm phát lên cao.

Sự biến động này cũng có tác động mạnh nhất đối với người tiêu dùng có thu nhập trung bình và thấp, nhiều người trong số họ không thể làm việc tại nhà và vẫn cần phải lái xe đi làm. Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ vẫn đủ kiên cường để có thể chịu được cú sốc năng lượng này, cú sốc mới nhất trong một loạt cú sốc liên quan đến nguồn cung.

Lịch sử những năm 70 đang lặp lại?


Có một số bài học để rút ra từ các sự kiện của cú sốc năng lược gần nửa thế kỷ trước. Giá xăng dầu khi đó đã tăng gấp đôi vào năm 1979 và 1980, xảy ra trong thời kỳ hỗn loạn sau cuộc cách mạng của Iran và sự khởi đầu của cuộc chiến kéo dài hàng thập kỷ của Iran với Iraq. Cú sốc đó xảy ra chỉ sáu năm sau khi lệnh cấm vận dầu mỏ sau cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1973 cắt đứt nguồn cung cấp dầu của Hoa Kỳ.

Vào thời điểm đó, cú sốc là thật sự sâu sắc. Hãy xem xét chi phí để đổ đầy xăng cho một chiếc xe hơi: Năm 1973, một gallon xăng dọc theo Quốc lộ 61 của Hoa Kỳ có giá 25 xu, bạn có thể đổ đầy cho chiếc Volkswagen của mình với giá 2.50 USD. Chưa đầy một năm sau, cùng một thùng xăng đó, bạn cần phải có 3.6 USD để đổ đầy.

1-traderviet.png

Sự thay đổi giá xăng theo thời gian

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/63920/

Đến năm 1979, một gallon xăng đã tăng lên 72 xu/gallon. Và sau đó hai năm, đợt thiếu hụt thứ hai đã nâng giá lên 1.42 USD/gallon, và người tiêu dùng Mỹ đã mãi mãi phải đổ đầy xăng cho chiếc xe của họ với hai con số (USD).

Trong suốt lịch sử, chúng ta đã thấy rằng một cú sốc kinh tế hoặc tài chính có thể đẩy một nền kinh tế đang vững chắc vào một cuộc suy thoái toàn diện. Lệnh cấm vận dầu mỏ năm 1973 dẫn đến lạm phát đình trệ (stagflation) từ năm 1973 đến năm 1975 - điều kiện kinh tế được đặc trưng bởi lạm phát cao, tỷ lệ thất nghiệp cao và tăng trưởng thấp.

Vài năm sau, tình trạng thiếu dầu sau cuộc cách mạng Iran đã dẫn đến lạm phát tăng cao và cuộc suy thoái kép tàn phá những năm 1980 đã khiến các nền kinh tế G-7 gục ngã.

Hiện tại, giá xăng trung bình trên toàn nước Mỹ của một gallon xăng là 4.25 USD, cao hơn khoảng 75% so với giá vào tháng 2 năm 2020, thời điểm ngay trước khi đại dịch bùng phát, và đó nên là một điều đáng lo ngại.

Ngoài ra, do chi phí tăng cao hơn là một hàm số của các sự kiện địa chính trị và sự bất cân xứng của cung cầu nên có nguy cơ giá xăng dầu sẽ có một đợt tăng giá mới.

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/38334/

Vậy liệu nền kinh tế Mỹ có gục ngã?


Bất chấp những khó khăn trên, có những lý do để cho rằng nền kinh tế Mỹ sẽ không bị ảnh hưởng nhiều trong thời gian này. Khu vực Bắc Mỹ hầu như hoàn toàn độc lập về năng lượng, và nền kinh tế Mỹ thì không chỉ sử dụng năng lượng có hiệu quả, mà còn ít phụ thuộc vào dầu mỏ, đặc biệt là dầu thô nhập khẩu.

Nhưng do giá dầu được giao dịch và bị đầu cơ trên thị trường toàn cầu, nó sẽ tăng khi nguồn cung từ Nga bị biến mất khỏi các nước Phương Tây, và bởi chi phí vận chuyển cũng sẽ tăng lên khi giá năng lượng tăng cao hơn, kéo theo chi phí giá vốn tăng cao hơn, kết quả là giá cả của tất cả các loại hàng hoá đều tăng theo, dẫn đến lạm phát tăng cao hơn.

Screen Shot 2022-03-29 at 14.59.32.png


Giá năng lượng và hàng hóa cao hơn sẽ đóng vai trò như một loại thuế đánh vào tài chính của các hộ gia đình, dẫn đến việc chi tiêu ít hơn, và thậm chí là thay đổi thói quen tiêu dùng, tất cả điều này đều sẽ trở thành lực cản đối với tăng trưởng kinh tế. Do đó, có thể nước Mỹ sẽ không gục ngã trước cú sốc năng lượng nhưng chắc chắn có những rủi ro và nó sẽ phải đối mặt với những khó khăn nhất định.

Nói về thị trường tiền tệ, nếu cú sốc năng lượng tiếp tục tồi tệ hơn, USD sẽ không phải là kẻ thua cuộc, bởi như đã nói ở trên, Mỹ là nước độc lập về năng lượng và họ sử dụng năng lượng rất hiệu quả. Những đồng tiền thua cuộc chính là của những nước phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu, chẳng hạn như JPY và đồng EUR của khối EU. Cho đến khi cú sốc năng lượng chưa được giải quyết, áp lực giảm giá đối với các đồng tiền này vẫn còn đó và sẽ hợp lý nếu canh bán các đồng tiền này!

Tham khảo: RealEconomy
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên