Bản Tin Hàng Hoá Ngày 30/09/2022: Giá Lúa Mì Bật Tăng Mạnh

Bản Tin Hàng Hoá Ngày 30/09/2022: Giá Lúa Mì Bật Tăng Mạnh

Bản Tin Hàng Hoá Ngày 30/09/2022: Giá Lúa Mì Bật Tăng Mạnh
Bạn có thể đọc thêm:
Bản tin hàng hóa ngày 03/10/2022 có điểm gì nổi bật mời quý Nhà đầu tư cùng theo dõi. Bản tin được đội ngũ phân tích hàng đầu tại Gia Cát Lợi thực hiện và được cấp nhật sớm nhất trong mỗi ngày nhằm mang đến cho quý Nhà đầu tư những thông tin quan trọng một cách kịp thời nhất.
Gia Cát Lợi xin gửi đến quý nhà đầu tư bản tin hàng hóa ngày 03/10/2022. Chúc quý nhà đầu tư có một ngày giao dịch thành công!
Nhóm Nông Sản

Ngô
  • Kết thúc tuần giao dịch vừa rồi, giá ngô rung lắc mạnh quanh ngưỡng 670 và đóng cửa với mức tăng nhẹ 0.11%. Đây cũng là tuần thứ 3 liên tiếp phe mua và phe bán thất bại trong việc chiếm ưu thế và giá ngô vẫn chưa thể thoát khỏi xu hướng đi ngang. Trong tuần vừa rồi, những thông tin về tình hình cung-cầu ngô tại Mỹ là yếu tố tác động mạnh nhất lên giá ngô.
  • Theo báo cáo hàng tuần của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), sản lượng ethanol của nước này trong tuần 17/09-23/09 chỉ đạt 855,000 thùng/ngày, mức thấp nhất trong vòng 19 tháng. Đây cũng là tuần thứ 7 liên tiếp con số này giảm về dưới mức 1 triệu thùng/ngày. Nhu cầu tiêu thụ ngô cho hoạt động sản xuất ethanol ở Mỹ tiếp tục ở mức thấp đã tác động “bearish” lên giá ngô.
  • Ở chiều ngược lại, số liệu từ báo cáo Tồn kho Ngũ cốc quý (Grain Stocks) được công bố vào phiên cuối tuần đã giúp giá ngô tăng mạnh và xóa đi hoàn toàn mức giảm từ các phiên trước đó. Cụ thể, tồn kho ngô chốt niên vụ 21/22 của Mỹ đạt 1.377 tỷ giạ, thấp hơn nhiều so với mức 1.525 tỷ giạ ước tính của USDA trong báo cáo WASDE tháng 09 và nằm dưới khoảng dự đoán của thị trường. Điều đó khiến thị trường lo ngại nguồn cung ngô từ Mỹ niên vụ 22/23 có thể bị thắt chặt, trong bối cảnh triển vọng mùa vụ năm nay vốn đã bị cắt giảm do hạn hán. Trong tuần này, giá ngô có thể tiếp tục xu hướng giằng co quanh ngưỡng 670.
Lúa mì
  • Trong khi đó, lúa mì là mặt hàng dẫn đầu đà tăng của toàn nhóm nông sản tuần vừa rồi, với mức tăng 4.66%. Tình hình căng thẳng leo thang tại Ukraine tiếp tục là yếu tố hỗ trợ mạnh đối với giá.
  • Trong tuần vừa rồi, Nga đã chính thức sáp nhập 4 vùng lãnh thổ tranh chấp tại Ukraine, bất chấp sự phản đối kịch liệt của phương Tây. Thị trường lo ngại nguồn cung từ Biển Đen sẽ đối mặt với rủi ro bị gián đoạn lớn hơn nữa và điều này đã tác động “bullish” mạnh lên giá lúa mì.
  • Ngoài ra, trong báo cáo Tổng quan Ngũ cốc hằng năm (Small Grains Annual Summary), USDA ước tính sản lượng lúa mì năm nay của Mỹ là 1.65 tỷ giạ, thấp hơn mức 1.783 tỷ giạ trong báo cáo WASDE tháng 09 và nằm dưới khoảng dự đoán của thị trường. Điều đó khiến nguồn cung lúa mì từ Mỹ bị thu hẹp đáng kể và đã hỗ trợ đà tăng của giá. Trong tuần này, giá lúa mì nhiều khả năng vẫn sẽ duy trì trên vùng 900.
Đậu tương
  • Kết thúc tuần giao dịch vừa qua, đà giảm của giá đậu tương đã tiếp tục được nối dài và khiến mặt hàng này đóng cửa ở mức thấp nhất trong vòng 2 tháng qua. Sau vài phiên giằng co quanh mức 1400, báo cáo Tồn kho ngũ cốc (Grains Stocks) được phát hành hàng quý với các số liệu gây bất ngờ đã kéo theo lực bán ồ ạt trong phiên cuối tuần.
  • Cụ thể, Bộ nông nghiệp Mỹ đã nâng ước tính năng suất đậu tương Mỹ niên vụ 2021/22 lên mức 51.7 giạ/mẫu từ mức 51.4 giạ/mẫu. Sản lượng cao hơn dự kiến dẫn tới việc tồn kho đậu tương Mỹ tính đến hết ngày 01/09 (cuối niên vụ 21/22) đạt mức 274 triệu giạ. Con số này cao hơn so với ước tính vào đầu tháng 9 của USDA là 257 triệu giạ và hoàn toàn trái ngược với kỳ vọng của thị trường khi cho rằng tồn kho sẽ thắt chặt hơn. Đây cũng là yếu tố chính đã khiến cho giá đậu tương sụt giảm mạnh trong tuần trước. Trong tuần này, khi hạn hán đang tiếp tục đe doạ đến hoạt động gieo trồng ngô ở Argentina cùng với mùa bão đang đến gây ra mưa nhiều ở Mỹ làm chậm trễ hoạt động thu hoạch thì đà giảm của đậu tương sẽ bị hạn chế. Giá có khả năng sẽ giằng co dưới kháng cự tâm lí 1400.
Nhóm Nguyên Liệu Công Nghiệp

Bông
  • Bông sụt giảm gần 8%, nối tiếp đà giảm mạnh 2 tuần liên tiếp trước đó và chạm mức thấp nhất trong gần 3 tháng qua.
  • Điểm nhấn trên bảng giá các mặt hàng nhóm trong tuần qua thuộc về mức giảm hơn 7 cents của bông. Ngay từ đầu tuần, giá bông đã ghi nhận phiên giảm kịch sàn gần 5% khi Dollar Index tăng mạnh hơn 1% và chạm mức cao nhất trong 20 năm qua. Điều này khiến giá bông Mỹ trở nên đắt hơn đối với khách hàng nắm giữ các loại tiền tệ khác, từ đó hạn chế lực mua trên thị trường. Kết hợp với phiên giảm mạnh hôm thứ 5 khi báo cáo bán hàng xuất khẩu tuần kết thúc ngày 22/09 của Mỹ cho thấy, số liệu về bán hàng ròng bông của quốc gia này giảm mạnh từ 32,400 kiện trong báo cáo trước xuống mức 30,200 kiện trong báo cáo này và xuất khẩu bông cũng sụt giảm 44,000 kiện so với báo cáo trước, đẩy giá bông giảm mạnh gần 4%. Trong khi các phiên phục hồi chỉ ghi nhận mức tăng khiên tốn dưới 0.5%, đã không bù lại được lực giảm mạnh của các phiên còn lại.
Dầu cọ
  • Dầu cọ thô trở thành mặt hàng dẫn đầu đà giảm của nhóm với mức giảm 8.57%. Nguyên nhân lý giải cho sự sụt giảm này đến từ phiên gapdown đầu tuần khi Indonesia dự đoán xuất khẩu sẽ tăng vọt vào các tháng cuối năm nhờ luật miễn thuế xuất khẩu được thông qua, điều này đã gây sức ép lên giá đối với dầu cọ tại Malaysia nói riêng và giá mặt hàng này trên toàn cầu nói chung. Sau đó, mặt hàng này cũng ghi nhận thêm 2 phiêm giảm mạnh liên tiếp trước số liệu tích cực về nguồn cung tại 2 quốc gia sản xuất hàng đầu. Trong 2 phiên cuối tuần, giá có sự hồi phục phần nào khi các công ty khảo sát đều đưa ra số liệu tích cực về xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ trong 25 ngày đầu tháng 09 tại Malaysia. Tuy vậy, sự khởi sắc đó chưa đủ để giá dầu cọ cả tuần có thể mang sắc xanh, cũng như thoát khỏi vùng giá thấp nhất trong 15 tháng qua.
Cà phê
  • Arabica ghi nhận sự khởi sắc với mức tăng khiêm tốn 0.50%. Đà tăng từ 3 phiên đầu tuần khi tồn kho đạt chuẩn Arabica trên sở ICE US giảm về mức thấp nhất trong hơn 23 năm qua và đồng Real tăng trong cặp tỷ giá USD/Brazil Real, đã hạn chế lực bán từ phía nông dân Brazil. Sự khởi sắc này cũng phần nào áp đảo được sự suy yếu từ 2 phiên cuối tuần, giúp giá duy trì được sắc xanh giống với tuần trước đó.
Ca cao
  • Nổi bật trong xu hướng tăng của tuần vừa rồi phải kể đến mặt hàng ca cao với mức tăng gần 5%. Nguồn cung ca cao trên toàn toàn ghi nhận sự thâm hụt trong niên vụ 2021/2022 do ảnh hưởng thiếu mưa từ 2 quốc gia sản xuất hàng đầu là Bờ Biển Ngà và Ghana, đã đẩy giá ca cao tăng mạnh trong 2 phiên cuối tuần, từ đó giúp mặt hàng này dẫn đầu đà tăng nhóm trong tuần qua.
[Broken External Image]:https://mlgiaa5i6xqc.i.optimole.com...a24.com/wp-content/uploads/2022/09/cao-su.jpg
Nhóm Năng Lượng

Dầu thô
  • Giá dầu chấm dứt chuỗi giảm 4 tuần liên tiếp với mức tăng nhẹ trong tuần 26/09 -02/10. Cụ thể, giá WTI tăng 0.95% lên 79.49 USD/thùng trong khi giá Brent tăng 0.13% lên 85.14 USD/thùng.
  • Tuy vậy, thị trường dầu vẫn ghi nhận mức giảm trong quý đầu tiên kể từ năm 2020. Rủi ro lớn nhất bao trùm lên tâm lý thị trường là lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu, khi các ngân hàng trung ương như Fed hay Ngân hàng trung ương Anh BoE cam kết sẽ tiếp tục tăng lãi suất để khống chế lạm phát. Lãi suất cao làm gia tăng chi phí cho các nhà sản xuất và người tiêu dùng, trong khi vấn đề về nguồn cung chưa thực sự được giải quyết. Theo nghiên cứu của công ty Ned Davis ResearcH, có 98.1% khả năng suy thoái toàn cầu sẽ xảy ra. Dollar Index duy trì quanh vùng đỉnh 20 năm cũng khiến cho giá dầu liên tục gặp sức ép lớn, do đồng bạc xanh tăng mạnh khiến cho dầu trở nên kém hấp dẫn hơn đối với những người nắm giữ tiền tệ khác.
  • Hỗ trợ cho giá dầu tăng trở lại trong tuần vừa rồi là thông tin cho biết Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh OPEC+ đang có kế hoạch cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá dầu. Tính từ vùng đỉnh tháng 6, giá dầu đã giảm hơn 30%, trong khi ngân sách của các thành viên phụ thuộc lớn vào nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ. Theo các nhà phân tích của công ty PVM nhận định, OPEC+ có động lực để duy trì giá dầu ở mức 90 USD/thùng. Theo thông tin mới nhất, OPEC+ có thể cắt giảm sản lượng trên mức 1 triệu thùng/ngày, đặc biệt Saudi Arabia có thể cân nhắc tự nguyện cắt giảm sản lượng dầu. Nếu được thông qua, đây sẽ là mức cắt giảm sản lượng lớn nhất kể từ tháng 5/2020, khi OPEC+ quyết định hành động để hỗ trợ giá dầu trong giai đoạn Covid-19. Trong khi đó, sẽ khó để các quốc gia khác tăng sản lượng bù vào. Ví dụ như Mỹ trong tuần vừa rồi số giàn khoan dầu chỉ tăng 2 chiếc lên 604, theo dữ liệu của công ty dịch vụ Baker Hughes.
  • Đây sẽ là thông tin quan trọng nhất quyết định hướng đi của giá dầu trong tuần này, đặc biệt khi cuộc họp sẽ được tổ chức với sự tham gia trực tiếp của các thành viên lần đầu tiên kể từ tháng 03/2020, thay vì các cuộc họp trực tuyến. Điều này thể hiện tầm quan trọng của cuộc họp lần này. Các yếu tố căn bản đang quay lại trọng tâm của thị trường, đặc biệt khi thị trườn thiếu vắng các thông tin từ Trung Quốc, khi nước này tiến vào kỳ nghỉ lễ Tuần lễ Vàng.
Nhóm Kim Loại

  • Đà phục hồi vào các phiên cuối tuần đã giúp giá bạc kết tuần với mức tăng 0.68% lên mức 19.03 USD/ounce.
  • Trong tuần qua, dữ liệu lạm phát tại khu vực Châu Âu (EU) cho thấy bức tranh tiêu cực hơn khi chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 9 tục tăng vọt từ 9.1% lên mức 10% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất trong lịch sử của khu vực này. Tại Đức, con số này cũng đã lần đầu tiên cán mốc 2 chữ số khi tăng 10.9%. Mức lạm phát cao kỷ lục trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng đã gây ra lo ngại rằng Ngân hàng Trung ương (ECB) sẽ mạnh tay thắt chặt tiền tệ hơn nữa trong cuộc họp vào tháng 10. Điều đó đã giúp đồng Euro dần phục hồi và khiến chỉ số Dollar Index suy yếu, hỗ trợ cho bạc và bạch kim được định giá bởi đồng USD do áp lực về chi phí nắm giữ giảm bớt.
  • Đối với nhóm kim loại cơ bản, diễn biến giá đồng COMEX trong tuần qua theo rất sát diễn biến của đồng Dollar Mỹ. Mặc dù kết thúc tuần trong sắc xanh sau khi tăng 2.08% lên mức 3.41 USD/pound nhưng đồng COMEX đã ghi nhận tháng giảm thứ 6 liên tiếp, chuỗi giảm theo tháng mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Điều này cho thấy áp lực vĩ mô vẫn đang là yếu tố đè nặng lên triển vọng tiêu thụ đồng trên thế giới trong thời gian này. Tuy vậy, đà phục hồi của giá đồng COMEX trong tuần qua được hỗ trợ bởi nhu cầu tích trữ cao hơn tại Trung Quốc trước kỳ nghỉ lễ Quốc khánh dài 5 ngày bắt đầu từ 03/10. Ngoài ra, dữ liệu từ công ty tư vẫn CRU Group cho biết nhu cầu đồng tinh chế của nước này đã tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý III, và sẽ đạt mức tăng 9% vào quý IV. Trong khi đó, nguồn cung tiếp tục có xu hướng thu hẹp khi sản lượng đồng của Chile giảm 9.4% trong tháng 8 so với cùng kỳ năm trước cũng là yếu tố hỗ trợ cho giá.
  • Trái lại, quặng sắt suy yếu sau dữ liệu chỉ số quản trị mua hàng PMI phi sản xuất của Trung Quốc, đo lường lĩnh vực dịch vụ và xây dựng giảm mạnh từ 52.6 xuống 50.6 trong tháng 9, cho thấy bất động sản vẫn đang là trở ngại lớn đối với triển vọng tiêu thụ sắt thép tại quốc gia này.
  • Nicken LME giảm gần 10% trong bối cảnh sản lượng tại Indonesia tăng mạnh 41% vào 7 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái, góp phần thúc đẩy sản lượng toàn cầu tăng 14%. Nguồn cung dồi dào trong bối cảnh nhu cầu đầu tư và tiêu thụ còn yếu đã kéo giá lao dốc trong tuần.
Lưu ý:
– Mọi thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, Quý Nhà Đầu tư nên xem xét kỹ lưỡng để đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình.
– Luôn ưu tiên quản trị vốn để tối thiểu hóa rủi ro và từ đó có thể kiếm lợi nhuận một cách bền vững từ thị trường.
– Quý Nhà Đầu tư nên tìm kiếm một đội tư vấn, phân tích, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp để từ đó có thể kiếm được lợi nhuận từ thị trường. Đừng ngừng ngại liên hệ cho chúng tôi – Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa Gia Cát Lợi qua thông tin bên dưới.
CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO DỊCH HÀNG HÓA GIA CÁT LỢI – Thành viên TOP đầu thuộc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
Facebook: https://www.facebook.com//giaodichhanghoa24
Website: https://dautuhanghoa24.com/
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 857 Xem / 22 Trả lời
  • captainfx trong Chuyện bên lề 6,552 Xem / 3 Trả lời
  • 85quanghoa trong Sách Trading - Tài liệu Trading 31,715 Xem / 46 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 612 Xem / 21 Trả lời
  • Andre trong Hệ thống giao dịch - Trading system 1,077 Xem / 2 Trả lời
  • Nhật Hoài trong Hệ thống giao dịch - Trading system 13,513 Xem / 17 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 525 Xem / 1 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên