Báo cáo vị thế đầu cơ CFTC: Mức độ bán khống USD đã đạt đỉnh?

Báo cáo vị thế đầu cơ CFTC: Mức độ bán khống USD đã đạt đỉnh?

Báo cáo vị thế đầu cơ CFTC: Mức độ bán khống USD đã đạt đỉnh?

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,131
29,795
Trên thị trường tiền tệ đang có một sự “lệch lạc” giữa các vị thế đầu cơ và các chuyển động giá giao ngay, vậy đâu là nguyên do và báo cáo vị thế đầu cơ mới nhất của CFTC đang cho thấy điều gì? Mời anh em cùng xem bài viết.

Các vị thế bán khống USD lập mức cao mới bất chấp việc giá giao ngày đang có đà hồi phục tốt


Theo dữ liệu từ Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) cho tuần kết thúc vào 12 tháng 1, các vị thế bán ròng USD đã tăng mạnh so với báo cáo ở tuần trước đó.

Các vị thế ròng tổng hợp của USD so với các đồng tiền thuộc nhóm G10 đã giảm từ -16% xuống -19% số hợp đồng mở, xuống thấp hơn mức thấp trong nhiều năm được thiết lập vào tháng 9 năm ngoái (ở mức -18%). Có một chút bất ngờ ở đây bởi các vị thế đầu cơ lao vào vùng quá bán ở mức kỷ lục trùng với thời điểm mà đà giảm trên đồng USD đã chững lại, tính trong tuần từ 7-12 tháng 1, chỉ số đồng USD đã tăng 0.5%.

Hình dưới đây tóm tắt các động thái thay đổi vị thế mới nhất trong nhóm G10: Mức tăng lớn nhất được nhìn thấy ở đồng NZD và AUD, tiếp theo là GBP và sau đó là nhóm các đồng tiền có mức lợi suất thấp. Cá biệt, CAD đã chứng kiến mức tăng duy nhất của các vị thế bán khống trong G10 và là đồng tiền duy nhất có vị thế bán ròng so với đồng USD.

1-traderviet.png

Báo cáo vị thế đầu cơ các đồng tiền chính theo CFTC, Macrobond, ING​

Sự sai biệt ngày càng trở nên phổ biến


Sự sai biệt giữa báo cáo vị thế đầu cơ CFTC và các động thái di chuyển của thị trường là khá phổ biến kể từ khi đại dịch bắt đầu và có vẻ đây lại là một ví dụ khác.

Đồng thời, dữ liệu vị thế đầu cơ này dường như đơn giản là có độ trễ so với giá giao ngay trong nhiều trường hợp. Đặc biệt, đây có thể là trường hợp của các vị thế trên EUR, GBP và AUD, chúng không thay đổi nhiều kể từ giữa tháng 12, mặc dù cả ba đồng tiền này đều tăng giá mạnh so với đồng USD.

Thực tế là ba đợt phát hành dữ liệu gần đây nhất của CFTC đều kết thúc trong các ngày nghỉ lễ, và điều này cũng có thể tác động đến tính hiệu quả của báo cáo. Theo đó, sự gia tăng mạnh mẽ của các vị thế bán USD trong giai đoạn từ 7-12 tháng 1 có thể chỉ đơn giản là phản ánh tâm lý giảm giá của USD đang gia tăng trong tháng 12.

Nếu đúng như vậy, đà tăng của đồng đô la trong vài ngày qua có thể đã được hưởng lợi từ một số động thái bán non (short-squeeze*) vì tâm lý giảm giá của đồng đô la có thể đạt đến đỉnh cao mới vào đầu năm 2021. Hãy cùng chờ xem điều gì sẽ xảy ra trong báo cáo tiếp theo, chúng tôi (ING) sẽ không ngạc nhiên nếu xuất hiện những bằng chứng về việc các vị thế bán khống đồng USD bị tháo gỡ (tức có độ trễ so với các chuyển động của giá giao ngay).

GBP và AUD cuối cùng cũng tăng trở lại, NZD và CAD đang có hiện tượng phân kỳ


Nhìn vào các động thái di chuyển của các đồng tiền đơn lẻ, chúng tôi không ngạc nhiên khi thấy GBP và AUD có những cải thiện đáng kể trong vị thế của chúng.

Cả hai đồng tiền đều tăng giá mạnh vào cuối năm 2020, do các yếu tố đặc trưng (thỏa thuận Brexit đối với GBP và giá quặng sắt tăng mạnh đối với AUD) đã hỗ trợ cho hai đồng tiền này trong bối cảnh USD suy yếu. Tuy nhiên các vị thế mua ròng của GBP ở mức 8% hợp đồng mở và AUD ở mức 4% hợp đồng mở là những mức khá nhỏ so với phần còn lại trong nhóm G10. Chúng tôi kỳ vọng sẽ có sự tích luỹ thêm các vị thế mua đối với hai đồng tiền này.

2-traderviet.jpg

Đồng NZD đã chứng kiến một sự tăng vọt khác trong vị thế mua ròng, hiện đang ở mức +33% số hợp đồng mở, khiến nó trở thành đồng tiền được mua nhiều nhất trong nhóm G10 và trái ngược hẳn so với các đồng tiền còn lại trong nhóm hàng hoá. Nhưng vị thế của đồng NZD có xu hướng di chuyển trong phạm vi rộng hơn so với các đồng tiền G10 khác.

Đồng CAD tiếp tục nằm trong vùng bán ròng một cách ngạc nhiên. Chúng tôi tiếp tục nghi ngờ rằng dữ liệu của CFTC không phản ánh chính xác các động thái của thị trường - vốn đã thật sự đi sau so với NZD và AUD trong đợt tăng nhu cầu rủi ro trong suốt vài tháng qua, nhưng nó cũng vượt trội so với nhóm các đồng tiền lợi suất thấp vốn đã nằm sâu trong vùng quá mua.

(*) Bán non (Short Squeeze) là một tình huống trong đó giá cổ phiếu/ hàng hoá tăng lên rất mạnh, buộc nhiều người bán khống phải kết thúc vị thế bán của mình để cắt lỗ, và càng tạo thêm sức ép tăng giá cho cổ phiếu hay hàng hoá đó.

Tham khảo: ING
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 731 Xem / 36 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 275 Xem / 17 Trả lời
  • TraderViet Crypto trong Chuyện bên lề 190 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 370 Xem / 31 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 113 Xem / 3 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294,740 Xem / 1,397 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,336 Xem / 58 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên