Bill Williams - Tổng hợp các Indicator mà Trader cần biết

Bill Williams - Tổng hợp các Indicator mà Trader cần biết

Bill Williams - Tổng hợp các Indicator mà Trader cần biết

Nhật Hoài

Active Member
9,520
59,508
Chắc các anh em Trader đều biết huyền thoại Bill Williams với di sản là các phương pháp phân tích kỹ thuật phổ biến và dễ áp dụng. Bill Williams phát triển các phương pháp đó bằng cách kết hợp tâm lý trading và Thuyết Hỗn loạn và tác động của chúng lên thị trường. Theo ông, lợi nhuận có được từ trading và đầu tư bị ảnh hưởng bởi tâm lý của con người, và bất cứ ai cũng có thể trở thành một Trader/Investor chuyên nghiệp nếu họ khám phá ra những cơ chế ẩn giấu dưới sự ngẫu nhiên của thị trường.

Theo Bill, những phương pháp phân tích kỹ thuật không hề đảm bảo một mức lợi nhuận ổn định bởi vì đối tượng mà chúng hướng đến không phải là thị trường thực sự. Hơn nữa, ông nói rằng nhiều Trader thua lỗ là vì họ dựa vào các phương pháp phân tích không có tác dụng trong các mô hình phi tuyến tính, đương cử là thị trường thực.

bill-williams-tong-hop-cac-indicator-ma-trader-can-biet-traderviet-6.jpg

Nguồn: worcester.ac.uk

Trading là một trò chơi tâm lý, là quá trình tự khám phá bản thân và tự học hỏi; do đó con đường khả thi nhất để thành công là tự tìm ra một cách trade phù hợp với tính cách của mình, thấu hiểu và theo đuổi nó trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Vậy có hai nhân tố quan trọng nhất: thấu hiểu bản thân và thấu hiểu cấu trúc của thị trường. Không ai hiểu bản thân hơn chính mình, nên việc thấu hiểu bản thân thì anh em Trader phải tự làm lấy rồi nhé :D Còn để nắm được cấu trúc thị trường, anh em phải nghiên cứu các chiều của nó, tương tự chiều ngang – rộng – cao trong không gian, mỗi chiều góp một mảnh vào bức tranh toàn thể.

Các chiều của thị trường gồm:
  • Fractals (giai đoạn không gian);
  • Động lực (giai đoạn năng lượng);
  • Tăng tốc/giảm tốc (giai đoạn sức mạnh);
  • Vùng (phối hợp giai đoạn sức mạnh/năng lượng)
  • Đường cân bằng.
Để hiểu và phân tích các chiều trên cần phải tạo một loạt các chỉ báo dưới đây:

Chỉ báo Alligator (Cá Sấu)

Alligator được dùng để định hướng thị trường (Market Direction) cũng như thời điểm bắt đầu và kết thúc của nó. Mục đích chính của chỉ báo này là xác định sự thuận trend (Trend Direction) và độ mạnh của xu hướng.

Về căn bản, chỉ báo kỹ thuật Alligator là sự kết hợp giữa các Đường Cân bằng (Trung bình động – Moving Averages):
  • Đường màu xanh (Alligator’s Jaw – Hàm Cá sấu): là đường cân bằng cho khung thời gian được dùng để dựng chart (đường Smoothed Moving Average 13 giai đoạn, hướng về tương lai 8 bars);
  • Đường màu đỏ (Alligator’s Teeth – Răng Cá sấu): là đường cân bằng cho khung thời gian thấp hơn một bậc (đường Smoothed Moving Average 8 giai đoạn, hướng về tương lai 5 bars);
  • Đường màu xanh lá (Alligator’s Lips – Môi Cá sấu): là đường cân bằng cho khung thời gian thấp hơn một bậc nữa (đường Smoothed Moving Average 5 giai đoạn, hướng về tương lai 3 bars).
bill-williams-tong-hop-cac-indicator-ma-trader-can-biet-traderviet-1.png
  • Nếu hàm cá sấu mở lên trên thì đây là xu hướng đi lên và là tín hiệu mạnh để chọn mua (Call Option);
  • Nếu hàm cá sấu mở từ trên xuống dưới thì đâu là xu hướng đi xuống và là tín hiệu để bạn bán (Put Option).
Anh em có thể xem chi tiết ở bài viết này nhé: Chỉ báo Alligator – Chỉ báo mô phỏng hành vi cá sấu. Có anh em nào dùng chưa?

Chỉ báo Fractals

Fractals là chỉ báo cho thấy các đỉnh và đáy cục bộ ở những nơi mà sự di chuyển giá cả dừng và quay lại. Những điểm này khúc quanh tương ứng với việc gọi là Đỉnh và Đáy.
Fractals được hình thành xung quanh các nhóm 5 vạch liên tiếp của các thanh biểu đồ, đầu tiên hai trong số đó sẽ có 1 vạch đạt giá trị cao hơn (hoặc thấp hơn), và hai vạch cuối rơi xuống thấp hơn 1 vạch khác (hoặc tăng cao hơn). Khi vạch trung bình này đạt mức cao nhất (hoặc thấp nhất) của nhóm này.
  • Fractal có dấu hiệu mua khi mũi tên hướng lên
  • Fractal có dấu hiệu bán khi mũi tên hướng xuống
bill-williams-tong-hop-cac-indicator-ma-trader-can-biet-traderviet-2.png
Bài viết chi tiết: Phương pháp giao dịch với Indicator Fractals

Chỉ báo Awesome Oscilliator

Chỉ báo này cho anh em thấy một cách rõ ràng điều đang xảy ra với lực biến động thị trường tại thời điểm hiện tại. Các dấu hiệu cơ bản được phân loại như sau:

1. Saucer (dấu hiệu hình dĩa)
Đây là tín hiệu mua khi các cột nằm trên đường không (0). Anh em cần nhớ:
  • Dấu hiệu hình dĩa xuất hiện khi các thanh đảo chiều (từ úp thành ngửa); thanh thứ hai thấp hơn thanh đầu tiên và có màu đỏ; thanh thứ ba cao hơn thanh thứ hai và có màu xanh.
  • Cần có ít nhất 3 cột thì dấu hiệu saucer mới xuất hiện được.
  • Còn thêm điều này nữa, anh em muốn dùng saucer thì phải đảm bảo tất cả các cột Awesome phải nằm trên mức 0 nhé.
2. Đường cắt điểm 0
Khi đồ thị đi từ vùng giá trị âm sang vùng giá trị dương, ta có tín hiệu mua.
Điều kiện:
  • Chỉ cần hai thanh để xác nhận tín hiệu.
  • một trong hai thanh có giá trị âm và thanh còn lại mang giá trị dương (đi từ vùng giá trị âm lên vùng giá trị dương).
  • Tín hiệu mua và tín hiệu bán không thể xuất hiện cùng một lúc.
bill-williams-tong-hop-cac-indicator-ma-trader-can-biet-traderviet-3.jpg
3. Hai đỉnh
Đây là dấu hiệu mua duy nhất anh em có thể nghĩ đến khi các cột nằm dưới mức 0. Khi thấy dấu hiệu này, anh em cần nhớ:
  • Nó xuất hiện khi một đỉnh hướng xuống (điểm thấp nhất) nằm dưới mức 0 và tiếp theo đó là một đỉnh cao hơn (nhưng vẫn nằm dưới mức 0, hay nói cách khác đỉnh này gần mức 0 hơn).
  • Các cột nằm giữa 2 đỉnh cũng phải nằm dưới đường 0. Tín hiệu không có tác dụng trong trường hợp đồ thị cắt đường 0 giữa hai đỉnh. Tín hiệu mua sẽ xuất hiện ngay sau khi đồ thị cắt đường 0.
  • Mỗi đỉnh mới của đồ thị phải cao hơn đỉnh trước nó (hay gần với mức 0 hơn).
  • Một tín hiệu mua nữa sẽ xuất hiện khi một đỉnh mới cao hơn hình thành nhưng đồ thị vẫn chưa vượt mức 0.
Với chỉ báo Awesome Oscilliator, dấu hiệu bán và dấu hiệu mua hoàn toàn giống nhau. Có điều anh em nhớ đảo ngược lại nhé :D

Bài viết chi tiết: Chỉ báo Awesome Oscilliator – Trên cả tuyệt vời

Chỉ báo Acceleration/Deceleration (Tăng tốc/Giảm tốc)

Chỉ báo kỹ thuật Tăng tốc/Giảm tốc (Acceleration/Deceleration – AC) tính toán khả năng tăng hoặc giảm động lực hiện tại của thị trường. Chỉ báo này sẽ đổi hướng trước bất kỳ sự biến động nào của thị trường cũng như biến động giá. Để sử dụng chỉ báo này anh em chỉ cần quan sát màu sắc và nhớ quy luật sau: bán nếu cột hiện tại là màu đỏ, và mua nếu cột hiện tại màu xanh lá.

bill-williams-tong-hop-cac-indicator-ma-trader-can-biet-traderviet-4.png
Nếu anh em vào lệnh trùng hướng với lực biến động (mua khi chỉ báo cao hơn mức 0, bán khi thấp hơn mức 0), thì anh em chỉ cần hai cột xanh để mua (hoặc hai cột đỏ để bán). Còn nếu vào lệnh ngược với hướng của lực biến động thì cần có thêm một cột nữa để confirm. Điều này có nghĩa là chỉ số phải thể hiện bằng ba cột màu đỏ ở trên mức 0 để vào lệnh bán, và ba cột xanh lá dưới mức 0 để vào lệnh mua.

Bài viết chi tiết: Chỉ báo Acceleration/Deceleration – Quá nhanh quá nguy hiểm

Chỉ báo MFI (Market Facilitation Index)

Chỉ báo này sẽ cho anh em thấy sự thay đổi giá trong một khoảnh khắc. Bill Williams nhấn mạnh mối tương quan giữa MFI và khối lượng giao dịch (volume):
  • Khi cả MFI và khối lượng đều tăng, có hai trường hợp xảy ra:
1) có nhiều nhà đầu tư gia nhập vào thị trường (khối lượng tăng);
2) các tay chơi mới chỉ thực hiện các giao dịch theo hướng phát triển nhanh, tức là biến động đã bắt đầu và đang tăng tốc;
  • Khi MFI và khối lượng đều giảm, nghĩa là các nhà đầu tư đã không còn hứng thú nữa;
  • Khi MFI tăng nhưng khối lượng giảm, rất có thể thị trường không được hỗ trợ bởi khối lượng giao dịch từ các nhà đầu tư, và giá đang thay đổi là do sự đầu cơ của các nhà giao dịch “trên sàn” (các trung gian – broker và dealer);
bill-williams-tong-hop-cac-indicator-ma-trader-can-biet-traderviet-5.png
  • Khi MFI giảm nhưng khối lượng tăng. Lúc này sẽ có một cuộc chiến giữa thị trường giá lên và thị trường giá xuống, hay bò (bulls) và gấu (bears) giao đấu với nhau. Khối lượng giao dịch bán và mua lúc này là rất lớn nhưng giá vẫn không thay đổi nhiều do các lực thị trường triệt tiêu lẫn nhau.
Bài viết chi tiết: Chỉ báo MFI (Market Facilitation Index) – Động lực quá anh em ơi
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Thực Chiến Hiệu Suất Cao Của Nhà Quán Quân Giao Dịch Tài Chính

Sách hướng dẫn phương pháp giao dịch hiệu suất cao của tác giả Robert Miner, người đã từng nhiều lần vô địch và đạt thứ hạng cao tại các cuộc thi trading toàn thế giới
@Nhật Hoài thấy bạn này nghiên cứu về các chỉ báo rất công phu và chit tiết.
Chỉ báo theo mình nếu ai dùng nên lấy nó làm công cụ cuối cùng để đo, thay vì nhìn vào nó để tìm điểm xác nhận vào lệnh.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 200 Xem / 12 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 83 Xem / 5 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 475 Xem / 38 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,560 Xem / 19 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 449 Xem / 19 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên