Các pha tích lũy trước khi chạy giá

Các pha tích lũy trước khi chạy giá

Các pha tích lũy trước khi chạy giá

autozero

Member
5
3
1 Tích lũy:
- Tích lũy: Là giai đoạn mua gom cp đến một lúc nào đó làm cp khan hiếm. Nên chỉ cần một lượng tiền nhỏ cũng có thể cp chạy giá.
- Nền giá tích luỹ được xác đỉnh bởi (đáy + đỉnh) trong mô hình VSA tích luỹ đáy hoạc (Đỉnh + đáy) trong mô hình VSA tái tích luỹ.
- Vol lớn ban đầu - Cạn kiệt về sau. Cuối giai đoạn tich lũy Vol phải bé nhất trong toàn bộ nền giá. Cảm tưởng như ko ai giao dịch nữa, vẫn có người chơi thì chưa ổn. Tổ chức phải ép ra bằng hết mới đánh lên. Bản chất của BBs là mua hết CP của nhỏ lẻ mới kéo lên. Còn nhỏ lẻ thì cho rằng nhiều người mua thì nó mới lên. -> hoàn toàn sai
- BBs ko để giá thủng nền vì thủng nền dễ bị mất hàng vào tay đội khác, sẽ khó thu gom lại dc.
- CP phải tích lũy đủ lâu, ít nhất > 3 tháng = 12 tuần ( Xem chart tuần cho rõ). 3 tháng mới đảm bảo target > 15-25%
- CP phải tích lũy chuẩn mô hình chuẩn, tích lũy ở kênh trên xu hướng lên.
- CP phải tích lũy đủ chặt: biến động trong biên độ hẹp, không quá lỏng. Càng ít biến động càng tốt .
2 Rũ bỏ
- Đã rũ là phải ép nhỏ lẻ bán bằng hết. Nếu chưa ép bán hết dc thì còn rũ nữa.
- Điểm cân bằng của CP: Là điểm tại đó cung cầu cân bằng, tại đây giá ko thể hiện CP có xu hướng tăng hay giảm trong ngắn hạn. Nếu điểm cân bằng có vol cạn kiệt thì chỉ cần một lượng nhỏ cung cầu cũng sẽ làm thay đổi xu hướng hiện tại của CP.
- Cp rũ bỏ thường bắt đầu cùng nhịp điều chỉnh của TT chung:
- Nhịp rũ bỏ thường kết thúc bằng một phiên phiên Spring: Trong phiên giá giảm sâu làm nhỏ lẻ hoảng loạn bán tháo, cuối phiên kéo giá về nền tạo nến rút chân có giá đóng cửa nằm nửa trên thanh bar. Do đó phiên Spring thường có vol trung bình hoạc lớn.
- Sau Spring là vùng giá tắc nghẽn với vol rất cạn. (Vùng giá tắc nghẽn là vùng kéo dài 2-4 phiên, 2 phiên sau có giá đóng của cao hơn 2 phiên trước. ( Vùng tắc nghẽn vol nhỏ vì BBs tạm dừng kéo, Nhỏ lẻ vừa bán hết, đang nghi ngờ ko dám vào lại hàng)
- Tại điểm Spring: Nếu thủng nền + vol lớn nhưng ko có lực kéo lên tạo nến rút chân dài thì tổ chức ko đỡ giá nữa mà là đang thoát hàng.
- CP rơi ko mà ko hồi về điểm cân bằng được ( gẫy nền ) thì phải bán ra. Khi nào cp hồi lên nền sau đó tích lũy cạn cung thì tham gia lại
- Gẫy nền rũ ko được rơi quá sâu, ko dc làm gẫy nền: vì rơi sâu gẫy nền sẽ có nhiều BBs và nhỏ lẻ lỗ và kẹp hàng.
3 Cạn cung
- Sau điểm spring CP đi lên chân đỉnh cũ sẽ siết lại nền ( tạo Nền 2): khối lượng lúc này cạn kiệt đi một lần nữa trong một vài phiên: Đây là nơi Đội lái quyết tâm hấp thụ nốt một lần nữa CP của những nhỏ lẻ bắt đáy thành công và những người lỳ đòn đang giữ hoạc chưa bán kịp sẽ đem bán hòa vốn.
- Tại đây xuất phiên các phiên test cung ( no supply + test cung bar) với vol rất thấp theo quy tắc: Kéo - Rũ - Kéo - Rũ - Chạy
- Điểm cạn cung an toàn phải nằm ở nền giá 2 vùng đỉnh của mô hình ( mô hình thu hẹp VCP): Có giá thường phải dưới 3% và vol rất cạn: Tại vùng đỉnh mà vol rất cạn -> cung cầu đã cân bằng, nên chỉ cần một lượng cầu nhỏ cũng đủ làm CP breck chạy.
Nếu nền cạn cung nằm ở nền dưới ( mô hình gẫy nền rũ), thì lượng hàng kẹp còn khá nhiều, sau breck CP thường sau tích lũy để xây nền 2 gần đỉnh. Nền này nếu biên động giá nhỏ và vol cạn thì Khả năng CP breck chạy rất cao và an toàn.
4 Bùng nổ
- Điểm breck phải nằm ở nền 2, gần đỉnh mô hình. Điểm breck nằm sâu ở dưới dáy mô hình thì thường xịt vì có nhiều người kẹp hàng chưa thoát ra.
- Chỉ mua mã dẫn đầu của ngành dẫn đầu. Sau khi mã dẫn đầu chạy sẽ có nhiều mã chạy theo. Nhưng chỉ mua đến mã t3 trong ngành chạy sau mã dần đầu, mã chạy t4 sau mã đẫn đầu là mã yếu. Các mã chạy thứ 4 này thường chạy sau khi mã dẫn đầu chạy dc 1 nhịp và đang tích lũy lại chuẩn bị chạy nhịp 2.
- Phiên bùng nổ để xác nhận dòng tiền lớn vào hàng. CP muốn lên phải có dòng tiền vào. Tích lũy có đẹp mấy mà ko có dòng tiền thì cùng vất đi hết.
- Điểm nổ an toàn phải là phiên có cột volum cao nhất trong toàn bộ nền giá tich lũy. Nếu vol ko đủ lớn thì khả năng xịt rất cao.
- Phiên bùng nổ vol phải lớn hoạc bằng vs phiên bùng nổ gần nhất trước đó.
- Phiên bùng nổ vol phải thật lớn, gần như lớn nhất trong toàn bộ nền giá. -> Một cây nến volum xanh cao to rõ ràng.
- Giá phiên bùng nổ phải cao vượt hẳn nền giá, giá cao gần nhất phiên: -> Một Cây nến giá xanh cao to rõ ràng


Note: Mình ko phải là broker, nhưng thấy nhiều người mới tham gia TTCK giao dịch theo cảm xúc, ko có pp nào, thường mất nhiều hơn được... Do vậy mình có mở zoom hoàn toàn free, hi vọng có thể giúp đc phần nào cho người mới tham gia. Mõi người quan tâm thì vào zoom theo link: https://za***lo.me/g/wjpauq329
Có thể diễn đàn chặn mở zoom nên mõi người bỏ dấu *** thì vào dc zoom nhé. Chúc mõi người thật nhiều may mắn và thành công !
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường

Quyển sách cung cấp cách thức giao dịch như các tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thông qua việc khám phá bức tranh chung, những tác động trong sự kết nối tổng thể thị trường

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 16,977 Xem / 17 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 510 Xem / 2 Trả lời
  • ono trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 17,803 Xem / 5 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,220 Xem / 41 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên