Chỉ báo Stochastic Oscillator – Khi sự ngẫu nhiên lên ngôi

Chỉ báo Stochastic Oscillator – Khi sự ngẫu nhiên lên ngôi

Chỉ báo Stochastic Oscillator – Khi sự ngẫu nhiên lên ngôi

Nhật Hoài

Active Member
9,576
59,533

Chỉ báo Stochastic Oscillator là gì?


Chỉ báo dao động Stochastic Oscillator so sánh giá đóng cửa với range giá của một chứng khoán trong một giai đoạn nhất định. Chỉ báo Stochastic Oscillator gồm 2 đường: đường chính được gọi là %K; đường còn lại %D là đường trung bình động của %K. Thông thường đường %K trên chart được vẽ liền còn đường %D được vẽ đứt nét.

chi-bao-stochastic-oscillator-khi-su-ngau-nhien-len-ngoi-traderviet-1.png

Chỉ báo Stochastic Oscillator – Thêm ở đâu trên Meta Trader 4?


Để thêm Chỉ báo Stochastic Oscillator trên phần mềm Meta Trader 4, anh em vào Insert -> Indicators -> Oscillators -> Stochastic Oscillator:

chi-bao-stochastic-oscillator-khi-su-ngau-nhien-len-ngoi-traderviet-2.png

Chỉ báo Stochastic Oscillator – Áp dụng vào trading


Các cách phổ biến nhất để phân tích chỉ báo dao động Stochastic Oscillator như sau:
  • Đặt lệnh mua khi chỉ báo (cả %K hoặc %D) giảm xuống dưới một mức nhất định (ví dụ, 20) và đổi chiều ngay sau đó, vượt trên mức cũ. Đặt lệnh bán khi chỉ báo vượt qua một mức nhất định (ví dụ, 80) và sau đó lại tụt xuống dưới mức cũ;
  • Đặt lệnh mua khi đường %K vượt trên đường %D và bán khi đường %K nằm dưới đường %D;
  • Tìm tín hiệu phân kỳ. Ví dụ: khi giá đang hình thành hàng loạt các mức cao và Stochastic Oscillator không thể vượt qua mức cao trước đó của nó.
chi-bao-stochastic-oscillator-khi-su-ngau-nhien-len-ngoi-traderviet-3.gif

Chỉ báo Stochastic Oscillator – Tính toán như thế nào?


Chỉ báo Stochastic Oscillator gồm 4 biến:
  • %K giai đoạn: Số giai đoạn dùng để tính toán chỉ báo Stochastic;
  • %K giai đoạn chậm: Trị số này đo lường độ mượt của đường %K. Giá trị 1 là đường Fast Stochastic; giá trị 3 là đường Slow Stochastic;
  • %D giai đoạn: Số giai đoạn dùng để tính toán đường trung bình động của %K;
  • Dạng của %D: Exponential, Simple, Smoothed, hoặc Weighted.
%K = (CLOSE-LOW(%K))/(HIGH(%K)-LOW(%K))*100

Trong đó:
  • CLOSE – giá đóng cửa ngày hôm nay;
  • LOW(%K) – đáy thấp nhất trong %K giai đoạn;
  • HIGH(%K) – đỉnh cao nhất trong %K giai đoạn.
Đường trung bình động %D được tính theo công thức sau:

%D = SMA(%K, N)

Trong đó:
  • N – giai đoạn smoothing;
  • SMA – Simple Moving Average.
Xem thêm:

>> Chỉ báo Trung bình động Oscillator – Hữu ích cho anh em khoái dùng chỉ báo MACD
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Theo Xu Hướng Để Kiếm Sống

Sách chia sẻ chiến lược giao dịch, tâm lý, phương pháp quản lý vốn thực chiến của Trader 18 năm kinh nghiệm giao dịch theo xu hướng

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,039 Xem / 83 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 331 Xem / 21 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,356 Xem / 77 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 237 Xem / 3 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 110 Xem / 2 Trả lời
  • LuTienSinh trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 141 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 235 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên