Chiến lược giao dịch XÁC SUẤT CAO giúp trader kiếm về TRĂM PIP lợi nhuận - Hướng dẫn toàn tập

Chiến lược giao dịch XÁC SUẤT CAO giúp trader kiếm về TRĂM PIP lợi nhuận - Hướng dẫn toàn tập

Chiến lược giao dịch XÁC SUẤT CAO giúp trader kiếm về TRĂM PIP lợi nhuận - Hướng dẫn toàn tập

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,293
32,443
Xin chào cả nhà!

Sau đây là chia sẻ của một trader Singapore đã quá quen mặt - Rayner Teo nhé anh em...


-------------------------------------​

Bạn có muốn tìm các setup giao dịch xác suất cao không?

Tôi chắc chắn là bạn muốn, đúng không? (Nếu không bạn đã không vào đọc bài viết này rồi).

Nhưng vấn đề là... bạn không biết phải làm thế nào để tìm ra chúng cả.
  • Thay vì nhìn vào giá, bạn chỉ cặm cụi xem xét các chỉ báo (mà không hiểu mục đích của nó).
  • Thay vì đi theo xu hướng, bạn chỉ cố gắng dự đoán sự đảo chiều của thị trường.
  • Thay vì quản lý rủi ro thích hợp, bạn đặt cược cực lớn vì cảm thấy kèo này "ngon".
Nếu bạn thực hiện bất kỳ điều nào ở trên, thì việc xác định các setup giao dịch có xác suất cao là rất khó! Nhưng đừng lo, tôi có tin tốt cho bạn.

Bởi vì trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn bạn từng bước về cách tìm các setup giao dịch xác suất cao.

Đây là những gì bạn sẽ học:
  • Tại sao giao dịch theo xu hướng lại gia tăng lợi nhuận và giảm rủi ro của bạn?
  • Cách xác định các khu vực tốt nhất để giao dịch trên biểu đồ của bạn.
  • Cách giao dịch pullback, breakout để giao dịch trên biểu đồ của bạn.
  • Cách đặt điểm dừng lỗ phù hợp để bạn không bị "stop out" quá sớm.
  • Một chiến lược giao dịch xác suất cao cho phép bạn thu lợi nhuận trong thị trường tăng và giảm.
Bạn đã sẵn sàng chưa?

Bắt đầu thôi!

Xu hướng mang lại cho bạn cơ hội hốt tiền lớn nhất


Định nghĩa của xu hướng là:
  • Xu hướng tăng - bao gồm các đỉnh và đáy cao hơn.
  • Xu hướng giảm - bao gồm các đỉnh và đáy thấp hơn.
Nếu bạn muốn đâu là con đường có ít kháng cự nhất, hãy nhìn từ bên trái (và theo dõi xu hướng).

Khi giá đang trong xu hướng tăng, bạn nên ở trong lệnh mua. Khi giá đang trong xu hướng giảm, bạn nên ở trong lệnh bán.

Bằng cách giao dịch theo xu hướng, bạn có thể thấy con sóng đẩy (màu xanh lá cây) đi mạnh hơn theo hướng có lợi cho bạn, so với con sóng hồi (màu đỏ).

Dưới đây là một vài ví dụ...

Chien-luoc-giao-dich-xac-suat-cao-Huong-dan-toan-tap-TraderViet1.png


Chien-luoc-giao-dich-xac-suat-cao-Huong-dan-toan-tap-TraderViet2.png


Bây giờ, có lẽ bạn sẽ tự hỏi: "Việc xác định một xu hướng có vẻ dễ dàng, nhưng làm cách nào để vào lệnh với xu hướng hiện có?"

Và đây là những gì chúng ta sẽ đề cập tiếp theo...

"Giao dịch theo hướng chung của thị trường. Nếu nó tăng, bạn nên mua, nếu nó giảm, bạn nên bán." - Jesse Livermore

Cách xác định các vùng giá trị trên biểu đồ của bạn


Có thể bạn đã từng nghe đến câu nói "mua tại đáy, bán tại đỉnh", nhưng câu hỏi không ai hỏi là: "đáy nào và đỉnh nào?" phải không?

Đây là nơi hỗ trợkháng cự xuất hiện trong bức tranh.

Hỗ trợ & kháng cự


Và đây là định nghĩa của nó:
  • Hỗ trợ - một khu vực có áp lựa mua tiềm ẩn để đẩy giá lên cao hơn (vùng giá trị trong xu hướng tăng).
  • Kháng cự - một khu vực có áp lực bán tiềm ẩn để giá xuống thấp hơn (vùng giá trị trong xu hướng giảm).
Đây là ý của tôi...

Chien-luoc-giao-dich-xac-suat-cao-Huong-dan-toan-tap-TraderViet3.png


Chien-luoc-giao-dich-xac-suat-cao-Huong-dan-toan-tap-TraderViet4.png


Hỗ trợ & kháng cự động


Những gì bạn vừa thấy là hỗ trợ & kháng cự cổ điển (đường nằm ngang).

Ngoài ra, nó còn có thể ở dạng đường trung bình động. Đây được gọi là hỗ trợ & kháng cự động (và tôi sử dụng EMA 20 & 50).

Đây là ý của tôi...

Chien-luoc-giao-dich-xac-suat-cao-Huong-dan-toan-tap-TraderViet5.png


Chien-luoc-giao-dich-xac-suat-cao-Huong-dan-toan-tap-TraderViet6.png


Hỗ trợ & kháng cự không chỉ cho phép bạn giao dịch từ một vùng có giá trị, mà còn cải thiện tỷ lệ R:R và winrate của bạn nữa.

Bây giờ, một "thủ thuật" khác mà bạn có thể sử dụng là áp dụng các chỉ báo quá mua/quá bán.

Giao dịch xác suất cao - sử dụng Stochastic để xác định các vùng giá trị


Một sai lầm lớn mà hầu hết các trader mắc phải là vào lệnh bán chỉ vì thị trường ở trong điều kiện quá mua hoặc quá bán.

Tại sao lại là sai lầm?

Bởi vì trong một thị trường có xu hướng mạnh, thị trường có thể quá mua/ quá bán trong một khoảng thời gian dài (và nếu bạn giao dịch mà không đặt stoploss, bạn có nguy cơ mất toàn bộ tài khoản của mình).

Đây là ý của tôi...

Chien-luoc-giao-dich-xac-suat-cao-Huong-dan-toan-tap-TraderViet7.png


Chien-luoc-giao-dich-xac-suat-cao-Huong-dan-toan-tap-TraderViet8.png


Bây giờ, có thể bạn sẽ tự hỏi: Làm cách nào để sử dụng Stochastic cho việc xác định các vùng giá trị?

Đây là bí mật... Và bạn sẵn sàng chưa?
  • Trong một xu hướng tăng, bạn chỉ tìm kiếm cơ hội mua, khi giá bị quá bán.
  • Trong một xu hướng giảm, bạn chỉ tìm kiếm cơ hội bán, khi giá bị quá mua.
Dưới đây là một số ví dụ:

Chien-luoc-giao-dich-xac-suat-cao-Huong-dan-toan-tap-TraderViet9.png


Chien-luoc-giao-dich-xac-suat-cao-Huong-dan-toan-tap-TraderViet10.png


Nếu bạn tuân theo quy tắc đơn giản này, bạn có thể "dự đoán" khi nào thì một cú pullback thường kết thúc.

Vậy, bạn đã học được cách xác định các vùng giá trị trên biểu đồ của mình. Bây giờ, bạn sẽ học cách định thời (timing) tốt hơn cho các điểm entry của mình.

Cách vào lệnh


Có 3 cách để bạn có thể tham gia vào giao dịch:
  • Pullback.
  • Breakout.
  • Kiểm tra thất bại.

Pullback


Pullback là khi giá tạm thời di chuyển ngược lại với xu hướng cơ bản.

Trong một xu hướng tăng, một cú pullback sẽ là một động thái dịch chuyển xuống thấp hơn.

Ví dụ:

Chien-luoc-giao-dich-xac-suat-cao-Huong-dan-toan-tap-TraderViet11.png


Và trong xu hướng giảm, một cú pullback sẽ di chuyển lên trên.

Ví dụ:

Chien-luoc-giao-dich-xac-suat-cao-Huong-dan-toan-tap-TraderViet12.png


Theo nghiên cứu của Adam Grimes, giao dịch pullback có lợi thế thống kê trên thị trường.

Bạn có thể tự hỏi: Ưu và nhược điểm của giao dịch pullback là gì?

Ưu điểm của giao dịch pullback:
  • Bạn có được một vị trí giao dịch tốt khi bạn mua tại một khu vực có giá trị. Điều này mang lại cho bạn một tỷ lệ R:R tốt hơn.
Nhược điểm của giao dịch pullback:
  • Bạn có thể bỏ lỡ một động thái nếu giá không vào khu vực bạn đã xác định.
  • Bạn sẽ giao dịch ngược động lượng cơ bản.

Breakout


Một cú phá vỡ ( breakout) là khi giá di chuyển ra ngoài một ranh giới xác định. Ranh giới đó có thể được xác định bằng cách sử dụng hỗ trợkháng cự cổ điển.

Breakout về phía tăng giá:

Chien-luoc-giao-dich-xac-suat-cao-Huong-dan-toan-tap-TraderViet13.png


Breakout về phía giảm giá:

Chien-luoc-giao-dich-xac-suat-cao-Huong-dan-toan-tap-TraderViet14.png


Ưu điểm của giao dịch breakout:
  • Bạn sẽ luôn nắm bắt được động thái.
  • Bạn đang giao dịch cùng động lượng cơ bản.
Nhược điểm của giao dịch breakout:
  • Bạn có một vị trí giao dịch không đẹp.
  • Bạn có thể gặp phải rất nhiều cú phá vỡ giả (false breakout).

Kiểm tra thất bại


Kỹ thuật này có thể bắt nguồn từ Victor Sperandeo, và công trình nghiên cứu của Adam Grimes cho thấy nó có lợi thế thống kê trên thị trường.

Nó hoạt động như thế này...

Bạn sẽ vào lệnh khi giá có một cú phá vỡ giả khỏi ngưỡng hỗ trợ/ kháng cự. Do đó, bạn sẽ tận dụng lợi thế của các trader bị bẫy bởi việc giao dịch breakout.

Điểm entry này có thể được áp dụng trong thị trường có xu hướng lẫn thị trường đi ngang.

Đây là một vài ví dụ...

Kiểm tra thất bại ở cặp BCO/USD:

Chien-luoc-giao-dich-xac-suat-cao-Huong-dan-toan-tap-TraderViet15.png


Kiểm tra thất bại ở cặp USD/SGD:

Chien-luoc-giao-dich-xac-suat-cao-Huong-dan-toan-tap-TraderViet16.png


Kiểm tra thất bại ở cặp EUR/USD:

Chien-luoc-giao-dich-xac-suat-cao-Huong-dan-toan-tap-TraderViet17.png


Bây giờ, điều tiếp theo bạn sẽ học là...

Cách đặt điểm dừng lỗ của bạn


"Hãy đặt dừng lỗ ở điểm mà nếu chạm đến, nó sẽ cho thấy một cách hợp lý rằng giao dịch là sai, chứ không phải tại điểm được xác định bằng số đô la tối đa mà bạn muốn mất." - Bruce Kovner.

Tôi sẽ chia sẻ với bạn 2 cách để làm điều đó:
  1. Dừng lỗ dựa trên volatility (sự biến động).
  2. Dừng lỗ theo cấu trúc.

Dừng lỗ dựa trên volatility


Một điểm dừng lỗ trên volatility sẽ tính đến sự biến động của thị trường.

Một chỉ báo đo lường độ biến động là chỉ báo ATR, có thể giúp bạn đặt dừng lỗ.

Bạn cần xác định giá trị ATR hiện tại và nhân nó với hệ số bạn chọn: 2ATR, 3ATR, 4ATR,...

Chien-luoc-giao-dich-xac-suat-cao-Huong-dan-toan-tap-TraderViet18.png


Trong ví dụ trên, ATR là 71 pips. Vậy nếu bạn đặt lệnh dừng lỗ là 2ATR, hãy lấy 2*71=142 pips. Điểm dừng lỗ của bạn là 142 pips kể từ điểm entry của bạn.

Ưu điểm:
  • Mức cắt lỗ của bạn sẽ dựa trên sự biến động của thị trường.
  • Một cách khách quan để xác định bạn cần bao nhiêu "tấm đệm" từ điểm entry của mình.
Nhược điểm:
  • Đó là một chỉ báo có độ trễ vì nó dựa trên giá trước đây.

Dừng lỗ theo cấu trúc


Một điểm dừng lỗ theo cấu trúc sẽ xét đến cấu trúc của thị trường và stoploss sẽ được đặt dựa trên đó.

Ví dụ: Hỗ trợ là khu vực nơi mà giá có tiềm năng đi lên cao hơn từ đây. Hay nói cách khác, nó là một "rào cản" ngăn giá đi xuống dưới. Do vậy, việc đặt dừng lỗ bên dưới hỗ trợ là hợp lý. Ngược lại với ngưỡng kháng cự.

Đây là ý của tôi:

Chien-luoc-giao-dich-xac-suat-cao-Huong-dan-toan-tap-TraderViet19.png


Chien-luoc-giao-dich-xac-suat-cao-Huong-dan-toan-tap-TraderViet20.png


Bạn sẽ đặt stoploss ở nơi mà cấu trúc trên thị trường đóng vai trò là một "rào cản" cho bạn.

Ưu điểm:
  • Bạn sẽ biết chính xác khi nào bạn sai bởi vì cấu trúc thị trường bị phá vỡ.
  • Bạn đang sử dụng "rào cản" trên thị trường để ngăn giá chạm đến stoploss của bạn.
Nhược điểm:
  • Bạn cần phải nới rộng stoploss nếu cấu trúc thị trường là lớn (điều này sẽ dẫn đến việc sử dụng kích thước vị thế nhỏ hơn để giữ rủi ro không đổi).
Bây giờ, tiếp tục nào...

Hợp lưu là gì và nó tác động như thế nào đến giao dịch của bạn?


Bạn sẽ không vào lệnh mua chỉ vì Stochastic cho thấy điều kiện quá bán, hoặc thị trường đang trong xu hướng tăng. Bạn cần thêm bằng chứng hỗ trợ để cung cấp cho bạn tín hiệu tham gia giao dịch. Và "bằng chứng hỗ trợ" này còn được gọi là "hợp lưu".

Hợp lưu là khi hai hoặc nhiều yếu tố đưa ra cùng một tín hiệu giao dịch. Ví dụ, thị trường đang trong xu hướng tăng và giá thoái lui về vùng hỗ trợ.

Đây là hai nguyên tắc dành cho bạn:

1. Không nên sử dụng quá 4 yếu tố hợp lưu


Bạn càng có nhiều yếu tố hợp lưu, xác suất giao dịch thành công của bạn càng cao. Nhưng...

Trong thực tế, chiến lược giao dịch của bạn chỉ nên có từ 2-4 yếu tố hợp lưu.

Hơn nữa, rất có thể bạn sẽ nhận được rất ít setup giao dịch. Và bạn sẽ không bao giờ thấy lợi thế của mình được triển khai.

Thay vì thế, bạn có thể thực hiện các setup giao dịch bình thường mà vẫn kiếm được tiền về lâu về dài.

2. Không có nhiều hơn 1 yếu tố hợp lưu trong cùng một danh mục


Nếu bạn định sử dụng các chỉ báo dao động (oscillator) để xác định các vùng quá mua/quá bán, thì chỉ sử dụng 1 chỉ báo mà thôi.

Đừng thêm Stochastic, RSI và CCI vào vì nó sẽ khiến bạn bị tê liệt trong phân tích.

Tương tự, đừng thêm đường EMA, SMA và WMA trên chart của mình, vì chúng chẳng để làm gì cả.

Nếu bạn đã đọc đến đây thì xin mời đọc tiếp phần thú vị sau...

Một chiến lược giao dịch xác suất cao cho phép bạn kiếm lợi nhuận trong thị trường tăng và giảm


Và đây là bí mật của tôi (trong số những gì bạn vừa học được)...
  • Giao dịch theo xu hướng
  • Giao dịch ở các vùng giá trị
  • Tìm một điểm entry
  • Đặt điểm dừng lỗ
  • Lập kế hoạch thoát lệnh
Nếu một giao dịch đáp ứng 5 tiêu chí này thì đó là một giao dịch tốt đối với tôi.

Bây giờ, chúng ta hãy tìm hiểu một chiến lược giao dịch mới, cung cấp cho bạn các setup giao dịch xác suất cao. Bạn đã sẵn sàng chưa?

Đây là chiến lược của tôi...


Nếu đường EMA 200 dốc lên và giá nằm trên nó, thì đó là xu hướng tăng (giao dịch theo xu hướng).

Nếu đó là một xu hướng tăng, hãy đợi giá pullback về vùng hỗ trợ (giao dịch ở vùng giá trị).

Nếu giá quay lại vùng hỗ trợ, hãy đợi điểm entry dựa trên lần kiểm tra thất bại (điều kiện kích hoạt điểm vào lệnh của tôi).

Nếu có một điểm entry dựa trên lần kiểm tra thất bại, hãy vào lệnh mua ở mức giá mở cửa của cây nến tiếp theo (điều kiện kích hoạt điểm vào lệnh của tôi).

Nếu một giao dịch được thực hiện, hãy đặt dừng lỗ bên dưới mức đáy của cây nến, và chốt lời ở đỉnh xoay chiều (swing high) gần nhất (mục tiêu chốt lời và dừng lỗ của tôi).

Ngược lại đối với xu hướng giảm.

Lưu ý: Tôi sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ khoản lãi hoặc lỗ nào do sử dụng chiến lược giao dịch này. Hiệu suất trong quá khứ không đảm bảo cho hiệu suất trong tương lai. Vui lòng tự thẩm định trước khi mạo hiểm bằng số tiền khó kiếm được của bạn với chiến lược này.

Dưới đây là một vài ví dụ...

Setup xác suất cao với cặp USD/SGD:

Chien-luoc-giao-dich-xac-suat-cao-Huong-dan-toan-tap-TraderViet21.png


Setup xác suất cao với cặp GBP/AUD:

Chien-luoc-giao-dich-xac-suat-cao-Huong-dan-toan-tap-TraderViet22.png


Bạn có thể không thoải mái khi sử dụng chiến lược giao dịch của tôi vì nó có thể không phù hợp với bạn. Vì vậy, việc bạn cần làm là "điều chỉnh" nó thành một thứ phù hợp với bạn.

Cách phát triển một chiến lược giao dịch xác suất cao


Bạn có thể kết hợp các kỹ thuật giao dịch khác nhau mà tôi đã chia sẻ với bạn trước đó.

Nhưng rốt cuộc, chiến lược giao dịch của bạn cần phải trả lời 7 câu hỏi sau:

1. Bạn xác định xu hướng như thế nào?

Bạn có thể xem xét đường trung bình động, đường xu hướng, cấu trúc...

2. Bạn xác định vùng giá trị như thế nào?

Bạn có thể xem xét hỗ trợkháng cự, mức đỉnh/đáy hàng tuần, Stochastic...

3. Bạn định vào lệnh như thế nào?

Bạn có thể xem xét các cú pullback, breakout, kiểm tra thất bại, giao cắt đường trung bình động...

4. Bạn định thoát lệnh như thế nào?

Có rất nhiều cách để thoát lệnh, bạn có thể đọc bài 13 Ways to Set Your Stop Loss to Reduce Risk and Maximise Profits để tìm hiểu thêm.

5. Bạn sẽ mạo hiểm bao nhiêu trên mỗi giao dịch?

Tôi khuyên bạn nên mạo hiểm không quá 1% tài khoản của bạn cho mỗi giao dịch, để tránh bị rủi ro stop out.

6. Bạn sẽ quản lý giao dịch như thế nào?

Bạn sẽ scale out hay scale in trong các giao dịch của mình? Nếu có thì bao nhiêu?

7. Bạn sẽ giao dịch trên những thị trường nào?

Bạn đang tập trung vào một hay nhiều thị trường?

Nếu bạn giao dịch trên nhiều thị trường, bạn cần nhận thức được mối tương quan giữa các thị trường.

Các câu hỏi thường gặp:


#1: Liệu tôi có thể áp dụng những kỹ thuật này trên khung thời gian thấp hơn không?

Có, các concept này có thể được áp dụng cho các khung thời gian thấp hơn, vì các "mô hình" này cũng sẽ hiển thị trên các khung thời gian thấp hơn. Ngoài ra, bạn sẽ có nhiều cơ hội giao dịch hơn trong khung thời gian thấp hơn, vì thị trường có xu hướng di chuyển nhanh hơn.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, nếu bạn giao dịch trên khung thời gian thấp hơn, bạn sẽ phải chịu nhiều chi phí giao dịch hơn và sẽ căng thẳng hơn so với giao dịch trên khung thời gian cao hơn.

#2: Khi các biểu đồ được hình thành, làm thế nào để biết liệu các đợt pullback là tạm thời hay xu hướng sắp thay đổi?

Bạn sẽ không bao giờ biết liệu thị trường sẽ có một cú pullback hay đảo ngược xu hướng hoàn toàn. Tuy nhiên, phạm vi của các cây nến trong đợt pullback sẽ cho bạn manh mối.

Thông thường, trong một đợt pullback, phạm vi của các nến tương đối nhỏ. Trong khi đó, khi đảo chiều xu hướng, các nến pullback có xu hướng lớn.

#3: Tôi đang bối rối về việc thiết lập mục tiêu lợi nhuận của mình, bạn có thể vui lòng chỉ cho tôi không?

Bạn có thể tham khảo các đỉnh/đáy xoay chiều (swing high/low) và kháng cự/ hỗ trợ như các khu vực mục tiêu lợi nhuận khả thi của bạn. Nếu bạn muốn nắm bắt các xu hướng lớn thì bạn phải áp dụng cách tiếp cận theo xu hướng (trend following) - phương pháp bạn sẽ không có mục tiêu lợi nhuận mà thay vào đó là theo dõi lệnh cắt lỗ của mình.

Lời kết


Bạn vừa học cách xác định các setup giao dịch xác suất cao và cách phát triển chiến lược giao dịch xác suất cao của riêng bạn.

Khi bạn giao dịch nó với quản lý rủi ro, kỷ luật và nhất quán, bạn sẽ gia tăng đáng kể tỷ lệ trở thành trader có lợi nhuận ổn định.

Nguồn: tradingwwithrayner
Nếu thấy bài viết này hay hoặc hữu ích thì đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH
Chỉnh sửa lần cuối:
Một bài rất chi tiết ... Cảm ơn vì đã lược dịch hoàn hảo như vậy
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 129 Xem / 7 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23 Xem / 12 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,260 Xem / 58 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 381 Xem / 24 Trả lời
  • nlinh trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 13,931 Xem / 15 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên