Chiến lược hành động giá siêu đơn giản - Bắt chuẩn điểm kết thúc sóng hồi trong xu hướng

Chiến lược hành động giá siêu đơn giản - Bắt chuẩn điểm kết thúc sóng hồi trong xu hướng

Chiến lược hành động giá siêu đơn giản - Bắt chuẩn điểm kết thúc sóng hồi trong xu hướng

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,390
29,041
Thread cover
data/assets/threadprofilecover/ThyTDV15.png
Chủ đề liên quan
87703, 87687, 86292, 87609
Bài viết này sẽ chia sẻ cho anh em trader một chiến lược hành động giá theo xu hướng siêu đơn giản chỉ với ba bước ngắn gọn nhưng cực kỳ hiệu quả.

Chiến lược này cũng được các nhà giao dịch chuyên nghiệp sử dụng vì nó có tỷ lệ RR rất tốt, và giúp họ bắt được những động thái lớn trong xu hướng, phù hợp với cả trader mới bắt đầu và trader có kinh nghiệm.

Chúng ta bắt đầu nhé.

3 bước của chiến lược này bao gồm:
  • Bước 1: Vùng giá
  • Bước 2: Mô hình
  • Bước 3: Điểm vào lệnh
Chiến lược này có thể sử dụng trên bất kỳ khung thời gian nào, tuy nhiên thì ở khung thời gian thấp sẽ có nhiều tín hiệu nhiễu hơn cho nên anh em nên cân nhắc sử dụng chiến lược này từ khung H4 trở lên nhé.

Bây giờ chúng ta đi vào từng bước của chiến lược này nhé.


Bước 1: Vùng giá


Bước đầu tiên này chúng ta sẽ xác định thời gian và vị trí để xác định một thiết lập giao dịch tiềm năng.

Vì đây là chiến lược theo xu hướng nên trước tiên là phải xác định được một xu hướng rõ ràng. Nếu thị trường có xu hướng tăng chúng ta chỉ tập trung canh mua và ngược lại nếu như thị trường có xu hướng giảm thì chúng ta chủ yếu canh bán.

Và nếu như thị trường nằm trong giai đoạn đi ngang thì chúng ta sẽ tránh giao dịch.

Để xác định xu hướng, chúng ta sẽ dùng 2 đường trung bình động. Tất nhiên là chúng ta cũng có thể sử dụng hành động giá thuần túy để xác nhận xu hướng hiện tại của thị trường, tuy nhiên đối với trader mới có thể sử dụng đường trung bình cho đơn giản.

Như biểu đồ bên dưới:

1711080598753.png


Chúng ta sử dụng 2 đường trung bình động, với đường màu cam là EMA 100 và đường màu xanh là EMA 200.

Với thị trường tăng giá thì đường EMA 100 cần nằm trên đường EMA 200 và cả 2 đường trung bình động này đều phải hướng lên trên.

Tương tự với xu hướng giảm, các bạn nhìn hình bên dưới:

1711080630208.png



Đường EMA 100 phải nằm bên dưới đường EMA 200 thể hiện thị trường trong xu hướng giảm và cả 2 đường này đều phải hướng xuống.

Khi đã xác định xong xu hướng hiện tại của thị trường rồi thì chúng ta mới dựa trên hành động giá xác nhận lại xu hướng.

Cụ thể như sau:
  • Đối với xu hướng tăng, thị trường sẽ hình thành đỉnh đáy sau cao hơn đỉnh đáy trước
1711080703245.png

  • Đối với xu hướng giảm thị trường sẽ hình thành đỉnh đáy sau thấp hơn đỉnh đáy trước
1711080746338.png


Với chiến lược này thì chúng ta sẽ bắt điểm đảo chiều ở cuối cú hồi trong xu hướng. Tuy nhiên thì chúng ta sẽ không giao dịch mọi cú hồi nào một cách mù quáng. Mà phải nhìn vào mô hình được hình thành tại các cú hồi này.

Và chúng ta chuyển qua bước 2.


Bước 2: Mô hình


Có hai loại pullback, các bạn nhìn hình bên dưới:

1711080814135.png

  • Loại thứ nhất là cú hồi mạnh
  • Loại thứ hai là cú hồi yếu
Như hình bên dưới là một cú hồi mạnh:

1711080838790.png


Bạn có thể thấy được cú hồi ở trường hợp này rất mạnh với các nến có kích thước khá lớn.

Cuối cú thoái lui này xảy ra khá đột ngột nên có thể khó khăn khi giao dịch ở cú hồi này.

Các bạn nhìn tiếp hình bên dưới là một cú hồi yếu:

1711081764754.png



Ở cú hồi này bạn thấy thị trường hình thành một giai đoạn giá tích lũy. Cú hồi này không đột ngột như cú hồi mạnh. Giao dịch ở cú hồi này sẽ có phần đơn giản hơn.

Mô hình ở biểu đồ trên chúng ta gọi là mô hình nêm hoặc mô hình cờ.

Chúng ta sẽ tìm những mô hình như vậy để giao dịch trong điều kiện thị trường có xu hướng.

Đơn giản như sau. Các bạn nhìn hình bên dưới:

1711081845153.png


Trong điều kiện thị trường có xu hướng mạnh với cú hồi có động lượng yếu hơn. Cú hồi này hồi về đường EMA 100 và hình thành mô hình tích lũy.

Đôi khi giá sẽ hình thành mô hình nhưng chỉ hồi về gần đường EMA 100 thôi, trường hợp đó thì chúng ta không giao dịch. Như hình bên dưới chẳng hạn:

1711081866450.png


Chúng ta cần thấy được giá đóng cửa mạnh xuống đường EMA 100 trong xu hướng tăng và hình thành mô hình tích lũy.

Sau khi xác định được xu hướng và mô hình đã hình thành rồi thì chúng ta chỉ cần tìm điểm vào lệnh cho chiến lược nữa là được.

Như vậy thì chúng ta có thể chuyển qua bước 3 được rồi.




Bước 3: Điểm vào lệnh


Điểm vào lệnh cho chiến lược này là khi mô hình giá bị phá vỡ với cây nến mạnh. Như hình bên dưới chẳng hạn:

1711081926812.png


Quay lại ví dụ trên, chúng ta cần thấy được một nến đóng cửa lên phía trên đường xu hướng giảm kết nối các đỉnh của mô hình, như hình bên dưới:

1711081975284.png


Một điểm quan trọng của nến phá vỡ đó chính là giá đóng cửa của nó phải gần với giá cao nhất của nến này.

Điểm vào lệnh của chúng ta chính là giá đóng cửa của nến phá vỡ.

Đó là ví dụ của lệnh mua. Các bạn nhìn hình bên dưới là ví dụ của lệnh bán:

1711082023641.png


Tương tự chúng ta cũng cần nhìn thấy được nến phá vỡ đường xu hướng tăng trong mô hình giá phải là một nến giảm mạnh với giá đóng cửa của nến này phải gần với giá thấp nhất của nến.

Điểm bán được thực hiện ở giá đóng cửa của nến.


Quản lý giao dịch


Đối với lệnh mua

Các bạn nhìn lại ví dụ cho lệnh mua ở trên:

1711082065630.png


Điểm dừng lỗ cho chiến lược mua sẽ được đặt bên dưới đường xu hướng giảm hoặc bên dưới giá thấp nhất của nến vào lệnh hoặc bên dưới đường trung bình EMA 100.

Điểm chốt lời cho chiến lược mua này có thể đặt ở tỷ lệ 1:2.

Đối với lệnh bán

Cũng tương tự ngược lại thôi nhé anh em, chúng ta nhìn hình bên dưới:

1711082088261.png


Điểm dừng lỗ của chiến lược bán này chúng ta đặt phía trên đường xu hướng tăng hoặc phía trên giá cao nhất của nến vào lệnh.

Điểm chốt lời có thể được đặt theo tỷ lệ RR là 1:2.


Quản lý giao dịch nâng cao


Chúng ta có thể thêm đường EMA 20 vào chiến lược giao dịch để dời dừng lỗ.

Đối với lệnh mua có thể thoát một nửa vị thế khi giá chạm vào điểm chốt lời với tỷ lệ 1:2. Như hình bên dưới:

1711082129844.png


Sau đó có thể dời dừng lỗ về điểm huề vốn. Lúc này giao dịch đã không còn rủi ro, chúng ta sẽ đợi cho giá đóng cửa bên dưới đường EMA 20 thì thoát hết phần vị thế mua còn lại.

Như hình bên dưới:

1711082161719.png


Tương tự ngược lại với lệnh bán thôi nhé.

Các bạn nhìn hình bên dưới, chúng ta cũng sẽ chốt một nửa vị thế bán tại tỷ lệ RR 1:2:

1711082182041.png


Và sau đó thoát toàn bộ vị thế khi giá đóng cửa lên phía trên đường EMA 20:

1711082230942.png


Mời các bạn ngâm cứu chiến lược nhé.

Trích nguồn: YTB
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
Chỉnh sửa lần cuối:
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên