Chiến lược Pure Price Action của RTM - Hồi 3: Fakeout

Chiến lược Pure Price Action của RTM - Hồi 3: Fakeout

Chiến lược Pure Price Action của RTM - Hồi 3: Fakeout

chauchau1207

Editor
Trial mod
346
2,306
Tiếp tục với "tiểu thuyết chương hồi" mang tên Các chiến lược Pure Price Action của RTM. Hôm nay mình sẽ giới thiệu với các bạn cách nhìn mới về một khái niệm cũ - Fakeout và cách mà RTM sử dụng nó kết hợp với concept khác của họ ví dụ như Compression.

Fakeout là gì?


Fakeout được biết đến như là False Brakeout, Shakeout, Sellers/Buyers/Bull/Bear Trap, Stop Run, Stop Hunt và Liquidity Spike. Đó là việc tìm kiếm thanh khoản bằng cách thay đổi hướng giá.

Tại sao nó xảy ra?

Có nhiều kịch bản và hoàn cảnh khác nhau để giải thích tại sao nó xuất hiện. Tuy nhiên, lý do chủ yếu đằng sau hành động này là việc tạo thanh khoản trong một thị trường kém thanh khoản để kiểm tra độ mạnh - yếu của thị trường bởi các quỹ đầu tư lớn. Để hiểu hơn về Fakeout, chúng ta có 1 câu chuyện cổ tích ngắn như sau:

Giả sử giá của công cụ tài chính (một cổ phiếu, tỷ giá,...) đang tăng lên một giá trị = 100 (và đây là mức kháng cự) nơi tập trung các loại traders hoặc chờ mua breakout với stoploss dưới 100 hoặc chờ bán xuống với stoploss trên 100. Giá di chuyển lên đến 105 và giá chạm stoploss của các sellers đồng thời thì các lệnh của buyers đang lời. Nhưng giá lúc này lại không cao hơn nữa mà đảo chiều đi xuống và giảm xuống 80. Lúc này Buyers cũng bị hit stoploss.

Chuyện gì xảy ra vậy? Các quỹ lớn đang lập kế hoạch để SELL từ mức 100, nhưng vì đây là một mức quan trọng nên các tay chơi khác trong thị trường của có kế hoạch riêng của mình. Do đó, nếu toàn thị trường đều bán tại mức 100 thì sẽ không có người mua ( lúc này thị trường đang thiếu thanh khoản - thiếu lệnh BUY). Vậy thì sẽ không lệnh BUY khớp với các lệnh Sell tương ứng của Smart Money. Để kiếm những lệnh Buy này, bắt buộc phải tạo thanh khoản bằng cách đẩy giá cao hơn 100 một chút để dụ dỗ các Buyers (đang chờ mua trên 100) nhảy vào cũng như quét hết các stoploss của sellers khác ( stoploss của sellers cũng chính là lệnh BUY đối ứng). Việc này đã làm cho áp lực mua cao hơn và khớp hết tất cả các lệnh SELL của Smart Money.

Cũng thời điểm đó, họ phải kiểm tra xem liệu mức này có bị xuyên thủng và đi lên không. Bởi vì lúc này cũng có sự hiện diện của các Smart Money khác muốn BUY nên sẽ đẩy giá cao lên thì sao.

Khi dòng tiền của các quỹ bắt đầu vào lệnh SELL, giá sẽ giảm xuống dưới 100 hit stoploss của các buyers và các sellers mới bắt đầu nhảy vào, làm cho áp lực giảm giá ngày càng mạnh hơn.

Fakeout diễn ra ở đâu?

+ Xung quanh những khu vực quan trọng thường là nơi diễn ra fakeout.

+ Tại các vùng cung - cầu chưa test (unconsumed Supply/Demand Zones)

+ Tại các vùng cung - cầu trùng nhau ở các khung thời gian (Stacked Supply/ Demand Zones)

+ Và tại vùng vùng cung - cầu nén giá (Compression into Supply or Demand) => chúng ta được học thêm một cách kết hợp fakeout với Compression.

Nhận diện Fakeouts như thế nào?

Có nhiều cách để nhận diện như là ta so sánh giá đóng cửa của một cây nến ( hoặc 2 cây nến kết hợp) so với đỉnh - đáy cũ, hoặc mức kháng cự - hỗ trợ.

Bây giờ chúng ta cùng nhau xem một số ví dụ về các cách khác nhau để tìm ra Fakeout:

1.jpg

Tại điểm số [1], giá tạo một cái đáy rồi đi lên sau đó hồi lại điểm số [2] tạo thành một đường cong. Giá xuyên qua đường hỗ trợ ( đoạn thẳng kẻ từ điểm số 1) nhưng cuối cùng lại thất bại không thể đóng cửa dưới mức đó được. Và đây chính là Fakeout, tiếp đó giá đi ngang và retest mức đó nhiều lần rồi đi lên.

Tại điểm số [3] cũng tương tự vậy, cũng hồi về điểm số [4] và đóng cửa trên mức hỗ trợ. Để ý không gian và thời gian lúc giá hồi lại điểm số [4], nó tạo thành 1 đường cong. Giá fakeout 2 lần trước khi bật lên.

Tại điểm số [5] cũng tạo ra một kháng cự như vậy, nhưng điểm số [6] giá không tạo ra một đường cong đẹp mắt như 2 ví dụ trước cho thấy lực giá đi lên quá mạnh. Fakeout cũng test kháng cự, cũng giảm xuống 1 chút nhưng cuối cùng cũng bứt cản đi lên.

2.jpg


Bạn có thể nhìn thấy 2 trường hợp Fakeouts, một tại đỉnh, một tại đáy. Cả hai trường hợp này đều tạo ra một đường cong. Đường cong đó có ý nghĩa gì? Nó chính là một biểu hiện cho thấy giá di chuyển từ từ về kháng cự - hỗ trợ, áp lực mua - bán yếu, đến khi chạm vùng cản mạnh thì dễ dàng đảo chiều hơn.

Một lần nữa tôi sẽ ví dụ cụ thể hơn cho các bạn về đường cong này. Nhân tố chính để hình thành một đường cong là thời gian và không gian lúc mà giá test tại kháng cự - hỗ trợ. Hiệu quả của đường cong phụ thuộc vòng cung rộng hay hẹp. Dưới đây là một số ví dụ về đường cong hoàn hảo:

3.jpg

4.jpg

Bây giờ tiếp tục các ví dụ về Fakeout nào;

5.jpg


Giá tạo vùng cung ở điểm [1] và hồi lại tại điểm [2] tạo một đỉnh thấy hơn trước khi giảm xuống. Sau đó hỗi thăm vùng cung này lần thứ 2 tại điểm thứ [3].

6.jpg


Giá hồi lại ghé thăm vùng cầu lần thứ 2 tạo một đường cong lớn, tại đây xuất hiện Fakeout đẩy giá lên từ vùng cầu đó.

7.jpg


Chúng ta có một trường hợp khác như sau: tại khung H1 của cặp EURUSD, vùng cầu số [1], giá test lần đầu tiên tại điểm số [3] nhưng lại xuất hiện Fakeout tại hỗ trợ tạo bởi điểm số [2]. Lưu ý đường cong tạo giữa điểm [2] và [3], đường này tuy không lớn nhưng cũng có thể chấp nhận được.

8.jpg


Cũng là biểu đồ trên nhưng tôi chuyển sang khung H4 (khung lớn hơn) để cho các bạn thấy sự khác nhau giữa 2 khung thời gian trong việc xác định đường cong.

Còn đây là một ví dụ cho ta cách kết hợp giữa Fakeout và Compression (chúng ta được giới thiệu ở hồi thứ 2) cùng với lý thuyết Cung - Cầu kinh điển:

9.jpg


10.jpg


CP = Compression. Tại vùng mà tôi chú thích CP, ta thấy giá tăng lên tạo các vùng cầu nhỏ (không được vẽ vào) sau đó chạm vào vùng cung ( vùng cầu bị phá biến thành vùng cung), tại đây xuất hiện một Fakeout. Đây chính là điểm đảo chiều lý tưởng - một bức tranh đẹp của các Traders.

Theo Readthemarket.com

Xem thêm:

>> Chiến lược Pure Price Action của RTM - Hồi 1: Mẫu hình giá Quasimodo

>> Chiến lược Pure Price Action của RTM - Hồi 2: The Compression - Nén giá
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 23,877 Xem / 80 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 879 Xem / 44 Trả lời
  • forex_vn trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,680 Xem / 13 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 343 Xem / 19 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 175 Xem / 4 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 245 Xem / 3 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 235,502 Xem / 1,065 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên