Chiến lược theo trend dựa vào tín hiệu phân kỳ ẩn siêu đơn giản với tỷ lệ risk:reward từ 1:2 trở lên

Chiến lược theo trend dựa vào tín hiệu phân kỳ ẩn siêu đơn giản với tỷ lệ risk:reward từ 1:2 trở lên

Chiến lược theo trend dựa vào tín hiệu phân kỳ ẩn siêu đơn giản với tỷ lệ risk:reward từ 1:2 trở lên

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,390
29,041
Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ cho anh em trader một chiến lược giao dịch với tín hiệu phân kỳ ẩn, cung cấp cho chúng ta tỷ lệ RR khá tốt và nguyên tắc giao dịch của chiến lược này cũng khá đơn giản.

Như các bạn biết rằng tín hiệu phân kỳ ẩn thường xuất hiện trong điều kiện thị trường có xu hướng. Như vậy thì trong điều kiện thị trường tăng giá thường chúng ta sẽ tìm các tín hiệu phân kỳ ẩn tăng giá để giao dịch và ngược lại trong điều kiện thị trường giảm giá thì chúng ta tìm các tín hiệu phân kỳ ẩn giảm giá để giao dịch.

Và dưới đây là một chiến lược giao dịch với tín hiệu phân kỳ ẩn khá đơn giản. Tuy nhiên chỉ báo được sử dụng để xác định phân kỳ ẩn là một chỉ báo được phát triển dựa trên chỉ báo MACD có tên là Zero Lag MACD. Chỉ báo này khá là xa lạ với anh em trader, cho nên trước khi chúng ta đi vào phần nguyên tắc giao dịch của chiến lược thì chúng ta nói sơ qua một chút về vai trò của các chỉ báo được sử dụng trong chiến lược này nhé.

Vai trò của các chỉ báo trong chiến lược


Chỉ báo Zero Lag MACD

Zero Lag MACD là chỉ báo kỹ thuật được điều chỉnh từ MACD gốc, nên nó vẫn là một chỉ báo động lượng, tuy nhiên thì đường MACD trên chỉ báo Zero Lag MACD sẽ được hiển thị dưới dạng Histogram, tức là các biểu đồ thanh. Và nó cũng có thêm một đường tín hiệu nữa.

Sự giao cắt của đường tín hiệu và đường MACD sẽ là tín hiệu đảo chiều động lượng và trong chiến lược này chúng ta sử dụng tín hiệu này làm tín hiệu vào lệnh dựa trên sự đảo chiều của thị trường.

Vị trí của điểm giao cắt cũng cho thấy xác suất đảo chiều. Nếu sự giao cắt cách xa với đường trung tâm, tức mức 0 thì cho thấy thị trường đang trong trạng thái quá mua hoặc quá bán và có thể là nguyên nhân dẫn đến một sự đảo chiều mạnh.

Chỉ báo này cũng hoạt động tốt khi được sử dụng với các tín hiệu phân kỳ. Ưu điểm của chỉ báo Zero Lag MACD này đó là nó hạn chế độ trễ hơn so với chỉ báo MACD thông thường nên có thể nói nó trở thành chỉ báo đảo chiều động lượng cực kỳ hiệu quả.

Ngoài chỉ báo Zero Lag MACD thì chúng ta còn sử dụng thêm một chỉ báo khác nữa trong chiến lược này, đó là chỉ báo Carter MA.



Chỉ báo Carter MA

Carter MA là một chỉ báo kỹ thuật được điều chỉnh lại dựa trên đường trung bình động. Chỉ báo này vẽ một tập hợp các đường trung bình động đã có sự điều chỉnh lại với vai trò chính của nó là xác định xu hướng thị trường.

Trong đó chúng ta sẽ xác định xu hướng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Như đường 21 kỳ, 50 kỳ, 100 kỳ và 200 kỳ. Chỉ báo Carter MA có vai trò chính trong chiến lược này là xác định xu hướng.

Khi các đường trung bình xếp chồng lên nhau theo thứ tự thì chúng ta có thể xác định được xu hướng chính. Trong đó, nếu các đường ngắn hạn nằm trên các đường dài hạn thì thể hiện xu hướng hiện tại đang là tăng giá và ngược lại nếu đường ngắn hạn nằm bên dưới đường dài hạn thể hiện thị trường hiện tại đang nằm trong xu hướng giảm.

Tín hiệu giao cắt của những đường trung bình động này là tín hiệu cho thấy xu hướng có khả năng đảo chiều.

Bây giờ chúng ta đi vào phần nguyên tắc giao dịch của chiến lược nhé.

Ý tưởng giao dịch của chiến lược


Đây là một chiến lược giao dịch theo xu hướng với tín hiệu chính từ 2 chỉ báo được nhắc tới ở trên.

Trong đó chỉ báo Carter MA được sử dụng để xác định xu hướng chính của thị trường, đơn giản đó là dựa vào vị trí của hành động giá so với các đường trung bình động và sự xếp chồng của các đường trung bình.

Ngoài ra thì chỉ báo Carter MA còn được sử dụng làm hỗ trợ kháng cự động, hành độngg ái phải cho thấy rằng nó tôn trọng khu vực giữa các đường màu xanh lá cây và xanh lam như một vùng hỗ trợ hoặc kháng cự thì khi đó chúng ta có thể tìm tín hiệu giao dịch quanh vùng này được nhé.

Sau khi xác định được hướng đi của thị trường rồi thì chúng ta sử dụng chỉ báo Zero Lag MACD để tìm tín hiệu phân kỳ ẩn, cho thấy xu hướng có khả năng tiếp diễn.

Khi các thanh biểu đồ MACD cắt các đường tín hiệu là thời điểm mà chúng ta có thể mở lệnh giao dịch.






Lưu ý khi cài đặt biểu đồ:
  • Khung thời gian: từ H1 trở lên
  • Cặp tiền tệ: bất kỳ
  • Chỉ báo kỹ thuật: chỉ báo Carter MA (Color #0: None) và chỉ báo Zero Lag MACD

Nguyên tắc giao dịch


Thiết lập giao dịch mua

Các bạn nhìn biểu đồ và nguyên tắc vào lệnh cho thiết lập mua bên dưới:

upload_2023-12-4_16-8-40.png

  • Điều kiện đầu tiên đó là thị trường cần nằm trong xu hướng tăng giá, các bạn chỉ cần nhìn vào chỉ báo Carter MA nếu như các đường trung bình động được hình thành theo đúng thứ tự này là được:
    • Đường màu xanh là cây: cao nhất
    • Đường màu xanh lam: cao thứ nhì
    • Đường chấm đỏ: cao thứ ba
    • Đường màu đỏ: thấp nhất
  • Sau khi xác định được xu hướng thị trường đang là tăng giá thì bạn chỉ cần chờ giá hồi về vùng 2 đường màu xanh và chờ cho tín hiệu từ chối giá xuất hiện ở vùng này là được.
  • Sau khi có tín hiệu từ chối giá thì nhìn trên chỉ báo Zero Lag MACD nếu xuất hiện phân kỳ ẩn tăng giá thì có thể lên kế hoạch giao dịch
  • Vào lệnh ngay khi thanh biểu đồ trên chỉ báo Zero Lag MACD cắt lên phía trên đường tín hiệu
  • Điểm dừng lỗ được đặt bên dưới ngưỡng hỗ trợ gần nhất so với nến vào lệnh
  • Thoát lệnh sớm nhất có thể khi có thanh biểu đồ trên chỉ báo Zero Lag MACD cắt xuống bên dưới đường tín hiệu
Thêm một ví dụ khác cho lệnh mua:

upload_2023-12-4_16-9-22.png




Thiết lập giao dịch bán

Các bạn nhìn biểu đồ và nguyên tắc vào lệnh cho thiết lập bán bên dưới:

upload_2023-12-4_16-9-46.png

  • Điều kiện đầu tiên đó là thị trường cần nằm trong xu hướng giảm giá, các bạn chỉ cần nhìn vào chỉ báo Carter MA nếu như các đường trung bình động được hình thành theo đúng thứ tự này là được:
    • Đường màu xanh là cây: thấp nhất
    • Đường màu xanh lam: cao tiếp theo
    • Đường chấm đỏ: cao thứ ba
    • Đường màu đỏ: cao nhất
  • Sau khi xác định được xu hướng thị trường đang là giảm giá thì bạn chỉ cần chờ giá hồi về vùng 2 đường màu xanh và chờ cho tín hiệu từ chối giá xuất hiện ở vùng này là được.
  • Sau khi có tín hiệu từ chối giá thì nhìn trên chỉ báo Zero Lag MACD nếu xuất hiện phân kỳ ẩn giảm giá thì có thể lên kế hoạch giao dịch
  • Vào lệnh ngay khi thanh biểu đồ trên chỉ báo Zero Lag MACD cắt xuống bên dưới đường tín hiệu
  • Điểm dừng lỗ được đặt phía trên ngưỡng kháng cự gần nhất so với nến vào lệnh
  • Thoát lệnh sớm nhất có thể khi có thanh biểu đồ trên chỉ báo Zero Lag MACD cắt lên phía trên đường tín hiệu
Thêm một ví dụ khác cho lệnh bán:

upload_2023-12-4_16-10-21.png


Mời anh em ngâm cứu chiến lược nhé.

Trích nguồn: forexmt4indicators
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên