Đây chính là chỉ báo kỹ thuật tốt nhất cho việc quản lý giao dịch và đo lường rủi ro!

Đây chính là chỉ báo kỹ thuật tốt nhất cho việc quản lý giao dịch và đo lường rủi ro!

Đây chính là chỉ báo kỹ thuật tốt nhất cho việc quản lý giao dịch và đo lường rủi ro!

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,389
29,038
Đặt dừng lỗ và chốt lời là yếu tố quan trọng trong việc quản lý giao dịch và đo lường rủi ro cho chiến lược. Rất nhiều trader dù đã có phương pháp tốt rồi nhưng việc giao dịch vẫn chưa thực sự hiệu quả là vì họ vẫn chưa thực sự nắm được cách đặt dừng lỗ và chốt lời.

Trong số rất nhiều chỉ báo dành cho việc đo lường điểm dừng lỗ và chốt lời thì có một chỉ báo thường bị các trader bỏ qua nhưng thực tế đó lại là chỉ báo rất hữu dụng trong việc này. Đó chính là chỉ báo ATR.

Bài viết này mình xin chia sẻ cho các anh em cách thức mà ATR hỗ trợ cho anh em trader trong việc quản lý các giao dịch và đo lường rủi ro hiệu quả như thế nào nhé.

Trước tiên, nhắc lại một chút về chỉ báo ATR nhé.

Chỉ báo ATR là gì?


Thực tế ATR là chỉ báo khá phổ biến, nó được dùng để đo lường mức độ biến động giá trong một thời gian nhất định. Chỉ báo này được cài mặc định ở chu kỳ 14 và giá trị mà ATR thể hiện là số pip biến động trong 14 phiên (hay 14 nến) giao dịch gần đây. Bạn có thể thay đổi chu kỳ cho phù hợp với phong cách giao dịch của bạn.

Đây là một chỉ báo thường xuyên di chuyển theo giá, vậy nên bạn cần phải cẩn thận khi đo lường giá trị này.

Screenshot_3.png

Tại sao ATR lại quan trọng đối với trader?


Mặc dù ATR không phải là chỉ báo hấp dẫn trader nhưng thực tế đây là chỉ báo quan trọng vì nó cung cấp cho trader 2 thông tin rất quan trọng mà trader cần tới.

Thông tin đầu tiên đó là nó báo cho bạn biết một cặp tiền đang di chuyển được bao nhiêu trong một thời gian nhất định, đây là tín hiệu có thể xác nhận với chỉ báo khác giúp bạn biết được có nên tham gia giao dịch hay không.

Ví dụ, giả sử một cặp tiền đã vượt ra khỏi mức giá trị biến động trung bình, thông tin này kết hợp với chỉ báo khác sẽ cho bạn biết liệu những gì bạn đang giao dịch có phải là một cú phá vỡ, hay bạn có nên thoát lệnh hoặc đơn giản là đứng ngoài và không tham gia giao dịch.

Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây đó là bạn đừng sử dụng ATR như một tín hiệu kích hoạt điểm vào lệnh. Ngoài ra thông tin mà ATR cung cấp còn giúp bạn hiểu được sự biến động trong quá khứ của giá, giúp bạn hiểu hơn về sự biến động của thị trường ở nhiều thời điểm khác nhau.

Quản lý rủi ro


Vai trò thứ hai và cũng là vai trò rất hữu dụng trong giao dịch, đó là ATR có thể giúp bạn quản lý rủi ro trong giao dịch. Khi bạn thực hiện giao dịch, bạn có thể tham khảo qua ATR để xác nhận cho việc quản lý giao dịch của mình.

Screenshot_24.jpg

Trước khi giao dịch bạn cần biết được khối lượng bạn cần tham gia giao dịch và lúc này ATR sẽ hữu ích với bạn. Nó sẽ giúp bạn tính toán được số tiền rủi ro hợp lý trên mỗi pip.

Ví dụ cặp GBPUSD và GBPAUD trong thời điểm không có tin tức thì GBPAUD sẽ có mức biến động giá lớn hơn GBPUSD. Rất nhiều giao dịch bạn có thể dự vào ATR để biết được mức biến động giá và tránh giao dịch nếu mức biến động này quá cao. Hoặc nếu bạn giao dịch thì hãy nắm rõ mức biến động để đặt khối lương cho hợp lý.

Trích nguồn: forex.academy
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH
Nguyên lý sử dụng là như sau:
ATR được sử dụng để xem momentum của thị trường theo từng khung thời gian cụ thể (mình nói cụ thể là ở chổ nếu các bạn chọn khung thời gian khác nhau thì giá trị ATR sẽ khác nhau và momentum nhận định sẽ khác nhau).
Cụ thể trong bài mình sẽ lấy khung thời gian mà phân tích là khung 4h với cặp EURUSD hiện tại mà phân tích.
Trong trend giảm : Momentum tăng thì trend giảm mạnh, momentum giảm thì trend giảm giảm tốc độ (chỉ giảm tốc độ thôi chứ mình không nói là nó chuẩn bị tăng nha các bạn).
Momentum tăng chỉ có ý nghĩa là breakout sẽ diễn ra: có thể là trend bắt đầu đi mạnh, hay chuẩn bị break trend. (vào thời điểm nên giao dịch, tức là vào lệnh khi có tín hiệu xác nhận từ các nguồn khác là nên tiếp tục trend hay break trend).
Momentum giảm chỉ có ý nghĩa là thị trường vào giao đoạn giao dịch ổn định (giá lúc này có thể đi theo cùng chiều trend nhưng không giao động mạnh, hay có thể pullback lại trend nhưng cũng rất từ tốn). Ở giai đoạn này nên hạn chế giao dịch và nếu có vào lệnh thì nên đặt tỉ lệ R:R cũng thấp).
Nhìn hình mà setup 2 đường màu xanh và màu vàng.
Đường màu xanh là đỉnh ATR trước đó.
Đường màu vàng là đáy ATR trước đó.
Tại sao phải xét trước đó là vì mình phải so sánh momentum hiện tại và ngay đó trước đó, để biết được trạng thái trend như thế nào trước khi vào lệnh. Một số bạn sử dụng PA thì có thể nhìn momentum trên các cây nến nhưng ATR thì cho nhìn tổng thể hơn vì số lượng nến ATR lên đến 14 nến nên có thể nhìn rõ hơn.
Và ATR nên sử dụng với thời gian nhỏ dần, đến 15 phút thì lúc đó các bạn có thể xác định nên vào lệnh lúc nào.
Hình ATR.png
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 674 Xem / 35 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 261 Xem / 17 Trả lời
  • TraderViet Crypto trong Chuyện bên lề 143 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 360 Xem / 31 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 106 Xem / 3 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294,738 Xem / 1,397 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,328 Xem / 58 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên