Điểm nóng forex tuần 27/11 - 01/12: Trọng tâm trở lại với lạm phát

Điểm nóng forex tuần 27/11 - 01/12: Trọng tâm trở lại với lạm phát

Điểm nóng forex tuần 27/11 - 01/12: Trọng tâm trở lại với lạm phát

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,131
29,796
Một tuần mới lại đến và như thường lệ, để chuẩn bị tốt nhất cho các cú trade, dưới đây là những điểm sự kiện có thể dẫn dắt thị trường trong tuần mới mà anh em cần lưu ý.
Các diễn biến đáng chú ý trong tuần trước:
  • Lạm phát của Canada tiếp tục giảm xuống dưới mức ước tính đồng thuận, điều này có thể khiến BOC tạm dừng thắt chặt chính sách
  • Biên bản của RBA và các bình luận trước đó từ các thành viên vẫn nghiêng về diều hâu, họ nêu lên mối lo ngại về việc lạm phát sẽ mất nhiều thời gian hơn để quay trở lại mục tiêu và duy trì xu hướng thắt chặt
  • OPEC+ đã trì hoãn cuộc họp do các báo cáo cho thấy các thành viên không thể thống nhất về mức sản lượng, họ sẽ họp lại vào ngày 30/11
  • Biên bản FOMC đã bị lu mờ bởi số liệu CPI và PPI yếu của tuần trước (cùng với dữ liệu về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp đang gia tăng), điều này đã dội một gáo nước lạnh vào những bình luận diều hâu gần đây của Fed


Các sự kiện đáng chú ý trong tuần mới:

Chỉ số Lạm phát Chi tiêu tiêu dùng Cá nhân (PCE) của Mỹ


Dữ liệu lạm phát và tầm quan trọng của nó là không cần bàn cãi lúc này. Nhưng với việc chỉ số CPI tổng thể của Mỹ thấp hơn kỳ vọng và làm giảm bớt những giọng điệu diều hâu của FED, các nhà giao dịch sẽ muốn thấy một mô hình tương tự xuất hiện với số liệu lạm phát PCE vào tuần tới để giữ quan điểm của họ rằng Fed có thể cắt giảm lãi suất vào năm tới.

PCE lõi nói chung là thước đo lạm phát ưa thích của Fed, mặc dù nó ít biến động hơn so với thước đo CPI truyền thống.

Số liệu tháng 9 cho thấy PCE lõi tăng 0,3% hàng tháng, cao hơn mức trung bình dài hạn là 0,26%. Nếu chúng ta thấy một bản dữ liệu tương tự khác vào tuần tới, nó có thể ảnh hưởng đến khẩu vị rủi ro và hỗ trợ USD khi các nhà giao dịch dần từ bỏ kỳ vọng của họ về việc cắt giảm lãi suất vào năm 2024 và xem xét lại khả năng tăng lãi suất trở lại. Tuy nhiên, nếu chúng ở mức 0,2% hoặc thấp hơn, thị trường sẽ trở lại với câu chuyện "lãi suất đã đạt đỉnh" và kỳ vọng FED sẽ hạ lãi suất vào năm 2024, và điều này có thể gây áp lực lên USD và hỗ trợ cho nhóm tài sản rủi ro hơn.

1.png

Nhóm tài sản liên quan cần theo dõi: EURUSD, USD/JPY, Dầu thô WTI, Vàng, S&P 500, Nasdaq 100, Dow Jones



Các phiên đấu giá trái phiếu của Mỹ


Có vẻ như các nhà đầu tư cuối cùng đã quyết định rằng lợi suất đã đủ hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư trái phiếu từ để trở lại với động thái mua trong tuần qua. Điều này mang lại một động lực khác cho thị trường chứng khoán Hoa Kỳ và các tài sản rủi ro nói chung.

Câu hỏi vào tuần tới là liệu chúng ta có thấy điều này trở thành một xu hướng hay đó chỉ là một điểm sáng ngắn hạn. Nếu các mức giá sàn này không được duy trì, nó sẽ khiến lợi suất cao hơn và làm mất niềm tin của nhà đầu tư vào sự hồi phục của nhu cầu rủi ro.

2.png

Nhóm tài sản liên quan cần theo dõi: USD/JPY, Dầu thô WTI, Vàng, S&P 500, Nasdaq 100, Dow Jones

Cuộc họp đáng mong đợi của OPEC+


Sự bất đồng giữa các thành viên OPEC+ về mức độ cắt giảm sản lượng dầu đã khiến tổ chức thông báo trì hoãn cuộc họp trong tuần trước, nó sẽ được dời lại đến ngày 30 tháng 11.

Đã có tin đồn rằng OPEC+ sẽ công bố cắt giảm sản lượng tại cuộc họp tiếp theo của họ nhưng điều này không gây ra sự chú ý lớn bởi giá dầu đã giảm khoảng -25% kể từ cuối tháng 9. Khi mọi thứ ổn định, OPEC+ sản xuất 3,66 triệu thùng mỗi ngày sau đợt cắt giảm cuối cùng của họ, dự kiến kéo dài đến cuối năm 2024.

Chúng ta cần phải thấy được một số đợt giảm sản lượng mạnh để dầu duy trì đà tăng, và điều đó khiến có nhiều chỗ trống cho sự thất vọng. Ngoài ra, vẫn có khả năng xảy ra một đợt tăng giá theo kiểu ‘ mua tin đồn, bán sự thật’ vào tuần tới từ mức được cho là quá bán.




Biểu đồ hàng tuần rất thú vị vì nó hiện đang trên đà hồi phục sau sự suy giảm kéo dài 4 tuần bằng một mô hình doji tăng giá nhỏ. Nhưng thực tế là nó đã giảm ~25% và hiện đang nằm trên đường EMA 200 tuần, nó cho thấy rằng chúng ta cũng có thể sắp thấy được một đợt phục hồi trên khung thời gian hàng tuần. Việc nó có thể giữ được đà tăng và có thể đi bao xa sẽ phụ thuộc vào khả năng cắt giảm sản lượng mạnh mẽ của OPEC+ như thế nào.

Nhóm tài sản liên quan cần theo dõi: Dầu thô WTI, dầu Brent

Báo cáo lạm phát hàng tháng của Úc


Chúng ta đã thấy một số bình luận diều hâu liên tục đến từ các thành viên RBA trong vài tuần qua và điều này đã được nhấn mạnh bởi các biên bản mang tính diều hâu của RBA. Bài phát biểu của Thống đốc Bullock hôm thứ Tư đã nói rõ rằng kỳ vọng lạm phát vẫn là thước đo quan trọng đối với RBA.

Một mặt, điều này tốt cho những người không muốn lãi suất cao hơn vì RBA có thể ít có xu hướng tăng lãi suất hơn nếu định giá thị trường không kỳ vọng mức lạm phát cao hơn trong tương lai. Nhưng nếu lạm phát thực tế tiếp tục cao hơn kỳ vọng thì nó buộc RBA phải hành động, nếu không kỳ vọng lạm phát sẽ tăng trở lại. Và khi báo cáo lạm phát hàng quý gần đây buộc RBA phải hành động, một loạt số liệu CPI hấp dẫn được đưa ra trong báo cáo hàng tháng vào tuần tới sẽ làm tăng khả năng RBA tăng lãi suất tại cuộc họp tháng 12 của họ.

3.png

Nhóm tài sản liên quan cần theo dõi: AUD/USD, NZD/USD, AUD/NZD, NZD/JPY, AUD/JPY, ASX 200

Trên đây là các điểm nóng cần chú ý trong tuần mới, anh em tham khảo nhé!

Tham khảo: CityIndex

Bài viết được tài trợ bởi XM - công ty Fintech được cấp phép và kiểm soát, với 14 năm kinh nghiệm. Xem chi tiết tại đây.
[TBODY] [/TBODY]
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống

Quyển sách của Tiến sỹ Alexander Elder đề cập đến những vấn đề cơ bản và cần thiết nhất với các trader. Sách được đánh giá rất cao trên toàn cầu
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên