Đồng USD sẽ ra sao nếu Mỹ vỡ nợ?

Đồng USD sẽ ra sao nếu Mỹ vỡ nợ?

Đồng USD sẽ ra sao nếu Mỹ vỡ nợ?

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,131
29,796
Thời gian không còn nhiều để các nhà lập pháp Mỹ đạt được một thỏa thuận về trần nợ, vậy trong trường hợp xấu nhất, tức không có một thoả thuận nào và nước Mỹ vỡ nợ, đồng USD sẽ phản ứng ra sao? Dưới đây là những nhận định cho điều đó.

Đồng bạc xanh đã lao dốc trong hơn 7 tháng, chịu sức ép bởi các dấu hiệu suy yếu của nền kinh tế Mỹ cộng với triển vọng Cục Dự trữ Liên bang sẽ sớm tạm dừng tăng lãi suất và thậm chí cắt giảm chi phí vay.

Chỉ số Đô la Mỹ đã giảm 11% kể từ cuối tháng Chín. Giờ đây, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đang cảnh báo rằng việc Mỹ không trả được nợ sẽ có “tác động bất lợi” đối với vai trò là đồng tiền dự trữ của thế giới, một kịch bản mà nhiều người không tin sẽ xảy ra.

Cho đến nay, lo lắng về trần nợ phần lớn đã ảnh hưởng đến thị trường tín phiếu kho bạc ngắn hạn, nhưng điều đó có thể thay đổi. Daniel Takieddine, người đứng đầu khu vực Trung Đông/Bắc Phi của công ty dịch vụ tài chính toàn cầu BDSwiss, cho biết sự biến động của các loại tiền tệ có thể gia tăng cùng với dữ liệu lạm phát được công bố trong tuần, và khi cuộc tranh luận về trần nợ của Hoa Kỳ tiếp tục “gây lo lắng cho các nhà giao dịch”.

Usd bonds .jpg



Tom Nakamura, chiến lược gia tiền tệ và đồng giám đốc thu nhập cố định tại AGF Investments ở Toronto cho biết: “Mỗi diễn biến mới về trần nợ lại thêm lý do để các nhà đầu tư và quan chức từ khắp nơi trên thế giới nhìn vào Hoa Kỳ và lo lắng về uy tín cũng như tình trạng dự trữ của [đồng tiền] nước này. Bà Yellen đã đúng về những tác động có thể có đối với đồng đô la, và thậm chí sẽ làm xói mòn niềm tin vào Hoa Kỳ.”

Thúc đẩy những lo ngại đang có là những gì đang diễn ra sau hậu trường, đó chính là sự thiếu tiến bộ trong vấn đề này ở Washington. Tổng thống Joe Biden đã chuẩn bị tổ chức một cuộc họp rất được mong đợi về trần nợ của Hoa Kỳ với bốn nhà lập pháp hàng đầu của đất nước, vào thứ ba. Tuy nhiên, các nhà phân tích không mong đợi một thỏa thuận nào sẽ đạt được.

Trong khi đó, Bộ trưởng Yellen đang đích thân gọi điện cho các nhà điều hành để giải thích về tác động “thảm khốc” mà việc Mỹ vỡ nợ sẽ gây ra đối với nền kinh tế Mỹ và toàn cầu, Reuters cho biết, trích dẫn hai nguồn tin quen thuộc với vấn đề này.

Bộ Tài chính Mỹ sẽ hết tiền để hoạt động theo giới hạn luật vay với trần nợ là 31,4 nghìn tỷ USD, ngay sau ngày 1 tháng 6. Cốt lõi của sự tranh cãi giữa Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ là liệu việc cắt giảm chi tiêu có nên được đính kèm với bất kỳ thỏa thuận nào hay không. Các đảng viên Cộng hòa muốn cắt giảm chi tiêu để đổi lấy việc tăng trần vay liên bang, trong khi Biden và các đảng viên Đảng Dân chủ khác phản đối điều đó và ủng hộ việc tăng giới hạn nợ “sạch” (không có các điều kiện đi kèm).

USD 21.jpg



Lauren Henderson, một nhà kinh tế tại Stifel, Nicolaus & Co. ở Chicago, cho biết công ty của bà vẫn cho rằng đồng đô la sẽ vẫn là đồng tiền thống trị, “nhưng đó là giả định Quốc hội thông qua việc tăng trần nợ”. Sự không chắc chắn trong việc này đang tiếp tục “gây áp lực lên vị thế của đồng USD, vốn đang bị đe doạ bởi các nước đang dần thoát khỏi sự thống trị của USD, chẳng hạn như Nga và Trung Quốc.”

Nakamura của AGF Investments cho biết nếu Hoa Kỳ vỡ nợ, phản ứng ngay lập tức trên thị trường tài chính sẽ là “tiêu cực đối với USD”. Các loại tiền tệ khác - cho dù đó là đồng euro hay đồng franc Thụy Sĩ - hay thậm chí các mặt hàng như vàng “có khả năng được hưởng lợi khá nhiều”.

Trong khi đối với thị trường trái phiếu, đó có thể sẽ là một sự hỗn hợp. Các nhà đầu tư và nhà giao dịch sẽ thêm phần bù rủi ro và đòi lãi suất cao hơn đối với tín phiếu Kho bạc và trái phiếu 2 năm. Theo Nakamura, các thị trường lãi suất châu Âu sẽ hoạt động tốt hơn cùng với các thị trường G-10 khác. Tuy nhiên vẫn cần phải xem liệu trái phiếu doanh nghiệp chất lượng cao có được coi là một giải pháp thay thế tốt cho Trái phiếu Kho bạc hay không, điều này sẽ giúp hạn chế chênh lệch tín dụng.

USD FED Interest .jpg



Theo Marc Chandler, quản lý giám đốc và trưởng chiến lược gia thị trường tại Bannockburn Global Forex, những nhận xét của Bộ trưởng Yellen hôm thứ Hai về tác động mà việc chính phủ vỡ nợ có thể gây ra đối với đồng đô la là “phù hợp với những gì Chủ tịch Fed Jerome Powell đã nói trong cuộc họp báo tuần trước,” đó là Cục Dự trữ Liên bang có thể sẽ không thể bảo vệ nền kinh tế khỏi cuộc khủng hoảng tài chính.

Chandler nói: “Nếu Hoa Kỳ vỡ nợ, điều đó sẽ đẩy nhanh quá trình mà mọi người đã nói về vai trò của đồng đô la trong nền kinh tế thế giới và nó cũng đẩy nhanh quá trình suy thoái của Hoa Kỳ. Nó có thể gây thiệt hại lâu dài cho danh tiếng và uy tín của Hoa Kỳ, và các đối thủ của USD sẽ tận dụng tối đa lợi thế đó.”

Tác động trung hạn đến dài hạn của các vấn đề về trần nợ hiện tại rất khó định lượng, nhưng có thể sẽ gây áp lực giảm giá dài hạn đối với đồng đô la Mỹ khi niềm tin của thị trường bị xói mòn, Nakamura tại AGF Investments cho biết. Về lý thuyết, nó cũng sẽ gây áp lực lên lợi suất trái phiếu kho bạc khi các nhà đầu tư bán tháo trái phiếu chính phủ, mặc dù điều đó tác động đến lợi suất ở mức độ nào và nhanh ra sao vẫn là một bí ẩn.

Nhìn chung, xác xuất để Mỹ vỡ nợ là không cao, mặc dù vậy so với các cuộc đàm phán giữa lưỡng đảng Mỹ về vấn đề trần nợ trong quá khứ, lần này được đánh giá là khó khăn hơn nhiều. Do đó, trader vẫn nên giữ cho mình những khả năng.

Tham khảo: MarketWatch
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên