Giao dịch Price Action không khó như bạn nghĩ, chỉ cần bạn sở hữu 4 chiếc "chìa khoá" này!

Giao dịch Price Action không khó như bạn nghĩ, chỉ cần bạn sở hữu 4 chiếc "chìa khoá" này!

Giao dịch Price Action không khó như bạn nghĩ, chỉ cần bạn sở hữu 4 chiếc "chìa khoá" này!

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,294
32,447
Xin chào cả nhà!

Nhiều trader cho rằng giao dịch hành động giá có nghĩa là giao dịch các mô hình nến được hiển thị trên biểu đồ. Tuy nhiên, nếu chỉ học mỗi mô hình nến thì bạn sẽ khó lòng kiếm được lợi nhuận nhất quán với tư cách là một Price Action trader.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá thêm 4 yếu tố khác góp phần tạo nên một Price Action trader thành công nhé!

1. Tầm quan trọng của trendline (đường xu hướng)


Trước khi khám phác cách nhìn ra một xu hướng, chúng ta cần biết mình đang tìm kiếm điều gì. Thoạt nhìn, công việc này có vẻ quá đơn giản, vì thị trường chỉ có thể di chuyển theo một trong ba hướng: lên, xuống hoặc đi ngang.

Theo phân tích kỹ thuật truyền thống, các đỉnh sẽ cao dần trong một xu hướng tăng, bởi vì phe mua chiếm đa số và đẩy giá lên cao hơn; các đáy cũng sẽ cao dần vì phe mua tiếp tục mua khi giá giảm (buy the dip).

Trong một xu hướng giảm, các đáy sẽ thấp dần do phe bán chiếm đa số, các đỉnh cũng sẽ thấp dần do sức mạnh của phe mua không đủ để theo kịp đà bán.

Kênh giá (channel) và đường xu hướng (trendline) là một vài lựa chọn giúp bạn xác định hướng đi của xu hướng. Ngoài ra, chúng cũng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về thị trường đi ngang (range market). Mặc dù phân tích hành động giá qua đỉnh-đáy có thể được sử dụng trong giai đoạn đầu của một xu hướng, nhưng đường trendline sẽ phù hợp hơn cho các giai đoạn sau của xu hướng, vì chúng yêu cầu ít nhất hai (tốt nhất là ba) điểm chạm thì mới vẽ được một đường trendline.

Quy-tac-giao-dich-Price-Action-TraderViet1.jpeg

Đường trendline chủ yếu được sử dụng để phát hiện bất kỳ thay đổi nào trong các xu hướng đã được thiết lập. Ví dụ: Nếu giá đột ngột phá vỡ đường trendline, nó có thể báo hiệu sự bắt đầu của một hướng đi mới. Bên cạnh đó, các đường trendline trong một vùng giá đi ngang có thể giúp bạn khám phá các kịch bản breakout (giá phá vỡ khỏi vùng range).


2. Vùng được quan tâm (Area of Interest)


Mỗi người sẽ có ý kiến cá nhân của riêng họ để quyết định đâu là vùng được quan tâm. Những ý kiến này bao gồm các vùng cung - cầu, cũng như các vùng hỗ trợ - kháng cự. Để bắt đầu hành trình của bạn với tư cách là một Price Action trader, điều quan trọng bạn cần làm đó là tìm hiểu về hỗ trợkháng cự, vì hầu hết các phân tích giá đều xoay quanh chúng.

Khi hành động giá đảo chiều và thay đổi hướng đi, nó sẽ để lại các đỉnh/ đáy xoay chiều (swing high, swing low) trên thị trường, và các ngưỡng hỗ trợ - kháng cự sẽ được tạo ra từ đó. Trên thực tế, các ngưỡng hỗ trợ - kháng cự có thể tạo ra vùng giá đi ngang và chúng cũng có thể được nhìn thấy trong các thị trường có xu hướng.

Nếu giá phá vỡ lên trên các đỉnh cũ và sau đó quay trở lại để kiểm tra chúng trong một xu hướng tăng, thì các đỉnh trước đó sẽ trở thành ngưỡng hỗ trợ. Ngược lại, khi giá phá vỡ xuống dưới các đáy cũ và sau đó quay trở lại để kiểm tra chúng trong một xu hướng giảm, thì các đáy trước đó sẽ hoạt động như một ngưỡng kháng cự.

"Người bạn tốt nhất" của nhà giao dịch hành động giá chính là các ngưỡng hỗ trợ - kháng cự. Vì vậy, đây có thể là một kịch bản vào lệnh xác suất cao khi tín hiệu hành động giá xuất hiện ở vùng hỗ trợ hoặc kháng cự quan trọng. Những ngưỡng giá quan trọng (key level) sẽ cung cấp một "rào cản" mà chúng ta có thể đặt dừng lỗ gần đó. Bởi vì khả năng cao sẽ xuất hiện điểm xoay chiều, nên tỷ lệ R:R hợp lý thường được phát triển ở các vùng hỗ trợ - kháng cự quan trọng.

Quy-tac-giao-dich-Price-Action-TraderViet2.jpeg



3. Phe mua và phe bán - phe nào chiếm quyền kiểm soát?


Để hiểu hành vi của phe mua và phe bán, chúng ta cần hiểu về mô hình nến.

Có 3 phần chính của nến:
  • Phần đuôi trên (upper shadow) hiển thị đường thẳng đứng được vẽ giữa giá cao nhất trong ngày và giá đóng cửa (nến tăng giá) hoặc giá mở cửa (nến giảm giá).
  • Phần thân nến thực tế hiển thị sự khác biệt giữa giá mở cửa và giá đóng cửa.
  • Phần đuôi dưới (lower shadow) hiển thị đường thẳng đứng được vẽ giữa giá thấp nhất trong ngày và giá mở cửa (nến tăng giá) hoặc giá đóng cửa (nến giảm giá).
Quy-tac-giao-dich-Price-Action-TraderViet3.jpeg

4. Giao dịch sau khi có tín hiệu xác nhận


Dù là thị trường, khung thời gian hay phương pháp giao dịch nào, hầu hết trader đều cố gắng mua ở đúng đáy và bán ở ngay đỉnh. Nhưng chính xác đâu là đáy và đâu là đỉnh?

Tiền tệ hoặc giá cổ phiếu có thể đi xuống thấp hơn hoặc lên cao hơn nhiều so với dự đoán/ kỳ vọng của bất kỳ ai. Vì thế, thay vì cố gắng bắt đỉnh đáy (thường là nguyên nhân của những lần thua lớn), thì một trader nên chờ tín hiệu xác nhận.

Vậy, tín hiệu xác nhận là gì và chúng ta sử dụng nó như thế nào?

Khi xu hướng tăng đã phát triển đến một ngưỡng mua hợp lý, nó sẽ đảo chiều và giao dịch cao hơn đỉnh của cây nến trước đó - đây được biết là tín hiệu xác nhận cho lệnh Buy.

Ngược lại, tín hiệu xác nhận cho lệnh Sell xảy ra khi giá tăng lên ngưỡng bán hợp lý trong một xu hướng giảm, sau đó đảo chiều và giao dịch thấp hơn đáy của cây nến trước đó.

Bất kể là cách tiếp cận nào, chúng ta sẽ chỉ mua hoặc bán sau khi nhận được tín hiệu xác nhận.

Quy-tac-giao-dich-Price-Action-TraderViet4.jpeg

Nếu chúng ta giao dịch mà không có tín hiệu xác nhận, chúng ta chỉ đơn giản là đoán xem lệnh Buy và Sell của mình sẽ đi đến đâu. Và suy đoán này cuối cùng sẽ dẫn bạn đến thua lỗ (hoặc thua lỗ nhiều hơn).


Lời kết


Price Action là một trong những phương pháp giao dịch phổ biến nhất, nhưng bạn cần học và áp dụng 4 quy tắc trên nếu muốn trở thành một nhà giao dịch hành động giá thành công.

Một số trader thích sử dụng các chỉ báo để nhận tín hiệu hành động giá, một số trader khác thì không dùng bất kỳ chỉ báo nào cả. Nếu bạn là một trong những trader thích giao dịch với biểu đồ trơn, thì việc tuân theo các quy tắc trên có thể giúp bạn giao dịch các tín hiệu hành động giá dễ dàng hơn mà không cần sự trợ giúp của bất kỳ chỉ báo nào cả!

Nguồn: brokerxplorer.com

Đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối:
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên