Giao dịch sóng hồi chuyên sâu (giao dịch pullback)

Giao dịch sóng hồi chuyên sâu (giao dịch pullback)

Giao dịch sóng hồi chuyên sâu (giao dịch pullback)

Nhật Hoài

Active Member
9,576
59,535
Bài này là giao dịch sóng hồi chuyên sâu - pull back trading, tất tần tật những thứ anh em cần biết trong cách giao dịch bắt con sóng hồi. Cách giải quyết khi thị trường chẳng hồi lại cho chúng ta lên tàu, và rất nhiều mẹo giao dịch sóng hồi hay khác.

Bài này gồm 2 phần. Anh em ĐỂ LẠI COMMENT để được tag vào phần sau luôn nhé, đọc dở chừng khó chịu lắm.

Giao dịch sóng hồi - Trade theo xu hướng


Trader giao dịch theo sóng hồi mà đi ngược xu hướng là chỉ có nước lỗ. Giao dịch sóng hồi mà cứ thích bắt đỉnh bắt đáy thì không ổn chút nào. Hoặc lại có kiểu bình thường thì giao dịch sóng hồi, lâu lâu tự nhiên hứng lại vào 1 lệnh bắt đỉnh (?). Vậy không ổn.

giao-dich-song-hoi-traderviet1.png


Để Giao dịch sóng hồi được hiệu quả, thị trường đang trade phải tồn tại 1 xu hướng, hoặc tăng hoặc giảm. Không được giao dịch khi thị trường đi ngang. Có thể sử dụng đường MA để xác định xu hướng.

giao-dich-song-hoi-traderviet6.png


Giao dịch sóng hồi - Xác định độ mạnh xu hướng


Không phải xu hướng nào cũng giống nhau. Có xu hướng có sóng hồi nông, xu hướng lại có sóng hồi sâu.

Dưới đây là 3 dạng xu hướng đơn giản:
  • Xu hướng mạnh: Giá tôn trọng đường MA 20 và nằm trên nó;
  • Xu hướng tốt: giá tôn trong đường MA 50 và nằm trên nó;
  • Xu hướng yếu: giá tôn trọng đường MA 200 và nằm trên nó.
Nên chọn giao dịch các xu hướng mạnh và tốt, tránh giao dịch xu hướng yếu.

Giao dịch sóng hồi - Xác định vùng giá trị


Trong xu hướng tăng, vùng giá trị là vùng giá mà khi vào lệnh ta có được sự hỗ trợ từ lực mua mạnh hơn quanh vùng giá đó.

Trong 1 xu hướng mạnh, vùng giá trị là tại đường MA 20.

Ví dụ:

giao-dich-song-hoi-traderviet5.png


Để ý giá rất tôn trọng đường MA 20 và nó đóng vai trò vùng giá tốt để buy lên.

Trong xu hướng tốt, vùng giá trị tại đường MA 50 hoặc tại kháng cự/ hỗ trợ cũ chuyển thành hỗ trợ/ kháng cự mới:

giao-dich-song-hoi-traderviet4.png


Cuối cùng trong xu hướng yếu, giá tôn trọng đường MA 200 làm vùng giá trị:

giao-dich-song-hoi-traderviet3.png


Nhớ rằng chúng ta sẽ chọn giao dịch quanh 1 vùng giá, không phải 1 mức giá xác định.

Giao dịch sóng hồi - Tín hiệu kích hoạt vào lệnh


Tín hiệu kích hoạt vào lệnh là 1 mẫu hình hoặc 1 thanh nến khiến bạn phải vào lệnh sau khi các điều kiện khác đã thoả mãn.

Trong trường hợp ta đang phân tích thì các điều kiện đã thoả mãn là: đi theo xu hướng, xu hướng đủ mạnh, và giao dịch tại vùng giá trị.

Ta sẽ chia làm các trường hợp với các tín hiệu kích hoạt vào lệnh khác nhau:

1, Xu hướng mạnh:

Ta đã biết rằng 1 xu hướng mạnh sẽ có các con sóng hồi nông và giá giữ liên tục trên đường MA 20 (với xu hướng tăng)

Điều này có nghĩa là chờ giá pull back để buy có thể khó khăn vì thường giá chỉ pull back 1 chút trước khi tăng trở lại.

Vậy nên 1 cách dễ dàng hơn là buy khi giá breakout ra khỏi cái đỉnh trước đó:

giao-dich-song-hoi-traderviet2.png


Cơ bản cũng là chiến lược pullback, nhưng lại vào lệnh theo kiểu breakout :D Nhớ là cách này chỉ áp dụng với xu hướng mạnh.

(CÒN TIẾP)

Còn 1/2 nội dung quan trọng nữa đang chờ anh em tại bài sau, anh em ĐỂ LẠI COMMENT để được tag vào nhé.

Nguồn TWR
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm
oh thật thú vị. tag mình vào phần 2 nhé. cảm ơn Nhật Hoài.
Vào lệnh khi break out khỏi swing high thì stoploss đặt chỗ nào nhỉ? Thủng MA20 hay là thủng swing low gần nhất? :D
 
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên