Góc nhìn Liên thị trường 04/05 - FED tăng lãi suất và phát đi tín hiệu có thể sớm dừng thắt chặt chính sách

Góc nhìn Liên thị trường 04/05 - FED tăng lãi suất và phát đi tín hiệu có thể sớm dừng thắt chặt chính sách

Góc nhìn Liên thị trường 04/05 - FED tăng lãi suất và phát đi tín hiệu có thể sớm dừng thắt chặt chính sách

Ngọc Hải DNH

Active Member
781
1,387
Đồng USD đã đảo chiều giảm mạnh, cùng thời điểm giá Vàng tăng vượt qua mức đỉnh trước đó dù FED tăng lãi suất. Có thể tâm lý kỳ vọng sớm dừng quá trình thắt chặt sẽ khiến cho xu hướng thị trường thay đổi.

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Sau hai ngày họp 2 – 3/5, các thành viên thuộc Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) của Fed đã nhất trí nâng lãi suất quỹ liên bang thêm 25 điểm cơ bản (bps). Kể từ tháng 3/2022 đến nay, Fed đã ra quyết định nâng lãi suất trong 10 cuộc họp liên tiếp, đưa lãi suất quỹ liên bang từ khoảng 0 – 0,25% lên khoảng 5 – 5,25%, tương ứng với mức cao nhất kể từ tháng 8/2007.

Lãi suất quỹ liên bang là mức giá mà các ngân hàng phải trả khi vay mượn lẫn nhau theo kỳ hạn qua đêm, nhưng cũng gián tiếp ảnh hưởng nhiều hoạt động kinh tế khác như cho vay mua nhà, mua xe hơi, thẻ tín dụng, ….

upload_2023-5-4_9-17-29.png


Sự chú ý của nhà đầu tư hướng tới việc liệu Fed có dừng nâng lãi suất sau cuộc họp này hay không, đặc biệt là trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế suy yếu và cuộc khủng hoảng ngân hàng khiến Phố Wall lo sợ vẫn chưa có hồi kết.

Trong thông cáo sau cuộc họp, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) nhận định: “Các điều kiện tín dụng thắt chặt hơn đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp nhiều khả năng sẽ đè nặng lên hoạt động kinh tế, thuê lao động và lạm phát ”.

Khác biệt lớn nhất trong thông cáo lần này và thông cáo sau cuộc họp lần trước vào ngày 21 – 22/3 nằm ở phần định hướng chính sách trong tương lai.

Thông cáo hồi tháng 3 viết: “Ủy ban dự đoán rằng chính sách tiền tệ sẽ cần tiếp tục cứng rắn để đạt đến mức thắt chặt cần thiết nhằm đưa lạm phát dần quay về ngưỡng 2%. Khi xác định mức độ tăng trong khoảng lãi suất mục tiêu, Ủy ban sẽ tính đến tác động thắt chặt lũy kế của chính sách tiền tệ, độ trễ khi chính sách tiền tệ ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế và lạm phát, cũng như những diễn biến kinh tế và tài chính”.

Thông cáo ngày 3/5 viết: “Khi xác định mức độ cần thiết phải tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ cứng rắn nhằm đưa lạm phát về ngưỡng 2%, Ủy ban sẽ tính đến tác động thắt chặt lũy kế của chính sách tiền tệ, độ trễ khi chính sách tiền tệ ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế và lạm phát, cũng như những diễn biến kinh tế và tài chính”.

Có thể thấy, trong thông cáo sau cuộc họp gần đây nhất, FOMC đã loại bỏ dự đoán rằng “chính sách tiền tệ sẽ cần tiếp tục cứng rắn”, đồng thời không khẳng định cần “xác định mức độ tăng với khoảng lãi suất mục tiêu”. Thay vào đó, các quan chức Fed chỉ nói rằng sẽ đánh giá xem việc tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ cứng rắn là cần thiết hay không.

Trong cuộc họp báo chiều 3/5, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết “quyết định dừng tăng lãi suất vẫn chưa được đưa ra trong ngày hôm nay”, nhưng cũng lưu ý rằng những thay đổi trong câu chữ của thông cáo ngày 3/5 liên quan tới chính sách trong tương lai là “có ý nghĩa đáng kể”.

Theo CNBC, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones kết thúc phiên giao dịch ngày 3/5 giảm 270 điểm, tương đương 0,8%, dừng ở 33.414 điểm. S&P 500 giảm 0,7%, chốt phiên với 4.091 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite đi xuống 0,46%, đóng cửa ở mức 12.025 điểm. Cả ba chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đều ghi nhận chuỗi giảm ba ngày liên tiếp.

Số liệu tháng 3, giảm từ 6,6% của tháng 2, là mức thấp nhất kể từ khi Eurostat bắt đầu tổng hợp số liệu thất nghiệp vào tháng 4/1998. Tỷ lệ thất nghiệp trong toàn khu vực Liên minh châu Âu (EU) là 6% trong tháng 3, không thay đổi so với tháng 2.

Eurostat ước tính, trong toàn bộ EU gồm 27 quốc gia, 12,96 triệu người trưởng thành đang thất nghiệp trong tháng 3, trong đó có 11,01 triệu người ở khu vực Eurozone.

Số liệu của Eurostat cũng cho thấy, tại Đức - nền kinh tế lớn nhất Eurozone, tỷ lệ thất nghiệp là 2,8%, giảm từ mức 3% của cùng kỳ năm ngoái. Nền kinh tế lớn thứ hai - Pháp ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 6,9%. Thành viên Eurozone có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất là Tây Ban Nha, ở mức 12,8%.

Bên cạnh số liệu thị trường lao động khởi sắc, dữ liệu lạm phát tại châu Âu lại không mấy tích cực. Lạm phát tháng 4 tại Eurozone đã tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu tháng tăng đầu tiên sau 5 tháng giảm liên tiếp trước đó.

Dữ liệu tháng 4 có thể sẽ thúc đẩy Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tiếp tục tăng lãi suất trong cuộc họp chính sách ngày 4/5 do lạm phát vẫn cao hơn mục tiêu 2%.



GÓC NHÌN LIÊN THỊ TRƯỜNG

Thị trường chứng khoán giảm mạnh sau khi FED công bố tăng lãi suất, mặc dù thị trường đã đánh giá được điều này từ trước đó và có các dự đoán về khả năng FED sẽ sớm dừng quá trình thắt chặt chính sách.

Hiện diễn biến giảm trở lại của thị trường chứng khoán với các lo ngại khủng hoảng hệ thống ngân hàng khi tình hình thắt chặt chính sách tiền tệ vẫn được duy trì. Trong bối cảnh này các lo ngại kinh tế sẽ suy yếu vẫn còn hiện hữu.

upload_2023-5-4_8-52-57.png


Thị trường chứng khoán đảo chiều giảm từ mức đỉnh cũ và đang có dấu hiệu sẽ giảm xuống vùng dưới 4000 điểm trong thời gian này. Tín hiệu nến đang cho thấy được chỉ số SPX sẽ có thể giảm sau khi đã hình thành mẫu nến này.

Trong khi đó lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ quay đầu giảm mạnh đang xác nhận tâm lý lo ngại rủi ro đang trở lại, có thể là thị trường đã đánh giá được trước áp lực lạm phát cao và lãi suất tăng cao thì tình hình kinh tế sẽ suy yếu và từ đó có thể dẫn đến các lo ngại về khủng hoảng kinh tế sớm hơn. Do vậy hiện tại lợi suất trái phiếu quay đầu giảm mạnh làm tăng các lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế.

Đồ thị lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm và 10 năm hiện đang giảm xuống thấp hơn mức đáy ngắn hạn, có thể sẽ hình thành dạng phá vỡ để giảm về mức thấp hơn. Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 2 năm là thước đo tương đối nhạy cảm với lãi suất thực tế hiện tại do đó khi chúng ta thấy xu hướng giảm của lạm phát và lợi suất trái phiếu 2 năm sẽ báo hiệu sớm cho xu hướng giảm của lãi suất. Mặc dù có độ trễ nhất định.

upload_2023-5-4_9-2-43.png


Đồ thị chỉ số đồng USD đảo chiều giảm mạnh trong bối cảnh thị trường đang đánh giá khả năng FED sẽ thay đổi từ thắt chặt sang tạm dừng quá trình tăng lãi suất, hiện tại USD index đã giảm xuống dưới vùng đáy cũ và trước đó tín hiệu phá vỡ đường xu hướng ngắn hạn đã không còn được hỗ trợ.

Hiện tại xu hướng giảm của lợi suất trái phiếu tiếp tục là tín hiệu hỗ trợ cho xu hướng giảm của đồng USD. Có thể vùng đáy thấp nhất hiện tại sẽ khó có thể được giữ vững trong bối cảnh này.

Dự báo sắp tới ECB sẽ tiếp tục tăng lãi suất sẽ hỗ trợ đồng EUR tăng so với USD và có thể đây sẽ là tín hiệu để chỉ số USD index tiếp tục đà giảm và có thể phá vỡ đáy cũ trong tuần này.



NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG

Giá vàng thế giới rạng sáng hôm nay tăng mạnh với vàng giao ngay tăng 35 USD lên mức 2.051,6 USD/ ounce. Vàng tương lai tháng 6 giao dịch lần cuối ở mức 2.072,1 USD/ ounce, tăng 35,1 USD so với rạng sáng ngày trước đó.

Thị trường vàng giữ tất cả các mức tăng gần đây khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell báo hiệu khả năng tạm dừng thắt chặt sau một đợt tăng lãi suất 25 điểm cơ bản khác.

upload_2023-5-4_9-9-12.png


Giá Vàng đã vượt qua kháng cự 2028$/oz sau khi FED tăng lãi suất, hiện tại xu hướng tăng đang chững lại với áp lực đóng vị thế mua nhưng có vẻ như xu hướng tăng của Vàng sẽ còn tiếp diễn khi đồng USD giảm mạnh và các lo ngại suy thoái kinh tế cũng như tác động từ lo ngại khủng hoảng hệ thống ngân hàng.

Đồ thị tương quan cho thấy USD và lợi suất trái phiếu đồng loạt giảm mạnh sẽ là tín hiệu hỗ trợ cho Vàng tăng, do đó trong thời điểm này các chiến lược bán Vàng sẽ khó có thể đạt được mục tiêu rõ ràng và xác xuất thua sẽ cao hơn.

Phân tích kỹ thuật hiện cho thấy giá Vàng sẽ có thể chững lại nhưng động lực giảm sẽ không được duy trì và xác nhận rõ ràng ở thời điểm này.



NHẬN ĐỊNH GIÁ DẦU

Reuters đưa tin, kết thúc phiên giao dịch ngày 3-5, giá dầu giảm 4%, kéo dài đà giảm sâu từ phiên trước đó sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất và khi các nhà đầu tư lo ngại về “sức khỏe” của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Mỹ nói riêng.

Giá dầu Brent giao tháng 7 giảm 2,99 USD, tương đương 4%, xuống mức 72,33 USD/thùng - mức đóng cửa thấp nhất của mặt hàng dầu chuẩn toàn cầu này kể từ tháng 12-2021. Đáng chú ý, trong phiên, giá dầu Brent chạm mức thấp nhất 71,7 USD/thùng - mức thấp nhất kể từ ngày 20-3.

Tương tự, giá dầu WTI của Mỹ giảm 3,06 USD, tương đương 4,3%, xuống mức 68,6 USD/thùng. Mức thấp nhất trong phiên của WTI là 67,95 USD/thùng - thấp nhất kể từ ngày 24-3.

Ở ngay phiên trước đó, cả hai điểm chuẩn đã giảm 5% - mức giảm phần trăm hàng ngày lớn nhất kể từ đầu tháng 1 bởi lo ngại khả năng vỡ nợ của Mỹ cùng lãi suất tăng.

Cũng gây áp lực lên giá dầu là dữ liệu từ Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy tồn kho xăng của Mỹ bất ngờ tăng 1,7 triệu thùng vào tuần trước trong khi các nhà phân tích dự đoán mức giảm 1,2 triệu thùng. Mức tăng này gấp bốn lần so với báo cáo của Viện Dầu khí Mỹ (API) trước đó một ngày rằng dự trữ xăng tăng 400.000 thùng.

upload_2023-5-4_9-15-21.png


Đồ thị phân tích kỹ thuật xác nhận giá Dầu đã giảm xuống mức đáy thấp nhất trước đó, tín hiệu điều chỉnh tăng nhẹ trở lại có thể hình thành đẩy giá lên vùng 71 $/thùng

Chiến lược bán Dầu trong các phiên trước đó đã đạt mục tiêu kỳ vọng và có thể hiện tại các vị thế bán sẽ được đóng để chờ một tín hiệu mới.

Good luck!

Bài viết được tài trợ bởi XM - công ty Fintech được cấp phép và kiểm soát, với 13 năm kinh nghiệm. Xem chi tiết tại đây
[TBODY] [/TBODY]
 

Giới thiệu sách Trading hay
Các Phương Pháp Price Action Kinh Điển

Bộ sách tổng hợp các phương pháp Price Action truyền thống và hiện đại, với các hướng dẫn cụ thể và dễ áp dụng cho nhà giao dịch
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên