Góc nhìn Liên thị trường 10/04 - USD có dấu hiệu tăng lại sau báo cáo lao động

Góc nhìn Liên thị trường 10/04 - USD có dấu hiệu tăng lại sau báo cáo lao động

Góc nhìn Liên thị trường 10/04 - USD có dấu hiệu tăng lại sau báo cáo lao động

Ngọc Hải DNH

Active Member
781
1,387
Đồng USD có những tín hiệu cho thấy khả năng phục hồi tăng trở lại sau báo cáo lao động hôm thứ 6. Mặc dù động lực tăng có phần chững lại và chưa thật sự rõ ràng nhưng cũng cho thấy được khả năng hình thành tín hiệu đảo chiều tăng trong tháng mới

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 7/4, tỷ lệ thất nghiệp của nước này đã giảm nhẹ trong tháng 3. Tuy nhiên, tăng trưởng việc làm vẫn mạnh mẽ, dấu hiệu cho thấy thị trường lao động tiếp tục thắt chặt.

Trong tháng 3, các lĩnh vực phi nông nghiệp của nền kinh tế Mỹ đã tạo thêm 236.000 việc làm. Dữ liệu của tháng Hai cũng được điều chỉnh cao hơn với 326.000 việc làm được tạo thêm, thay vì 311.000 như báo cáo trước đó. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm nhẹ xuống 3,5%, từ mức 3,6% trong tháng Hai.

Trong khi đó, thu nhập trung bình theo giờ tăng 0,3% trong tháng Ba, sau khi tăng 0,2% trong tháng trước đó. Mức tăng lương hàng năm đã giảm xuống còn 4,2%, từ mức 4,6% của tháng Hai, song vẫn ở mức cao với mục tiêu lạm phát 2% của Cục Dự trữ liên bang (Fed).

Tỷ lệ người dân tham gia lực lượng lao động, bao gồm những người đang làm việc hoặc đang tìm việc, tăng lên 62,6%, mức cao nhất trong vòng ba năm, tập trung chủ yếu ở nam giới và những người từ 55 tuổi trở lên.

Hoạt động tuyển dụng tập trung vào một số lĩnh vực như giải trí và khách sạn cũng như chăm sóc sức khỏe, những lĩnh vực đang phải vật lộn với tình trạng thiếu lao động trầm trọng. Các lĩnh vực khác hoạt động tuyển dụng có phần chậm lại do nhu cầu yếu hơn.

Báo cáo cho thấy các nhà tuyển dụng đã cắt giảm việc làm trong lĩnh vực thương mại bán lẻ và các dịch vụ trợ giúp tạm thời. Ngoài ra, số lượng người thất nghiệp lâu dài đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2020. Việc sa thải vốn bắt đầu trong các lĩnh vực bao gồm công nghệ và ngân hàng, hiện đang lan sang các ngành khác. General Motors đã cắt giảm 5.000 việc làm trong tuần này, trong khi Walmart đang cắt giảm nhân sự kho hàng trên toàn quốc.

Các chi tiết của báo cáo cho thấy thị trường lao động đang hạ nhiệt. Tuần làm việc trung bình giảm xuống còn 34,4 giờ, mức thấp nhất kể từ tháng 4/2020, phản ánh xu hướng cắt giảm giờ làm của các doanh nghiệp do nhu cầu giảm. Các dữ liệu khác trong tuần này cũng chỉ ra nhu cầu đối với người lao động thấp hơn. Cơ hội việc làm trong tháng Hai lần đầu tiên giảm xuống dưới 10 triệu việc làm sau gần hai năm, trong khi các dữ liệu về số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã được điều chỉnh cho phù hợp với các đợt sa thải gần đây.

Mặc dù thị trường lao động có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng tăng trưởng việc làm vẫn mạnh mẽ, khiến các chuyên gia kinh tế càng thêm kỳ vọng Fed tiếp tục tăng lãi suất trong năm nay. Theo công cụ FedWatch của CME Group, thị trường tài chính vẫn đang nghiêng về việc Fed sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp chính sách ngày 2-3/5 tới.

Theo các nhà kinh tế, thông báo cắt giảm sản lượng bất ngờ của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, hay còn gọi là OPEC+, đang làm phức tạp thêm nhiệm vụ hạ nhiệt nền kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và có thể làm trầm trọng thêm vấn đề lạm phát tại Mỹ.

Giá năng lượng thế giới đã tăng mạnh hồi năm ngoái sau khi bùng phát xung đột Nga-Ukraine. Tình trạng này đã đẩy lạm phát toàn cầu tăng vọt ngay khi các nền kinh tế lớn trên thế giới bắt đầu tái cân bằng sau đại dịch.

Sau đó, đà giảm của giá năng lượng đã giúp hạ nhiệt lạm phát tại Mỹ, vốn đã giảm từ 9,1% vào tháng Sáu, mức cao nhất trong 40 năm, xuống còn 6% vào tháng Hai.

Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, giá năng lượng đã tăng 5% trong tháng Hai so với cùng tháng một năm trước, và thấp hơn nhiều so với mức tăng 41,3% hồi tháng 6/2022.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen bày tỏ tin tưởng rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng, bất chấp những lo ngại ngày càng gia tăng về nguy cơ suy thoái kinh tế sau những bất ổn gần đây trong lĩnh vực ngân hàng.

(Tham khảo VietnamBiz)​



GÓC NHÌN LIÊN THỊ TRƯỜNG


Thị trường chứng khoán đóng cửa vào phiên thứ 6 do đó các nhận định sẽ tương tự bài viết trước. Hiện tại động lực hỗ trợ thị trường chứng khoán vẫn còn nhưng trong bối cảnh này để thị trường vượt qua được những giới hạn trong nhiều tháng thì có thể sẽ cần những tin tức mới thật sự hỗ trợ.

upload_2023-4-10_8-8-16.png


Nhắc lại về đồ thị chỉ số chứng khoản trong phần đánh giá tổng quan hiện tại, chỉ số SPX hiện tại vẫn còn những mức kháng cự để có thể đánh giá được động lực tăng có được duy trì tiếp điễn hay không. Hiện nếu chúng ta đánh giá dựa trên đồ thị khả năng chỉ số SPX đảo chiều tăng mạnh sẽ khó được duy trì bởi mặc dù FED có động thái rõ ràng về lãi suất nhưng vẫn sẽ cần khá nhiều thời gian để có thể giảm lãi suất thực do đó dòng tiền vẫn sẽ cần thêm thời gian để thật sự quay trở lại thị trường đầu tư

Lợi suất trái phiếu hiện tại đã có những dấu hiệu phục hồi tăng theo xu hướng tăng của đồng USD. Có thể lý giải phần nào sau báo cáo lao động thì thị trường cho rằng vẫn còn mạnh mẽ do đó FED có thể sẽ căn cứ vào đây để đưa ra những quyết định sẽ vẫn có thể tăng lãi suất thêm nhiều hơn 1 lần nữa, hiện tại thì thị trường cũng đã có những đánh giá về khả năng FED sẽ tiếp tục tăng 25 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng 4 tới đây.

upload_2023-4-10_8-14-53.png


Đồ thị chỉ số DXY hiện tại đã có những tín hiệu tăng điều chỉnh nhẹ nhưng vẫn còn ở dưới đường kháng cự do đó khá khó để xác nhận được xu hướng đảo chiều hoàn toàn trong bối cảnh này. Nếu xét về mặt phân tích kỹ thuật thì hiện tại thì chỉ số DXY vẫn đang trong một xu hướng giảm khi chưa phá vỡ được trendline trên hình.

Chúng ta có thể sẽ cần có thêm thời gian để đánh giá nhưng với quan điểm cá nhân tôi khi thị trường quay lại kỳ vọng về việc tăng lãi suất vẫn tiếp diễn thì khả năng USD và lợi suất trái phiếu sẽ có những sự hỗ trợ nhất định để có thể đảo chiều tăng mạnh mẽ hơn trong tháng 4.

Cũng thời điểm này chênh lệch lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 2 năm hiện đã có những dấu hiêu giảm trở lại báo hiệu cho các lo ngại về khả năng kinh tế chậm lại và có thể suy thoái vẫn còn, kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái thì xu hướng dịch chuyển dòng tiền về nắm giữ USD sẽ tăng lên.



NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG

Tuần qua được đánh giá là tuần thăng hoa đối với vàng khi liên tục tăng mạnh từ mức 1.949 USD/ounce lên mức 2.031 USD/ounce, sau đó giảm xuống sát 2.000 USD/ounce và đóng cửa ở mốc 2.007 USD.

Sở dĩ giá vàng đã liên tục tăng mạnh trong tuần này do các nhà đầu tư kỳ vọng Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ ngừng tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 5 sắp tới do bất ổn trên thị trường tài chính - ngân hàng đang gia tăng. Điều này khiến lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ và đồng USD cũng sụt giảm.

Mặc dù động lực tăng giá vàng vẫn mạnh mẽ, nhưng ngày càng có nhiều nhà phân tích cho rằng thị trường vàng có thể sẽ củng cố trước khi bứt phá lên trên mức cao nhất mọi thời đại.

Kết quả khảo sát vàng hàng tuần của Kitco News cho thấy các nhà đầu tư bán lẻ vẫn cực kỳ lạc quan về vàng với dự báo kim loại quý này sẽ kiểm tra mức kháng cự ngay dưới 2.050 USD/ounce.
Trong khi đó, mặc dù tỏ ra thận trọng trong ngắn hạn, các nhà phân tích Phố Wall vẫn cho rằng vàng vẫn là một lựa chọn mua vững chắc khi bất ổn tiếp tục thống trị thị trường tài chính.

Tuần này, trong số các nhà phân tích Phố Wall tham gia khảo sát vàng, có 50% lạc quan về giá vàng trong thời gian tới. Trong khi đó, có tới 2/3 số nhà đầu tư bán lẻ tham gia các cuộc thăm dò trực tuyến dự báo vàng sẽ tăng trong tuần tới.

upload_2023-4-10_8-29-50.png

Tâm lý lạc quan trên thị trường vàng tương đối không thay đổi so với tuần trước và xuất hiện khi giá vàng kết thúc tuần với mức tăng gần 2% so với thứ 6 tuần trước.

Tương tự, tại cuộc khảo sát trực tuyến ở Main Street với 647 nhà đầu tư tham gia trả lời, có tới 66% nhận định giá vàng hôm nay sẽ tăng, 19% dự đoán giảm và số còn lại cho rằng đi ngang.

upload_2023-4-10_8-30-22.png


Dưới góc nhìn Liên thị trường được phản ảnh trên đồ thị sự tương quan giữa Vàng và USD, lợi suất trái phiếu đã nghịch đảo trở lại, với sự phục hồi tăng của USD và lợi suất trái phiếu thì đang hỗ trợ cho giá Vàng quay trở lại xu hướng giảm. Mặc dù sự phục hồi đó của USD và lợi suất trái phiếu vẫn chưa đủ mạnh nhưng có thể thấy dấu hiệu bắt đầu xuất hiện sẽ là một công cụ chỉ báo cho việc kỳ vọng Vàng sẽ hạ nhiệt hoặc quay đầu giảm trong tuần này

Đánh giá theo đồ thị phân tích kỹ thuật Vàng hiện vẫn đang được giao dịch trên ngưỡng kháng cự 1990$/oz do đó sẽ chưa thể đánh giá được liệu có thể quay đầu giảm xuống dưới mức 1975$/oz được hay không nhưng theo quan điểm cá nhân tôi xác xuất để Vàng giảm đang tăng lên.

Đồ thị H4 hiện cho thấy khả năng giảm vẫn đang có những kỳ vọng cao hơn khi nến đã xuất hiện lực bán ngay khi mở cửa phiên hôm nay. Dự báo có thể Vàng sẽ tiếp tục giảm nếu động lực kỳ vọng USD và lợi suất trái phiếu tăng vẫn đang chiếm ưu thế hiện tại



NHẬN ĐỊNH GIÁ DẦU

Chuỗi tăng giá của hai mặt hàng dầu chuẩn Brent và WTI vẫn tiếp tục và chưa có dấu hiệu đứt gãy. Nhiều chuyên gia cho rằng, đà tăng này của giá dầu vẫn sẽ kéo dài.

Sự tăng phi mã của giá dầu trong tuần trước chịu tác động mạnh bởi quyết định giảm sản lượng tự nguyện của nhiều thành viên của OPEC+ ngay trước thềm cuộc họp của các bộ trưởng nhóm này.

Thay vì giữ nguyên việc cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày từ tháng 10-2022, một số thành viên của OPEC+ đã thống nhất cắt giảm thêm sản lượng, đẩy tổng sản lượng cắt giảm lên tới 3,66 triệu thùng/ngày, khoảng 3,7% nhu cầu toàn cầu. Việc cắt giảm này sẽ bắt đầu từ tháng sau cho đến hết năm.

Theo OPEC, việc cắt giảm này là biện pháp phòng ngừa nhằm hỗ trợ thị trường dầu ổn định. Việc cắt giảm cũng sẽ trừng phạt những người bán khống dầu hoặc đặt cược vào việc giá dầu giảm.

Theo dữ liệu của Bộ Năng lượng Nga, nước này bơm trung bình 1,285 triệu tấn dầu thô mỗi ngày trong tháng Ba, tương đương 9,4 triệu thùng dầu mỗi ngày. Như vậy, so với sản lượng 10,1 triệu thùng dầu được bơm mỗi ngày vào tháng Hai, sản lượng đã giảm 700.000 thùng.

Hồi đầu tháng Ba, Nga cam kết hạn chế sản lượng dầu thô 500.000 thùng mỗi ngày từ tháng Ba đến tháng 12 để trả đũa lệnh áp trần giá dầu của phương Tây. Mức giảm tháng trước theo dữ liệu của Bộ Năng lượng Nga đã cao hơn 40% mục tiêu đề ra.

Tuy nhiên, các ước tính khác cho thấy sản lượng dầu mỏ của Nga tháng trước không suy giảm.
Cùng với đó, dữ liệu kinh tế mới nhất từ Trung Quốc cho thấy tốc độ phục hồi sau đại dịch của nước này đã hạ nhiệt.

Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới. Hoạt động sản xuất sụt giảm và thắt chặt nguồn lao động đã dẫn tới suy giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng, kìm hãm đà tăng của giá dầu.

as3.amazonaws.com_barchart_php_www_media_interactive_1681090666_1028314298.png


Phân tích kỹ thuật cho thấy giá Dầu Brent giao tháng 5 hiện tại vẫn đang có sự thận trọng đi ngang khi chưa vượt qua được kháng cự 88$/thùng

Xu hướng hiện đang đi ngang sau những tin tức khá bất ngờ diễn ra trong bối cảnh nhu cầu vẫn còn hạn chế.

Đánh giá khách quan thì hiện tín hiệu giao dịch chưa thật sự rõ ràng. Có thể giá sẽ vẫn duy trì đi ngang trong biên độ nhỏ do đó sẽ chưa phải là thời điểm thích hợp để đưa ra các đánh giá cũng như chiến lược giao dịch lúc này.

Good luck!

Bài viết được tài trợ bởi XM - công ty Fintech được cấp phép và kiểm soát, với 13 năm kinh nghiệm. Xem chi tiết tại đây.
[TBODY] [/TBODY]
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên