Góc nhìn Liên thị trường 22/05 - Tâm lý thận trọng chờ cuộc gặp đàm phán trần nợ công hôm nay

Góc nhìn Liên thị trường 22/05 - Tâm lý thận trọng chờ cuộc gặp đàm phán trần nợ công hôm nay

Góc nhìn Liên thị trường 22/05 - Tâm lý thận trọng chờ cuộc gặp đàm phán trần nợ công hôm nay

Ngọc Hải DNH

Active Member
781
1,387
Thị trường hiện vẫn đang tương đối thận trọng trong phiên đầu tuần khi mà các tin tức về trần nợ vẫn chưa được thông qua. Hiện các lo ngại đã trở lại vào thứ 6 đẩy giá Vàng đảo chiều tăng và đồng USD có nhịp điều chỉnh chững lại.

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Theo Reuters, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy sẽ gặp nhau để thảo luận về trần nợ vào thứ Hai, sau một cuộc điện đàm "hiệu quả" khi tổng thống quay trở lại Washington, hai bên cho biết vào ngày 21 tháng 5. Chủ nhật.

McCarthy, nói chuyện với các phóng viên tại Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ sau cuộc gọi, cho biết đã có các cuộc thảo luận tích cực về việc giải quyết cuộc khủng hoảng và các cuộc đàm phán cấp nhân viên sẽ được nối lại sau đó vào Chủ nhật.

Biden, trước khi rời Nhật Bản sau hội nghị thượng đỉnh G7 trước đó vào Chủ nhật, cho biết ông sẵn sàng cắt giảm chi tiêu cùng với điều chỉnh thuế để đạt được thỏa thuận nhưng đề nghị mới nhất từ mức trần của đảng Cộng hòa là "không thể chấp nhận được".

Còn chưa đầy hai tuần nữa là đến ngày 1 tháng 6, khi Bộ Tài chính cảnh báo rằng chính phủ liên bang có thể không trả được tất cả các khoản nợ của mình, thời hạn mà Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen đã tái khẳng định vào Chủ nhật . Thất bại trong việc dỡ bỏ trần nợ sẽ gây ra tình trạng vỡ nợ gây ra sự hỗn loạn trên thị trường tài chính và lãi suất tăng vọt.

Theo CNBC, trong phiên giao dịch ngày 19/5, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đã giảm 109 điểm, tương đương 0,33% và đóng cửa với 33.427 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,14%, còn 4.192 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite cũng mất 0,24%, chốt phiên với 12.658 điểm.

Nếu xét trong tuần thứ 3 của tháng 5, cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều có kết quả tích cực. S&P 500 và Nasdaq Composite lần lượt tăng 1,65% và 3,04%, đạt kết quả hàng tuần tốt nhất kể từ tháng 3. Trong khi đó, Dow Jones đã tăng nhẹ 0,38%.

Phát biểu tại một hội nghị tiền tệ ở thủ đô Washington, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết rắc rối trong lĩnh vực ngân hàng có thể giúp các nhà hoạch định chính sách không cần tăng lãi suất quá cao để khống chế lạm phát .

Theo ông Powell, các sáng kiến mà Fed sử dụng để giải quyết các vấn đề gần đây của ngành ngân hàng đã giúp ngăn chặn tình huống xấu nhất xảy ra. Song, ông lưu ý rằng cuộc khủng hoảng của Silicon Valley Bank và các nhà băng khu vực khác có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế.

“Các công cụ ổn định tài chính của chúng tôi đã giúp làm dịu môi trường ngân hàng. Mặt khác, các diễn biến đó lại đang góp phần gây ra tình trạng thắt chặt tín dụng và có khả năng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, hoạt động tuyển dụng và lạm phát”, ông Powell cho hay.

“Do đó, chúng tôi có thể không cần phải tăng lãi suất chính sách lên cao [như dự định ban đầu] để hoàn thành mục tiêu chống lạm phát. Tất nhiên, vẫn còn nhiều yếu tố khó lường khác [cần cân nhắc]”, Chủ tịch Fed tiếp tục.

Hiện tại, thị trường tài chính dự đoán Fed sẽ tạm ngừng tăng lãi suất tại cuộc họp tháng 6. Tuy nhiên, quan điểm của nhà đầu tư cũng rất dễ thay đổi, trong bối cảnh các quan chức Fed vẫn đang cân nhắc tác động của chính sách với lạm phát.

Cũng tại sự kiện, ông Powell lưu ý rằng lạm phát vẫn còn cao, theo CNBC. Chia sẻ với các khán giả, ông nói: “Lần đầu tiên trong đời, nhiều người đang phải chật vật với lạm phát cao”.

“Chúng tôi cho rằng nếu Fed thất bại trong việc khống chế lạm phát, chúng tôi không chỉ kèo dài nỗi đau của người tiêu dùng mà cuối cùng còn làm tăng chi phí xã hội để ổn định giá cả trở lại.

Điều này thậm chí còn gây ra tác hại lớn hơn cho nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp. Fed muốn tránh kịch bản đó bằng cách kiên định theo đuổi các mục tiêu đã đề ra”, ông Powell nhấn mạnh.

Chủ tịch Fed cho biết chính sách của ngân hàng trung ương Mỹ hiện đang “kìm hãm” nhu cầu và các quyết định chính sách tương lai sẽ phụ thuộc vào dữ liệu chứ không phải theo một lịch trình sẵn.



GÓC NHÌN LIÊN THỊ TRƯỜNG

Tâm lý thị trường có phần tích cực lại khi nhiều kỳ vọng cho khả năng đạt được thỏa thuận nâng trần nợ công của Mỹ vào tuần qua, tuy nhiên đến phiên cuối tuần thị trường đã bắt đầu có những sự thận trọng khi cuộc họp sẽ dời lại vào thứ 2 tuần này. Điều này khiến thị trường có phần thận trọng bởi không chắc chắn về khả năng đạt được thỏa thuận lâu dài. Trong trường hợp chỉ gia hạn trong một khoảng thời gian nhất định thì bối cảnh sẽ còn nhiều vấn đề xảy ra, trong khi đó thì FED vẫn bỏ ngỏ khả năng tăng lãi suất trong tháng 6.

upload_2023-5-22_8-17-48.png


Đồ thị chỉ số chứng khoán SPX đã tăng vượt qua mức kháng cự 4168 hướng đến sát mốc 4200 điểm, hiện tại đang chững lại với tâm lý thận trọng. Tuy nhiên, từ lâu diễn biến thị trường chứng khoán có thể đã không còn là công cụ xác định tâm lý thị trường bởi trong bối cảnh lãi suất vẫn còn cao thì đà tăng của thị trường chứng khoán vẫn có thể mang tính tạm thời.

Đỉnh của lãi suất thì sẽ là đáy của thị trường, do đó khi FED bắt đầu phát đi tín hiệu cắt giảm lãi suất thì có thể phải cần đến nửa năm để thị trường bắt đầu thay đổi theo hướng tích cực hơn. Cho đến hiện tại FED vẫn còn bỏ ngỏ khả năng lãi suất vào tháng 6 này. Như vậy nghĩa là có thể FED sẽ còn duy trì mức lãi suất cao hiện tại trong năm nay, mức lãi suất vẫn còn cao do đó đây vẫn còn là rào cản cho nền kinh tế.

upload_2023-5-22_8-35-11.png


Trong cùng thời điểm này chỉ số đồng USD đã có sự điều chỉnh giảm theo dự báo vào phiên cuối tuần vừa qua xuống lại mức 103, vùng hỗ trợ trước đó đã phá vỡ xu hướng ở ngưỡng 102.7 đã được xác nhận do đó có thể giá sẽ hình thành tín hiệu tăng trở lại sau khi thỏa thuận nâng trần nợ công được thông qua.

Trong khi đó USD vẫn sẽ còn có thể tăng khi các số liệu cho thấy tình hình sức khỏe kinh tế Mỹ vẫn đang ổn định, lạm phát hiện đang giảm theo dự kiến mặc dù chưa đạt được mức mục tiêu 2%. Theo đánh giá thì sẽ có thể cần đến hết năm nay lạm phát mới thật sự giảm khi giá năng lượng và thực phẩm hạ nhiệt.

Về sự tương quan hiện tại cho thấy được lợi suất trái phiếu dù đã xác nhận tăng mạnh nhưng hiện vẫn đang trong một xu hướng thận trọng, nhịp điều chỉnh giảm vừa rồi có thể sẽ là tín hiệu chững lại tạm thời khi thị trường thận trọng với cuộc họp nâng trần nợ công sắp tới.

Như vậy sự tương quan hiện tại đang cho thấy được tâm lý thận trọng và chưa có được dấu hiệu sẽ đảo chiều tăng trở lại trong phiên đầu tuần.

Đồ thị phân tích kỹ thuật chỉ số USD index đã xác nhận vượt qua kháng cự 102.7, đây sẽ là vùng hỗ trợ cho nhịp điều chỉnh giảm lần này, nếu tin tức được công bố đạt được các kỳ vọng của thị trường thì có thể trong tuần này đồng USD sẽ phục hồi tăng trở lại từ vùng hỗ trợ trên.

Trong trường hợp đồng USD đảo chiều giảm xuống dưới mức hỗ trợ này thì có thể xu hướng sẽ thay đổi và cần thời gian tích lũy đi ngang.



NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG

Tuần trước, giá vàng thế giới đã giảm xuống dưới mức 2.000 USD/ounce. Kết quả khảo sát của Kitco cho thấy, các nhà phân tích Phố Wall lo ngại rằng đợt bán tháo có thể chưa kết thúc. Tâm lý bi quan của các nhà đầu tư bán lẻ trên Main Street cũng tăng lên đáng kể, nhưng nhóm đầu cơ giá lên vẫn dẫn đầu trong tuần này.

Một trong những yếu tố chính đè nặng lên vàng là sự vươn lên của đồng USD. Đồng bạc xanh đã tăng nhờ dữ liệu vĩ mô ổn định của Mỹ, điều này đã buộc thị trường phải định giá lại kỳ vọng tăng lãi suất của Fed. Công cụ CME FedWatch hiện nhận thấy 44% khả năng lãi suất sẽ tăng thêm 25 điểm cơ bản vào tháng 6.

Trước đó, thị trường gần như chắc chắn rằng Fed sẽ tạm dừng vào tháng 6 sau khi tăng lãi suất 5% chỉ trong hơn một năm. Một số quan chức của Fed cũng đã phản đối ý tưởng tạm dừng vào tháng 6. Cùng với đó, thị trường bắt đầu đảo ngược việc đặt cược cắt giảm lãi suất vào cuối năm.

upload_2023-5-22_8-56-57.png

Kết quả thăm dò của Kitco News tuần này cho thấy hầu hết trong số 15 nhà phân tích Phố Wall tham gia khảo sát đều tỏ ra bi quan khi được hỏi về kỳ vọng giá vàng của họ trong tuần 22-26/5, với 53% dự đoán giá sẽ giảm, chỉ có 20% lạc quan về giá và 27% có ý kiến trung lập.

Trên Phố Chính, các nhà đầu tư bán lẻ vẫn kỳ vọng giá tăng, nhưng tỷ lệ đặt cược giá tăng trong tuần 22-26/5 đã giảm đáng kể. Cụ thể, trong số 927 nhà đầu tư bán lẻ tham gia khảo sát, có 47% dự kiến giá sẽ tăng, 38% cho rằng giá sẽ giảm, và 15% dự báo giá đi ngang.

Các nhà đầu tư bán lẻ dự báo giá vàng vào thứ Sáu (26/5) sẽ ở mức 1.991 USD/ounce, cao hơn so với hiện tại.

upload_2023-5-22_8-57-37.png


Dưới góc nhìn Liên thị trường hiện tại sự suy yếu của đồng USD và lợi suất trái phiếu đang là tín hiệu hỗ trợ cho xu hướng phục hồi tăng của Vàng, trong cùng thời điểm này thị trường đang thận trọng trước các tin tức về trần nợ công và cuộc họp G7 do đó nhu cầu tìm đến tài sản phòng ngừa rủi ro vẫn còn.

Đồ thị phân tích kỹ thuật hiện tại phản ảnh được giá Vàng đã tăng lên trên ngưỡng 1975$/oz thể hiện được rằng tâm lý thị trường hiện đang có những diễn biến thận trọng và có thể với sự chững lại của đồng USD và Lợi suất trái phiếu thì giá Vàng sẽ có thể tiếp tục đà tăng.

Theo đánh giá khách quan thì hiện tại giá Vàng vẫn đang được hỗ trợ do đó các chiến lược bán xuống sẽ chưa có được tín hiệu hợp lý ở thời điểm này. Nhưng vị thế mua vào ở thời điểm này cũng tiềm ẩn rủi ro do đó có thể nên tạm thời đứng ngoài thị trường.



NHẬN ĐỊNH GIÁ DẦU

Ngay đầu phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá xăng dầu đã tăng nhẹ, đảo ngược đà giảm của hai phiên giao dịch cuối tuần trước. Giá dầu Brent tăng dần đến mốc 76 USD/thùng, giá dầu WTI tiến nhẹ đến mốc 72 USD/thùng.

Tuần trước, dù giá dầu liên tục biến động mạnh trong từng phiên giao dịch, giảm ba phiên và tăng hai phiên, nhưng giá dầu đã được trải nghiệm tuần tăng giá đầu tiên sau chuỗi bốn tuần “lao dốc không phanh. Theo Reuters, giá dầu đã tăng khoảng 2% trong tuần trước, chịu tác động mạnh bởi cuộc đàm phán về việc tăng trần nợ 31,4 nghìn tỉ USD của Mỹ giữa Nhà Trắng và Đảng Cộng hòa.

Ngoài trần nợ của Mỹ, sự tăng giá của giá dầu tuần trước còn chịu tác động bởi triển vọng thắt chặt nguồn cung ở Canada và nhiều nơi khác. Cháy rừng ở Alberta, Canada khiến việc sản xuất ít nhất 300.000 thùng dầu/ngày ở nước này bị gián đoạn. Tháng 5 cũng là tháng nhiều thành viên của OPEC+ bắt đầu cắt giảm sản lượng tự nguyện.

upload_2023-5-22_9-4-5.png


Đồ thị phân tích kỹ thuật cho thấy giá Dầu đã đảo chiều giảm mạnh xác nhận xu hướng giảm đã trở lại. Có thể với tín hiệu này thì giá Dầu sẽ giảm tiếp về vùng 69$/thùng hoặc có thể sẽ là vùng 67$/thùng

Theo đánh giá hiện vùng đỉnh 74$/thùng đã là vùng xác nhận đỉnh của xu hướng lần này, nến H4 hiện đã đóng cửa dưới vùng hỗ trợ 71.6$/thùng do đó có thể đây sẽ là tín hiệu xác nhận giá đảo chiều giảm tiếp diễn

Good luck!

Bài viết được tài trợ bởi XM - công ty Fintech được cấp phép và kiểm soát, với 13 năm kinh nghiệm. Xem chi tiết tại đây
[TBODY] [/TBODY]
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên