Góc nhìn Liên thị trường 27/04 - Biến động tương đối khó lường trước khi các tin tức quan trọng công bố

Góc nhìn Liên thị trường 27/04 - Biến động tương đối khó lường trước khi các tin tức quan trọng công bố

Góc nhìn Liên thị trường 27/04 - Biến động tương đối khó lường trước khi các tin tức quan trọng công bố

Ngọc Hải DNH

Active Member
781
1,387
Đồng USD bất ngờ đảo chiều giảm trở lại trong phiên hôm qua đã khiến cho các nhận định trở nên khó lường hơn, thị trường diễn biến thận trọng hơn trước khi FED công bố lãi suất. Hiện cũng đã có những tín hiệu cho thấy tỷ lệ kỳ vọng FED tăng 25 điểm cơ bản đang giảm xuống và cũng có ý kiến cho rằng FED sẽ dừng tăng lãi suất trong tháng 5 này.

TIN TỨC THỊ TRƯỜNG

Ngày 26/4, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones và S&P 500 đều mất điểm khi lo lắng của các nhà đầu tư đầu tư về sức khỏe của ngân hàng First Republic đã triệt tiêu sự phấn kích đối với kết quả kinh doanh khả quan của Big Tech (các công ty công nghệ lớn).

Theo CNBC, chỉ số Dow Jones đã giảm 228,96 điểm, tương đương 0,68% và kết thúc phiên giao dịch ở gần 33.300. Vào đầu phiên, chỉ số này từng tăng hơn 100 điểm sau báo cáo kết quả kinh doanh khả quan của Microsoft và Google.
Trong khi đó, S&P 500 trượt 0,38%, đóng cửa ở sát 4.056 điểm. Trái lại, chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite đã tăng 0,47%, lên 11.854 điểm.

Ngân hàng First Republic tiếp tục cắm đầu thêm gần 30% sau khi lao dốc 50% vào ngày 25/4. Trong phiên giao dịch ngày 26/4, cổ phiếu của First Republic đã liên tục bị ngừng giao dịch do biến động. Cuối ngày 24/4, ngân hàng khu vực này tiết lộ rằng tiền gửi đã giảm 40% trong quý I, chỉ còn 104,5 tỷ USD.

Thông tin trên lại một lần nữa làm dấy lên lo ngại về sức khỏe của hệ thống ngân hàng Mỹ. Bloomberg News cho biết các nhà quản lý ngân hàng Mỹ đang xem xét hạ cấp đánh giá về First Republic. Động thái trên có thể hạn chế khả năng vay tiền của ngân hàng này từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Những rắc rối không dứt của First Republic Bank đang làm tăng khả năng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) quyết định tạm dừng nâng lãi suất vào tuần tới, dù các nhà đầu tư vẫn cho rằng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tiếp tục chu kỳ chính sách.

Trong một ghi chú, hai nhà phân tích Krishna Guha và Peter Williams của hãng tư vấn Evercore ISI cho hay: “Chúng tôi không thể loại trừ khả năng vụ việc của First Republic có thể khiến Fed dừng tăng lãi suất vào tháng 5 và báo hiệu một đợt tăng khác vào tháng 6”.

Các quan chức Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách của Fed, sẽ tổ chức họp vào ngày 2 - 3/5.

Trong các tuần gần đây, họ đã báo hiệu rằng Fed sẽ nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản và có khả năng sẽ tạm dừng chu kỳ vào tháng 6.

Tuần trước, các nhà đầu tư tin ngân hàng trung ương Mỹ sẽ nâng lãi suất vào tháng 5, xác suất là 90%. Song, hiện tại, họ nghĩ khả năng Fed tăng lãi suất chỉ còn hơn 75%.

Tuần trước, giới chức Fed cho biết họ cảm thấy an tâm khi không có thêm bất ổn nào trong lĩnh vực ngân hàng sau sự sụp đổ của Silicon Valley Bank hồi tháng 3, theo Bloomberg.

Song, một số quan chức cũng cảnh báo rằng việc nhiều ngân hàng thắt chặt các tiêu chuẩn cho vay có thể ảnh hưởng đến chi tiêu và tăng trưởng kinh tế . Fed có thể không cần tăng lãi suất thêm nhiều lần nữa bởi xu hướng thắt chặt tín dụng đã làm hộ công việc của họ.

Đơn đặt hàng hàng hoá lâu bền ở Mỹ đã tăng 3,2%, tương đương 8,6 tỷ đô la, trong tháng 3 lên 276,4 tỷ đô la, Cục thống kê dân số Mỹ công bố hôm thứ Tư. Dữ liệu này nối tiếp mức giảm 1,2% của tháng 2 (đã điều chỉnh từ -1%) và vượt qua kỳ vọng của thị trường là tăng 0,8% với biên độ rộng.

Dữ liệu được công bố vào thứ Tư tại Mỹ cho thấy Đơn đặt hàng hàng hoá lâu bền đã tăng 3,2% trong tháng 3, vượt qua kỳ vọng. Các nhà phân tích tại Wells Fargo chỉ ra rằng sự gia tăng gần như hoàn toàn là do đơn đặt hàng máy bay tăng vọt. Họ lập luận rằng các đơn đặt hàng vốn cốt lõi của khu vực tư nhân mới là điều quan trọng và đang cho thấy nhu cầu tiếp tục đảo chiều.



GÓC NHÌN LIÊN THỊ TRƯỜNG

Thị trường chứng khoán tiếp tục bước vào xu hướng giảm trong ngày hôm qua, đặc biệt là sự sụt giảm mạnh của cổ phiếu ngân hàng First Republic đã khiến tâm lý lo ngại một cuộc khủng hoảng ngân hàng sẽ diễn ra với quy mô lớn hơn và đang tác động khiến cho thị trường thay đổi các quan điểm về việc FED có thể không tăng lãi suất tiếp trong tháng 5 này.

Theo CME hiện tại tỷ lệ kỳ vọng FED tăng 25 điểm cơ bản đang giảm xuống 73% so với lúc cao nhất lên đến 90%. Như vậy, sau khi các thông tin cơ bản không tốt với thị trường chứng khoán những ngày qua đang khiến tâm lý thị trường thận trọng hơn.

upload_2023-4-27_8-59-54.png


Cũng có thể FED sẽ cân nhắc đến các vấn đề rủi ro này để tạm dừng quá trình tăng lãi suất trong tháng 5 khi số liệu lạm phát về cơ bản đang giảm lại theo mong muốn và lộ trình mà FED đã đặt ra.

Thị trường chứng khoán có thể đã bước vào xu hướng giảm điểm làm tăng thêm các lo ngại về những cuộc khủng hoảng sẽ diễn ra trong chu kỳ lãi suất cao hiện tại.

upload_2023-4-27_9-4-16.png


Đồ thị chỉ số SPX đại diện thị trường chứng khoán nói chung đã có tín hiệu giảm mạnh từ vùng đỉnh 4168 điểm và hiện tại áp lực bán đang diễn ra mạnh hơn trước thềm cuộc họp của FED, tâm lý lo ngại khủng hoảng hệ thống ngân hàng đang khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên thiếu ổn định và có thể dẫn đến các đợt bán tháo mạnh hơn vào những phiên sắp tới. Thông qua sự sụt giảm này có thể thấy FED sẽ cần cân nhắc kỹ bởi nếu lãi suất vẫn tiếp tục tăng cao thì có thể sẽ khó đạt được mục tiêu hạ cánh mềm, ngược lại còn dẫn đến các nguy cơ vỡ nợ dây chuyền

Trong thời điểm này lợi suất trái phiếu có xu hướng tăng nhẹ nhưng hiện tại vẫn chưa cho thấy được dấu hiệu phục hồi rõ ràng. Về mặt xu hướng hiện lợi suất trái phiếu các kỳ hạn 10 năm và 2 năm hiện tại vẫn đang chịu áp lực giảm, và trong cùng thời điểm này chênh lệch lợi suất trái phiếu cũng thu hẹp lại cho thấy được đường cong lợi tức đang giảm dần độ dốc ngược. Mặc dù theo lý thuyết đường cong lợi tức dốc ngược thì thông thường sẽ dẫn đến các cuộc suy thoái kinh tế.

upload_2023-4-27_9-11-11.png


Đồ thị chỉ số USD index hiện tại đang có những dấu hiệu giảm trở lại và chững lại trong bối cảnh thị trường thận trọng chờ đợi cuộc họp của FED sẽ diễn ra trong tuần tới. Các đánh giá hiện đều đang cho thấy chưa có sự chắc chắn trong việc FED sẽ tăng lãi suất do đó phản ứng của USD hiện chịu kỳ vọng từ việc ECB và BoE có khả năng sẽ tăng lãi suất trong cuộc họp vào tháng 5 ngay sau khi FED thông báo chính sách tiền tệ.

Đồ thị Phân tích kỹ thuật chỉ số USD index hiện tại đang chưa có tín hiệu tăng và do đó các nhận định từ hôm qua tạm thời sẽ cần thêm thời gian để xác nhận.

Vùng hỗ trợ quan trọng hiện tại 101 - 101.5 điểm nếu xuất hiện đảo chiều tăng thì xu hướng mới có thể xác nhận phục hồi.



NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG

Trong phiên giao dịch giữa tuần, kim loại màu vàng chịu áp lực bởi sự phục hồi của lợi suất trái phiếu. Tuy nhiên, đà giảm của kim loại quý này đã được hạn chế nhờ sự suy yếu của đồng USD.

Vào giữa tuần, những lo ngại về suy thoái kinh tế của Mỹ và/hoặc toàn cầu dường như đang quay trở lại vị trí dẫn đầu của thị trường. Giá nhiên liệu diesel ở nước này đã giảm trong những tháng gần đây và bằng khoảng một nửa so với một năm trước. Điều này cho thấy sự chậm lại trong lĩnh vực vận tải thương mại và là tín hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang chậm lại.

Mặc dù vàng giảm trong ngắn hạn nhưng các chuyên gia của Bank of America cho rằng với việc nhu cầu vàng của các ngân hàng trung ương, xu hướng phi đô la hóa đang gia tăng và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngừng tăng lãi suất, vàng đang trong môi trường thuận lợi để tăng lên mức 2.500 USD/ounce trong năm nay mà không cần có thêm các nhà đầu tư mới.

Trong ghi chú của mình mới đây, ngân hàng này nhận thấy chu kỳ tăng lãi suất của Fed sẽ sớm kết thúc mặc dù lạm phát tăng cao, điều này cho thấy rằng lãi suất thực có thể trở nên ít gây trở ngại hơn cho vàng. Bị ảnh hưởng bởi tình trạng hỗn loạn ngân hàng gần đây, các thị trường đang định giá việc cắt giảm lãi suất sắp xảy ra. Trong khi đó, lạm phát cốt lõi và áp lực giá cả vẫn tăng cao. "Điều này khẳng định quan điểm lâu nay của chúng tôi: Các ngân hàng trung ương không có giải pháp nào để chống lạm phát và điều này cuối cùng sẽ đưa các nhà đầu tư quay trở lại thị trường. Sự kết thúc của chu kỳ tăng giá sẽ rất quan trọng đối với kim loại màu vàng", ghi chú viết.

Trong khi đó, hoạt động mua vàng của ngân hàng trung ương vẫn tiếp tục diễn ra. Bên cạnh lượng vàng mua kỷ lục vào năm ngoái, xu hướng phi đô la hóa đã đẩy nhanh tốc độ tăng giá vàng.

Các chiến lược gia của ngân hàng này cho biết thêm: "Việc phi đô la hóa hoàn toàn chỉ được đề cập bởi một số ít ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, nền kinh tế toàn cầu hiện đang hướng tới một thế giới đa cực. Đồng tiền của Mỹ trong vai trò dự trữ ngoại hối chính thức đã giảm từ khoảng 70% hai thập kỷ trước xuống còn 58% hiện nay".

upload_2023-4-27_9-17-14.png


Dưới góc nhìn Liên thị trường hiện tại Vàng đang có diễn biến thận trọng trong khi USD và lợi suất trái phiếu giảm, có thể thấy Vàng vẫn có sức ép giảm do đó vẫn giữ được mức giá dưới kháng cự 2010 $/oz

Đánh giá theo mối tương quan có thể thấy Vàng hiện vẫn có thể đảo chiều tăng do đó các chiến lược bán hiện tại sẽ cần thêm tín hiệu xác nhận hoặc có thể tạm thời chưa phải là một cơ hội rõ ràng để giao dịch.

Phân tích kỹ thuật giá Vàng hiện đang được giao dịch ở ngưỡng đi ngang 1980 - 2010 $/oz, có thể phiên hôm nay giá vẫn sẽ biến động với sự thận trọng và chưa phá vỡ được các mốc quan trọng nhạy cảm này.



NHẬN ĐỊNH GIÁ DẦU

Giá dầu kéo dài đà giảm sâu thêm gần 4% trong phiên giao dịch ngày 26-4 bất chấp dữ liệu cho thấy tồn kho dầu thô của Mỹ giảm nhiều hơn dự kiến. Nguyên nhân dẫn đến sự “lao dốc không phanh” này của giá dầu là do mối lo ngại mang tên “suy thoái kinh tế” vẫn đeo bám Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Giá dầu Brent giảm 3,08 USD, tương đương 3,8%, xuống mức 77,69 USD/thùng; giá dầu WTI của Mỹ giảm 2,77 USD, tương đương 3,6%, xuống mức 74,3 USD/thùng. Cả hai mặt hàng dầu tiêu chuẩn đều đang trượt dài khỏi mốc 80 USD/thùng.

Ngày 26-4, Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) công bố dữ liệu cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 5,1 triệu thùng trong tuần trước xuống còn 460,9 triệu thùng. Mức giảm này vượt xa con số 1,5 triệu thùng mà các nhà phân tích đã dự đoán trong một cuộc thăm dò của Reuters.

Cũng theo EIA, dự trữ xăng và sản phẩm chưng cất của Mỹ cũng giảm với mức giảm lần lượt là 2,4 triệu thùng xuống 221,1 triệu thùng và gần 600.000 thùng xuống 111,5 triệu thùng.

Sự giảm trong dự trữ dầu, xăng và sản phẩm chưng cất đã giúp hạn chế đà lao dốc của giá dầu.
Giá dầu đã xóa sạch đà tăng sau tuyên bố giảm sản lượng bổ sung từ tháng 5 cho đến cuối năm gây sốc thị trường của OPEC+ hồi đầu tháng.

Giá dầu đã giảm hơn 2% trong phiên giao dịch ngày 25-4 do những lo ngại về kinh tế kéo dài và việc tăng lãi suất của Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể làm giảm tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu.

upload_2023-4-27_9-21-51.png


Phân tích kỹ thuật hiện tại cho thấy giá Dầu đã xác nhận giảm mạnh về lại vùng mục tiêu trong hôm qua và quay lại mức trước khi OPEC+ thông báo về cắt giảm sản lượng.

Theo diễn biến này có thế áp lực bán sẽ tiếp tục được duy trì đẩy giá Dầu giảm xuống dưới vùng 70 $/thùng trong phiên hôm nay

Hiện kháng cự hiện tại có thể 74.6-75 $/thùng, vùng giá này được đánh giá có thể là vùng chờ bản tiếp theo.

Good luck!

Bài viết được tài trợ bởi XM - công ty Fintech được cấp phép và kiểm soát, với 13 năm kinh nghiệm. Xem chi tiết tại đây
[TBODY] [/TBODY]
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên