Hệ thống giao dịch bắt con sóng lớn trong xu hướng dựa vào MACD kết hợp PSAR

Hệ thống giao dịch bắt con sóng lớn trong xu hướng dựa vào MACD kết hợp PSAR

Hệ thống giao dịch bắt con sóng lớn trong xu hướng dựa vào MACD kết hợp PSAR

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,388
29,038
Chào các anh em trader!

Bài viết này xin chia sẻ cho mọi người một hệ thống giao dịch theo xu hướng với tín hiệu vào lệnh dựa trên 3 chỉ báo rất quen thuộc với các anh em, đó là MACD, PSAR và ATR.

MACD là một chỉ báo kỹ thuật được thiết kế để giao dịch theo xu hướng, đây cũng là chỉ báo chính trong chiến lược của chúng ta. Những chỉ báo khác sẽ nhằm mục đích xác nhận tín hiệu để gia tăng tỷ lệ giao dịch có lợi nhuận lên cao hơn.

Ngoài ra, bạn cũng không cần thiết phải đọc nhiều hành động giá với chiến lược này. Bây giờ chúng ta vào phần chính của chiến lược giao dịch trong hệ thống này nhé.

Chỉ báo sử dụng cho chiến lược


Có 3 chỉ báo chính như đã đề cập ở trên, đó là MACD, PSAR và ATR với tất cả đều sử dụng cài đặt mặc định.

PSAR được sử dụng trong chiến lược này với mục đích để xác định điểm dừng lỗ và xác nhận tín hiệu giao dịch.

Nguyên tắc giao dịch


Đối với lệnh mua
  • Khi MACD Histogram cắt lên trên mức 0 và đường tín hiệu màu đỏ đi vào bên trong histogram, lúc này chúng ta có thể mở lệnh mua.
  • Đồng thời, chỉ báo Parabolic SAR đang theo hướng tăng, tức là nằm bên dưới biểu đồ tại điểm vào lệnh mua của chúng ta. Nếu chấm SAR nằm phía trên giá thì không đủ điều kiện để chúng ta giao dịch.
  • Luôn để ý tới các mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng trên các khung thời gian cao hơn và đảm bảo rằng không có quá nhiều sự trở ngại trên đường mà giá di chuyển. Ví dụ: nếu bạn giao dịch ờ khung H4, hãy kiểm tra mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng trên D1, W1...
  • Điểm dừng lỗ được đặt phía dưới PSAR. Điều quan trọng là stoploss này thay đổi theo biểu đồ giá. Khi lệnh giao dịch có lợi nhuận trader có thể dời dừng lỗ theo PSAR.
Tín hiệu lý tưởng nhất đó là MACD Histogram phải nằm trên mức 0 và sự giao cắt của đường tín hiệu xảy ra cùng lúc với sự đảo chiều của các chấm SAR chuyển từ nằm trên xuống nằm dưới biểu đồ giá.

Đối với lệnh bán
  • Khi MACD Histogram cắt xuống dưới mức 0 và đường tín hiệu màu đỏ đi vào bên trong histogram, lúc này chúng ta có thể mở lệnh bán.
  • Đồng thời, chỉ báo Parabolic SAR đang theo hướng giảm, tức là nằm bên trên biểu đồ tại điểm vào lệnh bán của bạn. Nếu chấm SAR nằm phía dưới giá thì không đủ điều kiện để chúng ta giao dịch.
  • Luôn để ý tới các mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng trên các khung thời gian cao hơn và đảm bảo rằng không có quá nhiều sự trở ngại trên đường mà giá di chuyển. Ví dụ: nếu bạn giao dịch ờ khung H4, hãy kiểm tra mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng trên D1, W1...
  • Điểm dừng lỗ được đặt phía trên PSAR. Điều quan trọng là stoploss này thay đổi theo biểu đồ giá. Khi lệnh giao dịch có lợi nhuận trader có thể dời dừng lỗ theo PSAR.
Tín hiệu lý tưởng nhất đó là MACD Histogram phải nằm dưới mức 0 và sự giao cắt của đường tín hiệu xảy ra cùng lúc với sự đảo chiều của các chấm SAR chuyển từ nằm dưới lên nằm trên biểu đồ giá. Như hình bên dưới là thiết lập giao dịch bán:

1.jpg

Ngoài ra, khi thấy MACD tăng cao và sau đó có dấu hiệu đi ngang thì bạn có thể ngừng dời dừng lỗ và thoát lệnh tại đó. Như hình bên dưới:

2.jpg

Mục tiêu chối lời


Nhận một phần hoặc toàn bộ lợi nhuận nếu giá đạt được một ngưỡng hỗ trợ kháng cự quan trọng.

3.jpg

Nếu có một phản ứng giá bật mạnh trở lại khỏi vùng hỗ trợ hoặc kháng cự, lúc này bạn nên đóng toàn bộ vị thế. Ngoài ra, nếu không có vùng hỗ trợ hoặc kháng cự trước đó, bạn có thể sử dụng ATR hoặc bội số ATR để chốt lời dựa trên phạm vi giao dịch trung bình trong một khung thời gian nhất định. ATR, 2ATR và 3ATR là những mục tiêu lợi nhuận tốt.

Hoặc anh em có thể chốt lời từng phần dựa trên ATR. Ví dụ: chốt 1/3 lợi nhuận ở mức ATR, sau đó là 2/3 ở 2ATR và phần ba cuối cùng ở mức gấp 3ATR. Nhưng lưu ý, bạn cần đảm bảo chiến lược có tỷ lệ 1:2 trở lên.

Để xem cách chúng ta có thể kết hợp hỗ trợkháng cự, chúng ta sẽ sử dụng biểu đồ 4h thu nhỏ để minh họa tình huống này. Mức hỗ trợ là một vùng kỹ thuật quan trọng trên khung thời gian hàng ngày và hàng tuần.

Mời anh em ngâm cứu nhé.

Trích nguồn: fxtradingrevolution
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 153 Xem / 8 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 539 Xem / 28 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 315 Xem / 31 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 81 Xem / 3 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294,726 Xem / 1,397 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,308 Xem / 58 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 415 Xem / 24 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên