Hiểu rõ được "cơ chế này" của MACD, trader sẽ tìm được tín hiệu chất lượng CỰC CAO

Hiểu rõ được "cơ chế này" của MACD, trader sẽ tìm được tín hiệu chất lượng CỰC CAO

Hiểu rõ được "cơ chế này" của MACD, trader sẽ tìm được tín hiệu chất lượng CỰC CAO

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,390
29,041
MACD là chỉ báo động lượng và xu hướng phổ biến với đa số anh em trader, nó cung cấp khá nhiều tín hiệu hữu ích. Tuy nhiên muốn sử dụng MACD sao cho hiệu quả lại không dễ. Trader cần hiểu được mỗi tín hiệu mà MACD cung cấp có vai trò gì trong việc phân tích giá và tận dụng nó như thế nào để giao dịch.

Bài viết này sẽ đi sâu vào giải thích các vai trò của tín hiệu mà MACD cung cấp cho chúng ta.

Chỉ báo MACD


Nhắc lại một chút về các thành phần trong chỉ báo này:
  • Đường MACD: là đường thể hiện sự chênh lệch của EMA 12 và EMA 26.
  • Đường tín hiệu: là đường trung bình EMA 9 của đường MACD phía trên.
  • MACD Histogram: là sự chênh lệch giữa đường MACD và đường tín hiệu
Trong bài viết này chúng ta chủ yếu tập trung vào đường MACD và đường tín hiệu thôi nhé.

upload_2023-3-13_10-16-25.png


Cơ bản về chỉ báo MACD


Chỉ báo MACD là chỉ báo được hình thành từ những đường trung bình động, điều này có nghĩa là nó rất lý tưởng để phân tích động lượng và tìm những điểm vào lệnh đẹp theo xu hướng và duy trì điều này cho đến khi động lượng của thị trường giảm dần.

Có 2 tín hiệu từ đường MACD chúng ta cần nắm và giải thích từng bước cách thức sử dụng để có thể tìm được tín hiệu chất lượng nhất.

Đường MACD cắt với đường số 0

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới thể hiện đường MACD và đường tín hiệu và đồng thời 2 đường EMA 12 và 26 cũng được thể hiện trên biểu đồ:

upload_2023-3-13_10-17-7.png


Thể hiện tất cả những chỉ báo trên biểu đồ sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn cơ chế hoạt động của MACD. Có thể thấy:
  • Khi 2 đường EMA giao cắt trên biểu đồ thì cũng là thời điểm chỉ báo MACD giao cắt với đường số 0. Vậy nên tín hiệu giao cắt với đường số 0 của MACD chính là tín hiệu giao cắt của 2 đường trung bình động. Nó thể hiện cho chúng ta tín hiệu thay đổi xu hướng trên biểu đồ.
  • Ngoài ra sự giao cắt của 2 đường trung bình cũng là tín hiệu cho chúng ta thấy được sự thay đổi trong động lượng của xu hướng.
Vậy nên chốt lại, tín hiệu giao cắt của đường MACD với đường số 0 thể hiện cho chúng ta sự thay đổi động lượng và xu hướng của thị trường.

>>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/65062/

Khoảng không gian giữa đường MACD và đường tín hiệu

Khi 2 đường trong chỉ báo mACD tách biệt, đó là tín hiệu cho thấy động lượng của thị trường đang tăng lên và xu hướng đang trở nên mạnh mẽ hơn.

Và ngược lại, khi 2 đường trên chỉ báo MACD tiến lại gần nhau thể hiện thị trường đang dần mất đi sức mạnh.

Hơn nữa, chúng ta cũng có thể sử dụng đường số 0 trong chỉ báo MACD như một công cụ phá vỡ xu hướng. Tức là 2 đường trong chỉ báo MACD đều nằm phía trên đường số 0, thị trường được coi là đang nằm trong xu hướng tăng và ngược lại, nếu 2 đường này nằm bên dưới đường số 0 thể hiện thị trường đang nằm trong xu hướng giảm.

Như hình bên dưới:

upload_2023-3-13_10-18-6.png


Tín hiệu giao dịch theo xu hướng dựa trên MACD


Trong giai đoạn thị trường đi ngang thì chúng ta sẽ thấy 2 đường trong chỉ báo MACD sẽ di chuyển rất gần nhau và quanh đường số 0. Điều này thể hiện thị trường không có động lượng hoặc động lượng yếu.

Hãy nhìn biểu đồ bên dưới để hiểu được cách MACD cung cấp cho chúng ta về mạnh mối các giai đoạn thị trường:

upload_2023-3-13_10-18-29.png

  • Tại điểm số 1: giá giao dịch trong biên độ hẹp, trong khi những đường trong MACD dao động sát đường số 0 và chúng liên tục cắt nhau. Khi thị trường phá vỡ, chúng ta thấy 2 đường này được kéo ra khỏi đường số 0 và cách xa nhau.
  • Các bạn có thể vẽ đường xu hướng hoặc các ngưỡng kháng cự hỗ trợ trên chỉ báo MACD để thấy rõ được những điểm phá vỡ, vì nó là tín hiệu cung cấp cho chúng ta thông tin về sự thay đổi động lượng của thị trường.
  • Ở điểm 2: chúng ta có thể thấy rõ được thị trường phá vỡ ra khỏi giai đoạn đi ngang trước đó và chuyển qua giai đoạn thị trường có xu hướng. Các đường trong MACD đều nằm trên mức 0. Ngoài ra những đường trung bình trên biểu đồ giá cũng xác nhận thêm cho điều này. Chúng ta có thể giao dịch theo xu hướng cho đến khi đường trung bình động bị phá vỡ.
  • Ở điểm 3: giá tiếp tục đi vào giai đoạn tích lũy. Lúc này chúng ta có thể thấy rằng chỉ báo MACD đã quay trở lại đường số 0 khi thị trường rơi vào giai đoạn tích lũy. Tiếp theo ta thấy sự phá vỡ khỏi các đường MACD cũng như trên biểu đồ giá cho chúng ta thấy rõ được giai đoạn thị trường tiếp diễn xu hướng tăng giá trước đó.
  • Ở điểm 4: chúng ta thấy một lần nữa thị trường đi vào giai đoạn có xu hướng và 2 đường trên MACD cũng nằm trên mức 0 xác nhận cho xu hướng tăng giá này.
  • Ở điểm 5: chúng ta thấy thị trường tạo đỉnh cao hơn trong khi MACD lại tạo đỉnh thấp hơn. Đây là tín hiệu phân kỳ giảm giá cổ điển. Sự phân kỳ cho thấy thị trường yếu đi, tức là mất động lượng của xu hướng. Đây cũng là một mô hình đảo chiều mạnh mẽ.
  • Ở điểm 6: chúng ta thấy thị trường đảo chiều mạnh mẽ sau tín hiệu phân kỳ này và lần đầu tiên chúng ta thấy được chỉ báo MACD giảm xuống bên dưới mức 0. Đây cũng là tín hiệu cho thấy xu hướng giảm mới bắt đầu, 2 đường trên chỉ báo MACD nằm dưới mức 0 trong một khoảng thời gian dài.
>>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/54347/

Tín hiệu phân kỳ trên MACD


Phân kỳ trên MACD là một tín hiệu mạnh mẽ khác mà chúng ta có thể sử dụng để phân tích giá và tìm cách giao dịch sớm theo xu hướng.

Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:

upload_2023-3-13_10-19-16.png


Trước đó chúng ta thấy thị trường nằm trong xu hướng tăng mạnh và 2 đường trên chỉ báo MACD cũng nằm trên mức 0.

Sau đó chúng ta thấy động lượng thay đổi, giá tăng rất chậm và tăng rất ít. Chỉ báo MACD cũng giảm xuống thể hiện thị trường có sự thay đổi động lượng.

Khi giá phá vỡ xuống bên dưới 2 đường trung bình động với lực bán mạnh thì ta thấy chỉ báo MACD cũng bắt đầu phá vỡ xuống bên dưới đường số 0. Đây là tín hiệu cho thấy thị trường có khả năng đảo chiều giảm giá mạnh.

Và đó cũng là tín hiệu phân kỳ, cho thấy động lượng của thị trường yếu đi. Kèm theo sự xác nhận của đường trung bình động và đường số 0 trên chỉ báo MACD chúng ta có thể xác nhận được cho việc thị trường đảo chiều.

Có thể thấy rằng, MACD là một chỉ báo rất mạnh mẽ, cũng cấp rất nhiều tín hiệu khách quan và rất dễ sử dụng. Đặc biệt với những trader giao dịch theo xu hướng, thì tín hiệu từ MACD là tín hiệu rất mạnh mẽ vì nó cho trader thấy được rõ xu hướng và động lượng của thị trường.

Mời anh em tham khảo.

Trích nguồn: tradeciety
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên