Học trading cùng trader chuyên nghiệp Brent Donnelly – Bài học số 34: “Đỉnh cao và đáy sâu…”

Học trading cùng trader chuyên nghiệp Brent Donnelly – Bài học số 34: “Đỉnh cao và đáy sâu…”

Học trading cùng trader chuyên nghiệp Brent Donnelly – Bài học số 34: “Đỉnh cao và đáy sâu…”

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,139
29,827
Bài học số 34: “Đỉnh cao và đáy sâu…”
-----​

Vào năm 1996, khi tôi mới bắt đầu giao dịch FX tại Citi New York được chưa đầy một năm, tôi đã hoàn toàn thất vọng về một giao dịch thua lỗ. Sếp của tôi lúc đó (và bây giờ vẫn là bạn của tôi) nói với tôi:

“Đỉnh cao và đáy sâu…”

Vài tuần sau, tôi đang thực hiện một giao dịch tuyệt vời sau khi kiếm được lợi nhuận và anh ấy quay sang tôi và nói:

“Đỉnh cao và đáy sâu…”

Lời khuyên đơn giản trong trading, nhưng hiền triết. Đừng lên quá cao, đừng xuống quá thấp… Luôn có một mức cao khác sắp tới và một mức thấp khác sắp xuất hiện.

Nỗi đau luôn nhiều hơn niềm vui trong trading


Một trong những điều khó khăn nhất khi giao dịch là con người thường cảm thấy nỗi đau từ thua lỗ gấp 2 lần so với niềm vui từ lợi nhuận. Và ngay cả khi có niềm vui từ lợi nhuận, các nhà giao dịch vẫn sợ cảm nhận hoặc thể hiện điều đó vì sợ bản thân bị xui xẻo. Điều này có thể có nghĩa là giao dịch đã trở thành chuỗi ngày dài vô tận đầy căm ghét bản thân với những khoảnh khắc hạnh phúc xen kẽ nhưng hầu như không được thừa nhận.

Screen Shot 2023-06-23 at 14.51.18.png
Nỗi đau mất mát gấp đôi niềm vui đạt được

Tuy nhiên bạn cần phải chỉnh đốn điều này, bạn cần cho phép mình được hạnh phúc. Bất cứ khi nào mọi người hỏi tôi “Bạn có thấy giao dịch căng thẳng không?” Tôi trả lời: “Ừ, nhưng căng thẳng tốt đấy.” Giống như chơi bóng chày chuyên nghiệp rất căng thẳng. Hoặc lái máy bay chiến đấu là căng thẳng. Và chắc chắn, rủi ro trong trading là cao nhưng không phải là sự sống hay cái chết.

Đừng đẩy lùi bản thân vì bạn đã không giao dịch hoàn hảo. Sự hoàn hảo không phải là mục tiêu trong giao dịch. Mục tiêu là sự xuất sắc, nhất quán và tự chủ. Quá trình quan trọng hơn kết quả. Nếu bạn thực hiện nghiêm ngặt quy trình của mình ngày hôm nay và bị mất tiền… Bạn vẫn có thể hài lòng với hiệu suất của mình.



Trong giao dịch và trong cuộc sống, việc tìm kiếm sự hoàn hảo là điều đáng khen ngợi nhưng kỳ vọng rằng thế giới, mọi tình huống hoặc bất kỳ giao dịch nào sẽ hoàn hảo là sai lầm. Bạn cần biết khi nào bạn đã đạt đến mức “đủ tốt” hoặc bạn sẽ mãi chờ đợi một giao dịch hoàn hảo, người bạn đời hoàn hảo hoặc công việc hoàn hảo. Điều này không có nghĩa là bạn chấp nhận một mối quan hệ tồi tệ hoặc thực hiện các giao dịch kém, điều đó có nghĩa là bạn phải có sự khôn ngoan để hiểu rằng cuộc sống không có nghĩa là hoàn hảo. Sự hoàn hảo là hiếm và thoáng qua và bất cứ điều gì hoàn hảo đều đến như một bất ngờ tích cực, không phải như một kỳ vọng.

Như câu ngạn ngữ Ý nổi tiếng của Voltaire nói: Hoàn hảo là kẻ thù của tốt.

Điều này cũng áp dụng cho việc tự đánh giá. Nhiều trader dành quá nhiều thời gian để đánh bại bản thân. Đánh giá hiệu suất của bạn một cách hợp lý. Đặt tiêu chuẩn cao nhưng đừng mong đợi sự hoàn hảo từ bản thân, nếu không mỗi ngày sẽ là một sự thất vọng. Khi bạn làm tốt công việc: hãy tự hào.

Có hai mặt của đồng tiền cảm xúc trong giao dịch. Đỉnh cao và đáy sâu.

Screen Shot 2023-06-23 at 15.56.06.png

Nỗi đau thua lỗ!


Không có gì đau đớn hơn một sự sụt giảm lớn trong giao dịch. Cho dù bạn đã trải qua bao nhiêu chuỗi trận thua, thì mỗi thua to đều mang đến cảm xúc tiêu cực giống nhau. Tự ghét bản thân, thất vọng, nghi ngờ, cổ họng nghẹn lại, muốn đập bàn phím, buồn bã, bối rối và chóng mặt đều là những triệu chứng bình thường của sự thua lỗ trong giao dịch.

Thua lỗ có thể xảy ra một cách bất ngờ. Đột nhiên, bạn thua lỗ tám ngày liên tiếp và bạn cảm thấy như thể mình sẽ không bao giờ kiếm lại được tiền nữa. Giao dịch là thực sự quá mức khó ăn!

Điều đầu tiên cần hiểu là có những xác suất trong công việc trading. Một nhà giao dịch có 55% số ngày chiến thắng sẽ có trung bình hai hoặc ba chuỗi thua lỗ kéo dài 5 ngày mỗi năm và có thể là một chuỗi thua lỗ kéo dài 6 ngày. Chuỗi thua lỗ kéo dài 6 ngày đủ để khiến nhà giao dịch giỏi nhất cảm thấy mình như một kẻ ngốc hoàn toàn. Nhưng anh ta không ngốc, đó chỉ là xác suất!

Nói điều này thì dễ… Còn đón nhận và chấp nhận nó lại là một điều hoàn toàn khác. Đó là lý do tại sao thua lỗ lại có thể rất nguy hiểm, nó có thể khiến “chuyện bé xé to”, dẫn đến đổ vỡ quy trình giao dịch và khiến trader đưa ra những quyết định tồi tệ.

Chìa khóa đầu tiên để đối phó với sự tụt dốc là nhận thức tốt về bản thân. Nhận ra các dấu hiệu thể chất của sự thất vọng và thừa nhận chúng. Bạn không thể đối phó với tình trạng thua lỗ trong giao dịch nếu bạn không nhận thức được điều đó hoặc bạn đang phủ nhận.

Screen Shot 2023-06-23 at 14.51.34.png

Một khi bạn nhận ra rằng mình đang rơi vào tình trạng suy sụp, hành động đầu tiên là chậm lại. Thở. Hãy nghỉ một ngày hoặc cắt giảm đáng kể các vị thế giao dịch của mình. Nếu tôi thường giao dịch các vị thế 100 triệu USD, tôi có thể tự cắt giảm xuống còn 20 triệu. Nếu tôi lại mất tiền, tôi sẽ giảm xuống còn 10 triệu.



Tại sao không ngừng giao dịch hoàn toàn?


Đây là vấn đề sở thích cá nhân nhưng tôi hiếm khi ngừng giao dịch hoàn toàn. Tôi có thể nghỉ một ngày để lấy lại tinh thần nhưng nếu tôi đang làm việc, tôi sẽ tiếp tục giao dịch, chỉ với quy mô vị thế nhỏ hơn. Giao dịch ngắn hạn có nhịp điệu và bạn có thể mất nhịp điệu đó nếu ngừng giao dịch hoàn toàn. Thay vào đó, hãy cắt giảm xuống mức đủ nhỏ để không quan trọng bạn đúng hay sai. Mục tiêu tại thời điểm này không phải là kiếm tiền mà là thiết lập lại cảm xúc của bạn trong khi vẫn duy trì kết nối với thị trường.

Khi cảm thấy ổn, hay khôi phục vị thế về mức bình thường. Cách chữa trị tốt nhất cho tình trạng thua lỗ cả về mặt tài chính lẫn cảm xúc là các chiến thắng 5 sao!

Một kiểu sa sút khác không phải do vận rủi mà do một ngoại cảnh cụ thể nào đó gây ra. Loại sụt giảm này hoàn toàn khác với sụt giảm thông thường và được kích hoạt bởi một thứ gì đó bên ngoài thị trường, không chỉ là biến ngẫu nhiên. Đó có thể là tình trạng an ninh tài chính của bạn, sức khoẻ, hôn nhân, sức khỏe tinh thần, chứng nghiện ngập hoặc những thứ tương tự. Nếu tình trạng sa sút như thế này xảy ra, hãy bình tĩnh và tìm cách giải quyết mọi việc trước khi bạn quay lại với trading.

Giao dịch không phải là một lối thoát và có nhiều cách rẻ hơn để quên đi những lo lắng của bạn.

Làm thế nào tôi đối phó với thua lỗ?


Đây là chiến lược từng bước của tôi để xử lý tình trạng thua lỗ, sụt giảm tài khoản:

1. Cắt lệnh: Đầu tiên, tôi cắt tất cả các vị thế hiện có để mọi sự thất vọng còn sót lại liên quan sẽ tan biến.

2. Giảm vị thế khi mở lệnh mới: Sau đó, tôi giảm quy mô vị thế của mình đối với những ý tưởng giao dịch mới xuống còn khoảng 20% so với bình thường trong vài ngày (hoặc hơn) cho đến khi tôi ổn định tâm lý và tìm thấy các thiết lập giao dịch có sức thuyết phục cao.

3. Nói thẳng về sự thua lỗ thay vì gặm nhấm nó: Khi bạn thảo luận thành tiếng về giao dịch của mình, nó giúp kết tinh những suy nghĩ của bạn và dẫn đến những tiến bộ hơn trong suy nghĩ, đạt trạng thái bình tĩnh hơn.

4. Đọc và nghiên cứu: Khi tôi giao dịch tốt, toàn bộ sự tập trung của tôi là vào thị trường. Khi mọi thứ không suôn sẻ, đây là cơ hội để bắt đầu đọc, thực hiện một số dự án nghiên cứu thú vị mà tôi chưa có thời gian và quay lại những điều cơ bản bằng cách đọc lại những thứ như sách Phù thủy thị trường.

5. Nhìn tích cực hơn, rộng hơn: Bạn hay tôi chỉ là một trong số hơn 7 tỷ người trên quả đất này, và đây là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng cuộc sống, có sức khoẻ, có gia đình… Bất kể điều gì xảy ra với thị trường và tài khoản hôm nay, ngày mai mặt trời vẫn mọc!​

Dù bạn có tin hay không, cuộc sống còn nhiều điều thú vị hơn là giao dịch. Giao dịch không mang lại con đường dẫn đến hạnh phúc, bất kể bạn kiếm được bao nhiêu tiền. Tự do tài chính là một phần nhỏ của hạnh phúc, nhưng hầu hết các nghiên cứu cho thấy hạnh phúc thực sự đến từ các lĩnh vực khác: Sức khỏe, các mối quan hệ, gia đình, bạn bè và cảm giác có mục đích.

Screen Shot 2023-06-23 at 15.55.48.png

Trên thực tế, mối quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc trở nên rất yếu ớt khi bạn vượt quá một mức cao nhất định. Mức độ đó phụ thuộc vào từng cá nhân nhưng nói chung là thấp hơn so với suy nghĩ của hầu hết mọi người.



Nhận một số quan điểm


Cuộc đời của một trader gắn liền với một chuỗi các đỉnh cao và đáy sâu của cả về tài chính lẫn cảm xúc. Nếu bạn là một nhà giao dịch giỏi, bạn sẽ giao dịch với số vốn ngày càng nhiều và các vị thế ngày càng lớn hơn khi năm tháng trôi qua và do đó, theo logic thì những ngày thăng trầm nhất của bạn sẽ ngày càng lớn hơn theo thời gian mà thôi.

Có rất nhiều trader sợ cái cảm giác thấy hạnh phúc hoặc thừa nhận sự hài lòng của họ sau một ngày giao dịch tuyệt vời vì họ không muốn tự chuốc họa vào thân. Điều này tạo ra sự bất đối xứng khi bạn cảm thấy tồi tệ ra sao sau những trade thua nhưng lại không có cho mình một điểm neo cảm xúc.

Nếu bạn có một ngày tốt lành, hãy cảm thấy tốt về nó. Hãy hạnh phúc. Đi ăn mừng. Mua chai rượu ngon hơn. Nhưng đừng ăn mừng cho đến khi bạn thực sự kiếm được lợi nhuận! Ăn mừng khi chỉ đang ở thế thắng là công thức dẫn đến thảm họa. Hãy kiếm lời, rồi hãy hạnh phúc.

Vì vậy, một lần nữa, nếu có một ngày giao dịch tốt, hãy tận hưởng nó, đừng mổ xẻ nó để tìm ra điều nhỏ bé mà lẽ ra bạn có thể làm tốt hơn. Chỉ cần hạnh phúc trong một ngày đó, và với những ngày tệ cũng vậy, rút kinh nghiệm và buồn ít thôi.

Một yêu cầu chính để luôn lạc quan là bạn phải có một hệ thống quản lý rủi ro mà bạn tin tưởng. Nếu bạn biết rằng bạn có thể tin tưởng vào bản thân và khả năng quản lý rủi ro của mình, bạn có thể tránh được cảm giác tồi tệ khi vượt qua điểm dừng lỗ của mình. Nhiều thương nhân tầm cỡ thế giới chỉ đúng 50% hoặc 55% thời gian. Không có lý do gì để cảm thấy tồi tệ vào những ngày bạn mất tiền.

Bạn cần có các quy tắc quản lý rủi ro rõ ràng và sau đó coi mỗi ngày như một đơn vị riêng biệt và phân chia cảm xúc của bạn.

Đừng phá vỡ các quy tắc.

Đơn giản phải không?

Không. Nó rất, rất khó. Tuy nhiên, hãy luôn nhớ... Có những đỉnh cao và đáy sâu trong trading, việc của bạn là đừng để mình lên quá cao hay xuống quá thấp. Bất kể mức lãi lỗ của bạn ra sao, mặt trời vẫn mọc vào ngày mai, con cái của bạn vẫn sẽ yêu bạn và cuộc sống VẪN tiếp diễn.

Cảm ơn bạn đã đọc chia sẻ của tôi trong tuần này,

Brent Donnelly,

Nguồn: 50in50​
 

Giới thiệu sách Trading hay
Các Phương Pháp Price Action Kinh Điển

Bộ sách tổng hợp các phương pháp Price Action truyền thống và hiện đại, với các hướng dẫn cụ thể và dễ áp dụng cho nhà giao dịch
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 447 Xem / 2 Trả lời
  • ono trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 17,793 Xem / 5 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,185 Xem / 41 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên