Hướng dẫn "BÀI BẢN" cách giao dịch ngưỡng hỗ trợ kháng cự - P2: Cách xác định kháng cự hỗ trợ mạnh

Hướng dẫn "BÀI BẢN" cách giao dịch ngưỡng hỗ trợ kháng cự - P2: Cách xác định kháng cự hỗ trợ mạnh

Hướng dẫn "BÀI BẢN" cách giao dịch ngưỡng hỗ trợ kháng cự - P2: Cách xác định kháng cự hỗ trợ mạnh

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,390
29,041
Ở bài viết trước, mình đã chia sẻ về định nghĩa, động lực và tại sao ngưỡng hỗ trợ kháng cự lại tồn tại. Ở bài viết này chúng ta tìm hiểu phần tiếp theo nhé. Bào gồm cách xác định và những yếu tố đánh giá ngưỡng hỗ trợ kháng cự.

Bạn nào chưa đọc bài viết trước thì có thể xem ở link bên dưới nhé.

Hướng dẫn "BÀI BẢN" cách giao dịch ngưỡng hỗ trợ kháng cự - Phần 1: Tại sao kháng cự hỗ trợ tồn tại?

Bây giờ chúng ta tiếp tục nhé.

Kháng cự hỗ trợ có thể chuyển đổi vai trò cho nhau


Chúng ta cũng biết rằng ngưỡng hỗ trợ kháng cự có sự chuyển đổi vai trò cho nhau. Khi ngưỡng hỗ trợ bị phá vỡ thì nó sẽ trở thành kháng cự và ngược lại. Như hình bên dưới:

1.png

Cách xác định hỗ trợ và kháng cự


Có nhiều cách để xác định hỗ trợ kháng cự, nhưng những cách bên dưới đây là phổ biến nhất:

Sử dụng các điểm xoay

Đỉnh đáy là cách dễ nhất để xác định hỗ trợ kháng cự tiềm năng. Như hình bên dưới:

2.png

Và không phải những điểm này dễ xác định thì chúng không hiệu quả đâu nhé. Thực tế lại ngược lại. Một kháng cự hỗ trợ càng rõ ràng càng khiến chúng trở nên hiệu quả hơn.

Trendline

Trendline cũng là một cách thức đơn giản xác định hỗ trợ kháng cự. Đối với trendline được nối bởi các đáy được xem là ngưỡng hỗ trợ. Trendline nối đỉnh được xem là ngưỡng kháng cự. Và lưu ý đừng vẽ trendline đi ngang qua hành động giá của thị trường. Các bạn xem hình bên dưới:

3.png

Đường trung bình

Đây là cách mà nhiều anh em trader sử dụng. Các trader giao dịch ở khung thời gian thấp sử dụng đương SMA 200 như là ngưỡng hỗ trợ kháng cự động. Đây cũng là chỉ báo quan trọng của Paul Tudor Jones.

Các trader ngắn hạn thường sử dụng EMA 12/26 làm ngưỡng kháng cự hỗ trợ tiềm năng. Như hình bên dưới:

4.png

Sử dụng đường trung bình sẽ hạn chế được việc bạn xác định hỗ trợ kháng cự một cách chủ quan.

Những yếu tố khác để đánh giá một ngưỡng kháng cự hỗ trợ mạnh


Có 5 yếu tố mà trader cần xét tới khi xác định một ngưỡng hỗ trợ kháng cự mạnh:

1. Thời gian

Khi thời gian trôi qua càng lâu thì một ngưỡng kháng cự hỗ trợ thường sẽ trở nên không còn mạnh nữa. Nếu một tổ chức đang tích lũy cổ phiếu ở một mức giá nhất định, nhưng lại tìm thấy vùng giá tốt hơn, thì vùng trước đó sẽ không còn nhiều ý nghĩa nữa.

2. Số lần chạm

Một dấu hiệu khác để xác định được sức mạnh của ngưỡng kháng cự hỗ trợ đó chính là số lần chạm. Có nhiều trader cho rằng, giá bật ngược lại từ một vùng giá càng nhiều lần thì vùng giá đó càng mạnh. Nhưng thực tế thì chưa hẳn là vậy.

Nếu một tổ chức đang tích lũy một vị thế lớn tại một vùng giá, sau nhiều lần giá tìm tới vùng này thì vị thế của họ sẽ được lấp đầy. Khi vị thế của họ đã đủ thì họ sẽ hướng thị trường theo ý họ. Vậy cho nên khi tìm hỗ trợ kháng cự bạn nên tìm kiếm vùng có khoảng 2 lần từ chối, còn từ 4 lần trở lên, bạn nên tránh chúng ra.

3. Biến động giá

Thường thì một ngưỡng kháng cự hỗ trợ được coi là mạnh khi chúng xuất hiện sau một đợt tăng hoặc giảm mạnh. Đó là vì sau những đợt tăng giảm mạnh, giá thường có xu hướng bật ngược trở lại.

4. Khối lượng

Yếu tố tiếp theo mà chúng ta cần xem xét đó là khối lượng. Khối lượng cung cấp cho chúng ta thông tin về động lượng của giá, nhưng có một tín hiệu hữu ích khác đó là, với mức khối lượng cao hơn đồng nghĩa việc mau bán nhiều hơn, dẫn đến các ngưỡng hỗ trợ kháng cự có tiềm năng hơn.

5. Vùng số tròn

Rất nhiều lần bạn sẽ thấy giá di chuyển nhưng cuối cùng lại dừng ở xung quanh vùng số tròn ví dụ như 50$,, 100$,... Trên thực tế không có nhiều mối tương quan giữa số và hỗ trợ kháng cự. Mà nó nằm ở vấn đề tâm lý đằng sau những con số này. Về vùng số tròn và tâm lý hình thành kháng cự hỗ trợ ở vùng số tròn mình đã giải thích ở bài viết trước. Anh em có thể đọc lại nhé.

Hết phần 2

Phần tiếp theo, cũng là phần cuối, chúng ta tìm hiểu cách thức kết hợp hỗ trợ kháng cự trong giao dịch sao cho đúng cách nhé. Bạn nào quan tâm chủ đề này, vui lòng để lại comment, mình tag ở bài viết tiếp theo nhé.

Trích nguồn: analyzingalpha
 

Giới thiệu sách Trading hay
Mô Hình Biểu Đồ - Phương Pháp Hiệu Quả Để Tìm Kiếm Lợi Nhuận

Được xem là cẩm nang về mô hình biểu đồ của các nhà đầu tư, giao dich tài chính toàn cầu và là kiến thức bắt buộc phải nắm về Phân Tích Kỹ Thuật
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên