Hướng dẫn đầy đủ kế hoạch giao dịch của một ICT trader chuyên nghiệp - Phần 5: Nguyên tắc vào lệnh

Hướng dẫn đầy đủ kế hoạch giao dịch của một ICT trader chuyên nghiệp - Phần 5: Nguyên tắc vào lệnh

Hướng dẫn đầy đủ kế hoạch giao dịch của một ICT trader chuyên nghiệp - Phần 5: Nguyên tắc vào lệnh

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,408
29,068
Sau khi xác định được bối cảnh, thiết lập cũng như thời điểm vào lệnh, thì bước tiếp theo chính là quản lý giao dịch.

Quản lý giao dịch đơn giản là xác định điểm vào lệnh và điểm thoát lệnh như chốt lời và dừng lỗ. Ngoài ra thì còn phải đưa ra kế hoạch cũng như hành động trong quá trình giao dịch như thế nào.

Phần này chúng ta sẽ nói về cách thức quản lý giao dịch với thiết lập này nhé.

Anh em nào chưa đọc phần trước thì có thể xem lại ở link này:



Điểm vào lệnh


Đầu tiên sẽ là điểm vào lệnh. Có nhiều cách để vào lệnh sau khi giá vi phạm khối FVG. Trong phần này chúng ta chủ yếu lấy ví dụ cho lệnh bán, còn lệnh mua sẽ ngược lại thôi nhé.

Khi giá tiếp cận khối FVG, cần có sự xác nhận của nến đóng cửa bên dưới và quan trọng là nến đóng cửa này khiến cho khối FVG tăng giá trước đó trở thành khối IFVG. Và phương thức vào lệnh có thể căn cứ trên nến đóng cửa này.

1. Vào lệnh ở giá đóng cửa của nến

Đây là cách thức vào lệnh cơ bản nhất, đơn giản là khi có nên đóng cửa bên dưới khối FVG (đối với lệnh bán), thì khối FVG tăng giá nhỏ trước đó sẽ trở thành khối IFVG. Anh em nhìn hình bên dưới:

upload_2024-2-1_11-46-38.png

Điểm vào lệnh là ở giá đóng cửa của nến đó. Ưu điểm của cách thức này là không bị bỏ lỡ lệnh nhưng đổi lại nó không phải là mức giá tốt nhất để vào lệnh và thêm nữa là cũng có tỷ lệ RR khá thấp.



2. Vào lệnh khi giá hồi về IFVG

Đây là cách thứ hai. Sau khi hình thành khối IFVG xong thì chờ cho giá hồi về khối đó thôi là có thể giao dịch rồi.

Như hình bên dưới là điểm vào lệnh theo cách này:

upload_2024-2-1_11-46-59.png

Ưu điểm của cách này là có được điểm vào lệnh tốt hơn và tỷ lệ RR cũng sẽ tốt hơn.

Nhưng có thể sẽ bị bỏ lỡ giao dịch vì không phải lúc nào giá cũng hồi về.

3. Vào lệnh khi giá hồi về 50% khối IFVG

Tương tự cũng chờ giá hồi về khối IFVG rồi trade, nhưng có điều sẽ đợi hồi sâu hơn chút, đó là khoảng 50% khối này mới vào lệnh. Như hình bên dưới:

upload_2024-2-1_11-47-20.png

Cách này sẽ có tỷ lệ RR tốt hơn 2 cách trên nhưng khả năng bỏ lỡ giao dịch cao hơn.



4. FVG+IFVG

Đây là điểm vào lệnh xác suất cao. Ngoài việc tìm kiếm khối FVG bị giá phá vỡ thì trong quá trình phá vỡ giá hình thành thêm khối FVG. Vậy thì vùng hợp lưu khối FVG và IFVG chính là vùng vào lệnh của chúng ta.

Các bạn nhìn hình bên dưới:

upload_2024-2-1_11-47-42.png

Điểm vào lệnh ở khối này có thể thực hiện tại:
  • Cạnh dưới của khối FVG
  • 50% khối FVG
  • Cạnh dưới hoặc 50% của BPR (BPR) mình đã nói ở phần 1)
Ưu điểm của cách thức này đó là chúng ta có được một điểm vào lệnh chất lượng và có tỷ lệ RR rất tốt nhưng đổi lại khả năng bỏ lỡ giao dịch cũng rất cao.

Nói tóm lại là mỗi điểm vào lệnh đều có nguyên tắc riêng, ưu nhược điểm riêng. Điều bạn cần là đi theo một phương thức phù hợp với bản thân bạn. Tuân thủ nguyên tắc vào lệnh là được.






Dừng lỗ


Sau khi xác định được điểm vào lệnh rồi, thì chúng ta chuyển qua điểm dừng lỗ. Có một vài cách thức đặt dừng lỗ sau:

1. Đỉnh/đáy trước đó

Đối với lệnh mua thì điểm dừng lỗ được đặt bên dưới đáy trước đó và ngược lại với lệnh bán thì điểm dừng lỗ được đặt phía trên đỉnh trước đó.

Như hình bên dưới thì điểm dừng lỗ sẽ được đặt phía trên đỉnh trước đó:

upload_2024-2-1_11-48-18.png

Cách dừng lỗ này sẽ có điểm dừng lỗ khá an toàn nhưng tỷ lệ RR thấp.

2. Khối IFVG bị vi phạm

Các bạn nhìn hình bên dưới:

upload_2024-2-1_11-48-38.png

Điểm thoát lệnh này là khi giá đi sâu vào khối IFVG khi đó chúng ta có thể thoát lệnh thủ công. Đối với cách này thì sẽ có tỷ lệ RR cao hơn nhưng đổi lại giá vẫn có cơ hội giảm ngược trở lại.



3. Dời về huề vốn

Đây là một trong những cách bạn có thể cân nhắc thực hiện quản lý giao dịch. Trong đó có 2 cách sau:
  • Thứ nhất đó là sau khi giá quét thanh khoản từ đỉnh đáy gần nhất xong thì tiến hành dời dừng lỗ về huề vốn
  • Hai là sau khi giá di chuyển được 50% theo tỷ lệ RR thì mới dời dừng lỗ về huề vốn

Chốt lời


Để quyết định chốt lời, chúng ta cần có một vài tiêu chí xác nhận. Mà tiêu chí quan trọng nhất ở đây chính là thanh khoản bên trong và bên ngoài. Các bạn nhìn hình bên dưới:

upload_2024-2-1_11-49-22.png


Giá sẽ di chuyển từ thanh khoản bên ngoài đến thanh khoản bên trong và ngược lại. Xác định được vùng thanh khoản này thì bạn sẽ nhắm được mục tiêu chốt lời đơn giản hơn.

Hoặc bạn cũng có thể nhắm đến các vùng đỉnh đáy gần đó hoặc các khối FVG quan trọng gần nhất.

Mời anh em tham khảo.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Bộ sách Giao Dịch Thực Chiến của Trader Chuyên Nghiệp

Bộ sách tổng hợp những phương pháp giao dịch hiệu quả cao của những Trader chuyên nghiệp
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 214 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 325 Xem / 23 Trả lời
  • finfin trong Sách Trading - Sách Đầu Tư Tài Chính 66,821 Xem / 10 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 505 Xem / 17 Trả lời
  • black trong Hệ thống giao dịch - Trading system 18,816 Xem / 24 Trả lời
  • Will Nguyen trong Hệ thống giao dịch - Trading system 46,211 Xem / 157 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên