[Kiến thức PTCB] Đồng USD mạnh hơn tác động thế nào đến giá hàng hoá và các loại tiền tệ khác?

[Kiến thức PTCB] Đồng USD mạnh hơn tác động thế nào đến giá hàng hoá và các loại tiền tệ khác?

[Kiến thức PTCB] Đồng USD mạnh hơn tác động thế nào đến giá hàng hoá và các loại tiền tệ khác?

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,134
29,805
Với năm 2022 đã đi được hơn nửa chặng đường, và những câu chuyện về Covid-19 đang dần lắng dịu sau hai năm đầy biến động, tuy nhiên những thách thức mới đã nảy sinh và mở đường cho những biến động tiềm ẩn hơn.

Lạm phát là chủ đề nổi cộm trong năm nay khi các nền kinh tế gánh chịu hậu quả của đại dịch, với các NHTW thắt chặt chính sách tiền tệ để chống đỡ sự mất giá của đồng nội tệ của họ và kiềm chế sự gia tăng lạm phát. Chủ đề này đặc biệt thách thức các nền kinh tế ở các thị trường mới nổi, và đồng USD ngày càng mạnh cũng vậy. Tất cả những sự sụp đổ của thị trường mới nổi (EM) trước đây đều liên quan đến sức mạnh của USD và khi nhu cầu ngăn chặn sự sụt giảm của tiền tệ xảy ra, các NHTW đã quay sang thắt chặt chính sách tiền tệ của họ. Điều này khiến Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi chỉ ở mức 4.6% trong năm nay, giảm đáng kể so với mức dự đoán 6.3% trước đó. Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự kiến lạm phát ở các thị trường mới nổi sẽ ở mức trung bình 9.5% trong năm nay, cao hơn khoảng 3.6% so với dự báo vào tháng Giêng.

Tại sao đồng USD mạnh hơn lại khiến các nền kinh tế mới nổi gặp khó?


Đầu tiên, một đồng USD mạnh thường bắt đầu làm giảm tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu, vì nó là loại tiền tệ thanh toán trên toàn thế giới, và có sức mua lớn nhất. Điều này có nghĩa là khi đồng USD tăng giá, các đồng tiền khác về cơ bản sẽ giảm giá, khiến thế giới trở nên nghèo hơn và ít có khả năng tham gia vào quá trình giao thương hơn. Nó cũng làm cho các quốc gia có khoản nợ bằng USD trở nên khó trả nợ hơn, bởi họ sẽ khó mua USD hoặc mua được ít USD hơn để trang trải các khoản nợ.

Hơn nữa, nó có thể gây tác động bất lợi cho Trung Quốc, và điều này có thể dẫn đến cản trở các nền kinh tế EM giao thương với Trung Quốc, do sự liên kết trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Cuối cùng, đồng đô la mạnh hơn cũng có nhiều khả năng gây ra áp lực tăng lạm phát cho các thị trường mới nổi vì họ thường mua nguyên liệu thô của mình bằng đồng bạc xanh.

Screen Shot 2022-09-20 at 13.35.15.png
Chỉ số USD và chỉ số MSCI các thị trường EM

>> Đọc thêm: https://traderviet.org/t/46220/

Thị trường hàng hoá tăng giá – Ai là người hưởng lợi?!


Khó khăn khác đối với các thị trường EM là sự gia tăng đồng thời của giá hàng hóa, yếu tố có khả năng sẽ kéo dài trong một thời gian với bối cảnh kinh tế hiện tại. Các thị trường mới nổi đang trải qua những tác động tiêu cực của giá dầu cao hơn, giá lương thực tăng và giá nhập khẩu cao hơn do các đồng nội tệ mất giá. Khi nhu cầu về sản phẩm tăng lên, thì nhu cầu về nguyên vật liệu được sử dụng để sản xuất ra chúng cũng tăng, dẫn đến giá cả hàng hóa cao hơn. Hàng hóa cũng liên quan nhiều đến các động lực cung - cầu và so với các tài sản bảo vệ lạm phát khác như TIPS (Chứng khoán Kho bạc Mỹ được Bảo vệ trước Lạm phát), chúng có xu hướng mang lại lợi nhuận cao hơn.

Giá hàng hóa tăng có xu hướng làm tổn hại đến các thị trường mới nổi, nhưng những thị trường khác lại được hưởng lợi. Hàng hóa là nguồn xuất khẩu và doanh thu quan trọng của nhiều nền kinh tế mới nổi và hơn một nửa số người nghèo trên thế giới sống ở các nước xuất khẩu hàng hóa. Sự phụ thuộc vào hàng hóa đặc biệt cao đối với các nhà xuất khẩu dầu mỏ như Brazil, Mexico và Nga, cũng như các nhà xuất khẩu kim loại và nông sản như Nam Phi và Chile.

Giá cả hàng hóa trải qua các chu kỳ lặp lại, và trung bình, từ cao điểm này đến cao điểm tiếp theo kéo dài gần 6 năm. Theo Báo cáo hàng đầu của Nhóm Ngân hàng Thế giới từ tháng 1 năm 2022, sự đồng bộ hóa này được phản ánh theo thống kê đối với một yếu tố phổ biến, trung bình chiếm khoảng 15-25% sự thay đổi giá đối với năng lượng và kim loại, nhưng chỉ có 2-10% sự thay đổi cho các mặt hàng nông nghiệp và phân bón.

Như biểu đồ dưới đây cho thấy, giá hàng hóa đã tăng trở lại vào năm 2021, phần nào điều chỉnh cho sự sụt giảm mạnh trong đại dịch COVID năm 2020 và sự gia tăng này tiếp tục kéo dài đến năm 2022.

Screen Shot 2022-09-20 at 13.35.26.png

Thương mại toàn cầu, gián đoạn nguồn cung và các sự kiện liên quan đến khí hậu là những lĩnh vực có thể khuếch đại sự biến động giá cả hàng hóa và vai trò của chúng trong hoạt động kinh tế. Do đó, hiểu được sự biến động của giá cả hàng hóa có thể giúp quản lý sự ổn định tài chính và cả chính sách tài khóa và tiền tệ.

>> Đọc thêm: https://traderviet.org/t/59946/

Sự thay đổi giá trị của một loại tiền tệ so với đồng USD có thể có tác động đáng kể. Cho dù một quốc gia là nhà nhập khẩu hay nhà xuất khẩu đều sẽ chịu tác động hoặc tiêu cực hoặc tích cực từ nó.

Ví dụ, Trung Quốc là nước tham gia lớn nhất vào thị trường đồng toàn cầu; do đó, tỷ giá hối đoái giữa Nhân dân tệ và USD đóng một vai trò quan trọng trong thương mại này. Trung Quốc là nhà sản xuất đồng tinh chế lớn nhất, nhưng phần lớn nguyên liệu thô (quặng) lại được nhập khẩu. Khi thị trường đồng giao dịch chủ yếu bằng USD, giá trị của đồng CNY so với USD sẽ có tác động đáng kể đến các kết quả giao thương.

Hoa Kỳ là nhà sản xuất và xuất khẩu ngô lớn nhất, và Mexico là nhà nhập khẩu lớn nhất từ Hoa Kỳ. Do đó, với tư cách là nhà nhập khẩu, Mexico chịu nhiều rủi ro tỷ giá hối đoái hơn giữa đồng đô la và đồng peso Mexico (USD / MXN). Nếu đồng USD mạnh lên, các nhà nhập khẩu Mexico bị ảnh hưởng bất lợi khi ngô trở nên đắt hơn, và ngược lại nếu đồng USD suy yếu.

Tương tự, đồng rand Nam Phi có liên quan đến giá kim loại quý, bởi Nam Phi là nước xuất khẩu. Và mặc dù giá của chúng thường tương quan (ví dụ: giá kim loại cao hơn thường có thể dẫn đến đồng rand mạnh hơn), vẫn có rủi ro tỷ giá hối đoái giữa đồng rand và đô la Mỹ, vì kim loại chủ yếu được định giá bằng đô la.

Như các phân tích ở trên, xu hướng của USD ảnh hưởng nặng nề đến giá trị tiền tệ của các thị trường mới nổi và rủi ro tỷ giá hối đoái, đặc biệt đối với việc xuất nhập khẩu. Trong khi đồng USD mạnh so với các đồng tiền khác, nó sẽ tiếp tục giữ được sức mua và khiến các nền kinh tế mới nổi trở nên “nghèo” hơn khi tham gia vào thương mại toàn cầu. Lạm phát cao cũng làm tăng thêm khó khăn đối với các thị trường mới nổi, với việc các NHTW tích cực tham gia vào cuộc đua thắt chặt chính sách để hỗ trợ đồng tiền của họ, chống lại sự mất giá, lạm phát vẫn sẽ là chủ đề chính trong thời gian tới.

Tham khảo: CMEGroup
 

Giới thiệu sách Trading hay
Các Phương Pháp Price Action Kinh Điển

Bộ sách tổng hợp các phương pháp Price Action truyền thống và hiện đại, với các hướng dẫn cụ thể và dễ áp dụng cho nhà giao dịch

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 203 Xem / 1 Trả lời
  • PepePips trong Sách Trading - Tài liệu Trading 114,479 Xem / 506 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 424 Xem / 10 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,656 Xem / 88 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 636 Xem / 3 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 232 Xem / 9 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên