Kỹ thuật xác định CHÍNH XÁC thời điểm vào lệnh với tín hiệu phân kỳ ít trader nào biết tới

Kỹ thuật xác định CHÍNH XÁC thời điểm vào lệnh với tín hiệu phân kỳ ít trader nào biết tới

Kỹ thuật xác định CHÍNH XÁC thời điểm vào lệnh với tín hiệu phân kỳ ít trader nào biết tới

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,389
29,038
Một trong những tín hiệu đảo chiều mạnh mẽ được đông đảo trader sử dụng phải kể đến là tín hiệu phân kỳ. Rất nhiều chiến lược được xây dựng xung quanh tín hiệu này. Nhưng có một thực tế là tín hiệu phân kỳ không được ổn định, nó đưa ra khá nhiều tín hiệu nhiễu khiến cho trader thường xuyên vào lệnh sai thời điểm.

Bài viết này sẽ chia sẻ cho anh em trader cách sử dụng tín hiệu phân kỳ đúng cách để có thể tìm được điểm vào lệnh đúng thời điểm.

Nguyên tắc xác nhận kép


Khi chúng ta phát hiện ra tín hiệu phân kỳ, đừng vội vàng hành động vì đây mới chỉ là tín hiệu thôi. Thị trường chưa chắc sẽ đảo chiều ngay lập tức. Lúc này, thị trường có khả năng cao sẽ đi vào giai đoạn củng cố. Vây nên trader cần kiên nhẫn chờ đợi hành động giá cần thiết để xác nhận. Và dưới đây là ví dụ rõ ràng hơn.

Ở phía bên trái biểu đồ GBPCAD khung M15, thị trường đang nằm trong xu hướng giảm. Ở đáy thứ 2 chúng ta thấy rằng chỉ báo MACD đã không thể tạo được đáy thấp hơn mà lại tạo đáy cao hơn. Đây chính là tín hiệu phân kỳ cho thấy thị trường có khả năng đảo chiều. Tuy nhiên có một vài cách khách nữa để xác nhận thêm sự đảo chiều của thị trường. Đối với quy tắc xác nhận kép này chúng ta cần thêm tín hiệu cho thấy thị trường giữ được ở trên ngưỡng hỗ trợ kháng cự (đường màu tím) thì khả năng đảo chiều sẽ mạnh mẽ hơn rất nhiều.

1.png

Theo nguyên tắc, giá phải giữ được trên ngưỡng hỗ trợ kháng cự 2 lần. Đây là nguyên tắc xác nhận rằng ngưỡng kháng cự có thể chuyển thành ngưỡng hỗ trợ. Vì vậy, nếu nguyên tắc này được thỏa mãn thì bạn có thể đặt lệnh mua ở ngay tại ngưỡng hỗ trợ. Điểm cắt lỗ hợp lý nên đặt bên dưới đáy thấp hơn của tín hiệu phân kỳ. Và lợi nhuận nên được đặt ở vùng supply ( vùng cung) gần đó.

Tín hiệu xác nhận với sự tăng giảm giá đột biến


Dây là kịch bản ngược lại với tín hiệu xác nhận phía trên. Trong trường hợp này chúng ta cần thị trường phải duy trì bên dưới ngưỡng hỗ trợ kháng cự. Chúng ta cùng xem ví dụ bên dưới đây để rõ hơn nhé.

Biểu đồ bên dưới là cặp EURUSD khung M15, với thị trường trước đó có xu hướng giảm. Mặc dù giá đã giảm xuống thấp hơn nhưng MACD lại tạo đáy cao hơn cho thấy đã có sự phân kỳ xảy ra.

2.png

Tuy nhiên nỗ lực của người mua đẩy giá lên phía trên ngưỡng kháng cự bất thành. Lúc này chúng ta không thể sử dụng tín hiệu xác nhận kép ở trên được. Thay vào đó chúng ta sử dụng tín hiệu xác nhận sự tăng giá đột biến khi giá duy trì bên dưới ngưỡng kháng cự hỗ trợ. Theo đó chúng ta phải đợi cho đến khi thị trường cố gắng tạo đáy thấp hơn nhưng thất bại. Sau sự thất bại này chúng ta đã có thể bắt đầu mua lên.

Có thể thấy tín hiệu phân kỳ là tín hiệu đảo chiều nhưng để thực sự xác nhận được điều này chúng ta vẫn cần nhờ vào bối cảnh và phân tích hành động giá thì mới có thể tham gia giao dịch. nói cách khác, tín hiệu phân kỳ như một sự gia tăng khả năng đảo chiều cao hơn.

Anh em áp dụng thử 2 kỹ thuật trên để xác định điểm vào lệnh hợp lý nhé. Hi vọng bài viết hữu ích với mọi người nhé.

Trích nguồn: forex.academy
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH
Chỉnh sửa lần cuối:
Quả là vậy.

Mặc dù có sử dụng phân kỳ RSI kết hợp Dz; kết hợp band dưới Bollinger band; kết hợp hành động giá và volume. Nhưng vẫn thất bại.
Thất bại ở đây, không phải là SL, mà là thấy bại ở chỗ giá không hề quay lên, mà giảm tiếp.

Sau khi đọc bài viết này, mình thấy rằng:

RSI phân kỳ (hoặc bất cứ chỉ báo nào tương tự phân kỳ), bản chất cũng chỉ là 1 tín hiệu sơ khởi. Ta tuyệt đối không nên giao dịch với rSI ngay. Rất dễ dính đòn.

Giải pháp đưa ra là:

Hãy chờ thêm vài nhịp (không phải 1 phiên), mà vài phiên. Xem giá có xu hướng tăng lên không. Rồi ta đi theo.

Rộng hơn, đó là cách thứ nhất của bài viết: Hãy chờ giá quay lên phá vỡ kháng cự. Khi đó, kháng cự đã chuyển thành hỗ trợ. Sau đó, chờ giá test lại, bât lên. Chính thức xác nhận đảo chiều tăng, và ta vui vẻ đi theo xu hướng.

upload_2023-12-22_15-57-32.png


Cách thứ 2 của bài viết thì lại còn cao hơn: Đó là khi giá thất bại trong việc phá vỡ kháng cự. Ta không vội bỏ qua. Hãy biết tận dụng. Giá tiếp tục test đáy, và bật lên. Hình thành phân kỳ 2 đoạn. Kết hợp với hành động giá tại vùng hỗ trợ này, giằng co biến động mạnh, quét thanh khoản cả gần lẫn xa. Ta tìm cơ hội mua lên.
upload_2023-12-22_15-57-21.png


Như vậy, các tín hiệu phân kỳ là không thừa. Dù cho lần 1 thất bại, thì tín hiệu phân kỳ ấy vẫn là 1 tín hiệu sơ khởi, và ta tập trung quan sát bối cảnh và diễn biến giá để tìm kèo.

Cám ơn @Phương Thúy nhé.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 731 Xem / 37 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 275 Xem / 17 Trả lời
  • TraderViet Crypto trong Chuyện bên lề 190 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 370 Xem / 31 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 113 Xem / 3 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294,740 Xem / 1,397 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,336 Xem / 58 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên