Lịch kinh tế - Top 5 sự kiện kinh tế cần theo dõi trong tuần này

Lịch kinh tế - Top 5 sự kiện kinh tế cần theo dõi trong tuần này

Lịch kinh tế - Top 5 sự kiện kinh tế cần theo dõi trong tuần này

quocanh122

Active Member
79
24
Investing.com - Căng thẳng thương mại và địa chính trị toàn cầu có thể ảnh hưởng tới thị trường tuần tới. Giới nhà đầu tư sẽ đánh giá sự thật bại của hội nghị thượng đỉnh G7 gây tranh cãi tại Canada cuối tuần vừa rồi. Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ dừng giao thương với các nước không cắt giảm rào cản đối với hàng xuất khẩu của Mỹ.

Một cuộc họp chưa từng có giữa Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tới đây vào thứ Ba tại Singapore cũng thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.

Tuần này cũng đánh dấu một tuần bận rộn cho các cuộc họp ngân hàng trung ương.

Cục Dự trữ Liên bang được dự đoán sẽ công bố tăng lãi suất trong tuyên bố sau cuộc họp vào thứ Tư. Giới đầu tư sẽ theo dõi tín hiệu từ ngân hàng trung ương Hoa Kỳ về kế hoạch của tổ chức này cho thời gian còn lại của năm.

Thị trường cũng đang theo dõi châu Âu trong bối cảnh suy đoán đang lan rộng. Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể sẽ báo hiệu cắt giảm chương trình mua trái phiếu tại cuộc họp chính sách vào thứ năm.

Trong khi đó, ở châu Á, thông báo về chính sách tiền tệ từ Ngân hàng Nhật Bản sẽ được quan tâm thảo luận, mặc dù được dự đoán là không có thay đổi nào.

Ở những nơi khác, một cuộc bỏ phiếu cho Brexit vào thứ Ba có thể tạo ra thêm nhiều biến động trên thị trường đang bước vào một giai đoạn có khả năng quan trọng. Quốc hội Anh bỏ phiếu cùng ngày về việc sửa đổi dự luật rút khỏi Liên minh châu Âu của chính phủ.

Trước tuần tới, Investing.com đã biên soạn một danh sách năm sự kiện lớn nhất trong lịch kinh tế có nhiều khả năng ảnh hưởng đến thị trường.

  1. Sự thất bại của cuộc gặp G7
Tuyên bố thương mại leo thang sẽ khiến các nhà đầu tư phải lưu tâm sau khi Tổng thống Donald Trump từ chối một tuyên bố kêu gọi giảm thuế của G7, tiếp tục gây xung đột với các đồng minh với cáo buộc đối xử không công bằng với Mỹ.

Thứ bảy vừa qua, Trump cho biết đã chỉ thị cho các đại diện không tán thành thông cáo của G7 và chính quyền của ông đang xem xét áp đặt thuế quan đối với ô tô, tiếp tục nâng cao khả nẳng xảy ra một cuộc chiến thương mại.

Sau khi khởi hành, Trump cho biết Mỹ đã "phải chịu sự lạm dụng thương mại trong nhiều thập kỷ - và quãng thời gian đó đủ lâu rồi."

Các báo cáo trước đó đã chỉ ra rằng Hoa Kỳ đã ủng hộ tuyên bố của G7, nhưng sau đó Trump đã đăng một thông điệp trên Twitter để phản đối cuộc họp báo của Thủ tướng Canada Justin Trudeau tổ chức sau hội nghị thượng đỉnh.

Trong cuộc họp báo của mình, Trudeau nói rằng động thái áp thuế lên thép và nhôm từ Canada vì lý do an ninh quốc gia của Trump là xúc phạm đến người Canada, đã sát cánh với người Mỹ trong thời kỳ chiến tranh và qua nhiều thế hệ.

Tuần trước, Hoa Kỳ áp dụng mức thuế 25% đối với thép và thuế suất 10% đối với nhôm nhập khẩu từ Liên minh châu Âu, Canada và Mexico, sau khi các miễn trừ tạm thời hết hạn.

Mức thuế này đã nhanh chóng thúc đẩy các hành động trả đũa và những nghi ngờ lớn lên về việc liệu chính quyền Trump có thể đạt được thỏa thuận gần với Canada và Mexico trong một Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ được sửa đổi không.

Trump đã nhiều lần đe dọa sẽ rút khỏi NAFTA nếu thỏa thuận không được thương lượng lại theo cách mà ông xem là thuận lợi hơn cho các công ty và công nhân Mỹ.

Tuy nhiên, câu hỏi lớn hơn là liệu Hoa Kỳ có thể giải quyết tranh chấp thương mại với Trung Quốc hay không. Thị trường đã phải trải qua những căng thẳng thương mại có khả năng gây ra một cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất trên thế giới.

  1. Hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim
Chủ nhật, Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un dự kiến sẽ hạ cánh tại Singapore vài giờ trước cuộc hội nghị thượng đỉnh lịch sử về kho vũ khí hạt nhân của nước này.

Cuộc họp chưa từng có này diễn ra sau nhiều tuần thảo luận, đôi khi gây tranh cãi và đã bị hủy bỏ một thời gian ngắn trong bối cảnh Bắc Hàn phẫn nộ với thông điệp tới từ một số cố vấn của Hoa Kỳ.

Vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên là trọng tâm tại hội nghị thượng đỉnh.

Nhiều chuyên gia vẫn hoài nghi liệu ông Kim sẽ hoàn toàn từ bỏ các chương trình hạt nhân. Họ tin rằng sự hợp tác gần đây của ông là nhằm khiến Washington tạm dừng các biện pháp trừng phạt kinh tế đã bóp nghẹt đất nước nghèo khổ này.

Đối với Trump, một hội nghị thượng đỉnh thành công sẽ cho thấy những dấu ấn cực kỳ cần thiết trên chính trường quốc tế trước cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 11.

  1. Cục dự trữ liên bang Mỹ ra quyết định về lãi suất
Gần như chắc chắn là Cục Dự trữ Liên bang sẽ tăng lãi suất thêm 1/4 lần thứ hai trong năm nay, khi kết thúc cuộc họp chính sách hai ngày vào lúc 2:00 chiều ET (1800GMT) thứ Tư.

Điều đó sẽ đặt vùng mục tiêu cho các quỹ của Fed trong khoảng từ 1,75% -2,0%, nhích lại gần hơn với lập trường chính sách trung lập.

30 phút sau tuyên bố của Fed, Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ tổ chức họp báo. Các nhà đầu tư tìm kiếm những manh mối mới về quan điểm của ông về xu hướng lạm phát và nền kinh tế, điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chính sách tiền tệ thắt chặt cho phần còn lại của năm.

Một vấn đề khác cần xem xét là đánh giá của Powell về rủi ro bên ngoài đang gia tăng trong một danh sách ngày càng dài, bao gồm cả cuộc chiến thương mại toàn cầu, và những dấu hiệu gần đây về tình trạng hỗn loạn tại các thị trường mới nổi.

Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ cũng sẽ công bố các dự báo mới cho tăng trưởng kinh tế và lãi suất, còn được gọi là "dot-plot". Câu hỏi đặt ra là liệu kế hoạc tăng lãi suất – ba lần trước trong năm nay và lần tới đây – liệu có thể đạt được cái gọi là lãi suất trung lập nhanh hơn hay không.

Xác suất tăng lãi suất tổng số bốn lần trong năm 2018, thay vì ba như dự báo hiện tại của Fed, đã được tăng cường gần đây trong bối cảnh xuất hiện dấu hiệu lạm phát tăng cao và tăng trưởng kinh tế mạnh.

Bên cạnh Fed, lịch tuần này cũng có số liệu hàng đầu của Mỹ về lạm phát, bán lẻ, giá sản xuất, sản xuất công nghiệp cũng như khảo sát về điều kiện sản xuất ở khu vực New York.

  1. Cuộc họp chính sách ngân hàng trung ương châu Âu
Trở thành một trong những cuộc họp được mong đợi nhất trong thời gian dài, thứ 5 tới, Ngân hàng Trung ương châu ECB sẽ ra dấu hiệu cắt giảm kế hoạch mua trái phiếu trị giá 2,5 nghìn tỷ euro trong năm nay, một bước tiến quan trọng trong việc tháo dỡ.

Một thông báo sẽ được đưa ra lúc 1145GMT (7:45 sáng ET) thứ Năm, với cuộc họp báo của Chủ tịch Mario Draghi dự kiến diễn ra 45 phút sau khi có quyết định về chính sách.

Giới giao dịch đổ xô vào đồng Euro sau khi các bình luận theo phe bồ câu của giám đốc kinh tế của ECB, Peter Praet, thúc đẩy kỳ vọng rằng ngân hàng trung ương sẽ tiết lộ thêm về kế hoạch thoát khỏi chương trình nới lỏng định lượng tích cực trong cuộc họp sắp tới.

Các nhà đầu tư ban đầu dự kiến ngân hàng trung ương sẽ đợi cho đến cuộc họp tháng Bảy, mới bắt đầu đưa ra quyết định. Nhưng các nhà hoạch định chính sách gần đây cho rằng họ sẽ xem xét các vấn đề chính trị của Ý và sẵn sàng tranh luận khi nào nên kết thúc việc mua trái phiếu.

Kinh tế khu vực đồng euro đã tăng trưởng trong hơn 5 năm, số liệu việc làm ở mức cao kỷ lục, lạm phát lương ngày càng rõ ràng và việc mua trái phiếu là tất cả những gì họ có thể làm để cắt giảm chi phí đi vay, kết thúc chương trình này là bước tiến hợp lý.

Thị trường hiện nhận định khả năng tăng lãi suất sẽ diễn ra trong tháng 7 năm 2019 là khoảng 90%, so với vài tuần trước, khi thời điểm tháng 10 năm 2019 được coi là kết quả khả dĩ nhất.

  1. Thông báo chính sách của ngân hàng Nhật Bản
Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) được nhìn nhận sẽ giữ nguyên chính sách sau khi kết thúc đợt đánh giá hai ngày vào thứ Sáu, bao gồm cam kết giữ lãi suất ngắn hạn ở mức âm 0,1%.

Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda sẽ tổ chức một cuộc họp báo sau đó để thảo luận về quyết định này.

Gần đây đã có một số dấu hiệu cho thấy BoJ đang đặt nền móng để bắt đầu các cuộc thảo luận về việc quay trở lại chương trình nới lỏng định lượng, do chi phí tăng từ chương trình kích thích.

Tuy nhiên, giá tiêu dùng đã tăng chậm hơn so với BoJ đã hy vọng, do các công ty ngừng tăng giá và tiền lương.

Nguồn: https://www.investo.vn/blogs/tin-tuc/lich-kinh-te-top-5-dieu-can-theo-doi-tuan-nay-1
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 258 Xem / 31 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 91 Xem / 3 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 414 Xem / 25 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 54 Xem / 3 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294,692 Xem / 1,397 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,305 Xem / 58 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 411 Xem / 24 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên