Lý thuyết góc phần tư trong SMC - Bí quyết giúp ICT trader tìm ra thời điểm vàng để vào lệnh giao dịch

Lý thuyết góc phần tư trong SMC - Bí quyết giúp ICT trader tìm ra thời điểm vàng để vào lệnh giao dịch

Lý thuyết góc phần tư trong SMC - Bí quyết giúp ICT trader tìm ra thời điểm vàng để vào lệnh giao dịch

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,396
29,051
Thread cover
data/assets/threadprofilecover/ThyTDV44.png
Chủ đề liên quan
87703, 87687, 86292, 87609
Có một khái niệm mà mình ít nhắc tới trong giao dịch theo SMC, đó chính là giao dịch theo lý thuyết góc phần tư. Nghe hơi lạ nhưng trong SMC thì trader sử dụng lý thuyết này rất nhiều và thực sự thì nó cực kỳ hiệu quả.

Và trong bài viết này chúng ta cùng đi tìm hiểu xem lý thuyết này là gì và cách vận dụng nó vào trong giao dịch như thế nào nhé!

Bắt đầu nhé!


Lý thuyết góc phần tư là gì?


Như chúng ta đã biết trong ICT, một tín hiệu giao dịch chất lượng phải được đảm bảo thỏa cả về giá và thời gian.

Nếu như không có thỏa được giá và thời gian thì điều đó không có ý nghĩa gì.

Vì thế nên, Daye Reverse đã thiết kế các khái niệm lý thuyết giá theo góc phần tư. Và ông chia thời gian thành 4 phần.

Và nếu như bạn để ý thì thời gian giao dịch của chúng ta cũng khá là thú vị, cụ thể là:
  • Một năm có 4 quý
  • Một tháng có 4 tuần
  • Một tuần chỉ có khoảng 4 ngày giao dịch (Trong SMC thường sẽ không giao dịch vào ngày cuối tuần)
  • Một ngày có 4 phiên giao dịch
  • Và có 4 chu kỳ 90 phút cho mỗi phiên giao dịch
Cũng chính đặc điểm này mà SMC trader nghiên cứu ra hành động giá khác nhau trong từng phần của thời gian.

Bây giờ chúng ta đi kỹ hơn chút xíu nhé.


Hành động giá trong các góc phần tư của thời gian


Để cho dễ thì mình sẽ chia 4 phần này thành Q1, Q2, Q3, Q4 (với Q là Quarter nhé)
  • Q1: Đây là giai đoạn mà thị trường thường sẽ tích lũy, bạn sẽ thấy nó tương tự như tuần đầu tiên của tháng, ngày đầu tiên của tuần hay phiên đầu tiên trong ngày là phiên Á, những thời điểm này cũng là những thời điểm mà thị trường thường sẽ tích lũy. Cho nên Q1 thường là giai đoạn mà thị trường sẽ tích lũy.
  • Q2: Là giai đoạn thao túng giá, nó tương tự như giai đoạn thao túng giá phiên Âu hay ngày thứ ba trong tuần hoặc tuần thứ hai trong tháng. Và Q2 này được coi là quý tốt nhất để chúng ta tập trung giao dịch.
  • Q3: Là giai đoạn thị trường phân phối, đây cũng là quý tốt nhất trong năm để giao dịch. Các bạn sẽ thấy diễn biến giá giai đoạn này tương tự như tuần thứ ba trong tháng, ngày thứ Tư trong tuần hay là phiên Mỹ trong ngày. Đều là những thời điểm tốt để giao dịch.
  • Q4: Đây là giai đoạn thị trường có thể tiếp diễn hoặc đảo chiều. Q4 này và Q1 không phải là giai đoạn tốt để giao dịch. Trong những giai đoạn này bạn sẽ thấy thị trường di chuyển chậm hơn, ít tạo ra được cho chúng ta các thiết lập giao dịch chất lượng.


Chu kỳ 90 phút mỗi phiên giao dịch


Daye chia mỗi phiên giao dịch thành 4 chu kỳ có 90 phút, nó tương đương với 6 tiếng đồng hồ.

Ví dụ như ở phiên Âu cũng tức là Q2 chúng ta có 4 chu kỳ 90 phút của mỗi phiên sẽ là như sau:
  • Từ 0:00 đến 1:30 sẽ là giai đoạn tích lũy
  • Từ 1:30 đến 3:00 sẽ là giai đoạn thao túng giá (Vùng hủy diệt
  • Từ 3:00 đến 4:30 sẽ là giai đoạn tích lũy (Vùng hủy diệt)
  • Từ 4:30 đến 6:00 sẽ là giai đoạn tiếp diễn hoặc đảo chiều
Điều này tương tự với các phiên giao dịch khác trong ngày.

Tuy nhiên thì thông qua điều này bạn có thể thấy được một điều rằng, thời gian giao dịch của chúng ta có tính chu kỳ và hành động giá ở mỗi chu kỳ sẽ có những đặc điểm riêng nhất định mà nếu như chúng ta nắm được những đặc trưng này thì hoàn toàn có thể tận dụng chúng để kiếm được lợi nhuận trên thị trường.


Giá mở cửa thực sự


Giá mở cửa ở Q2 mới gọi là giá mở cửa thực sự.
  • Vào một ngày có xu hướng tăng giá thì những điểm mua dài hạn tốt nhất nên là ở dưới mức giá mở cửa thực sự này
  • Tương tự nếu như vào một ngày thị trường có xu hướng giảm giá thì điểm vào lệnh tốt nhất nên cao hơn giá mở cửa thực sự này
Và thiết lập giao dịch tốt nhất thường sẽ phản ứng với những vùng giá quan trọng trên khung thời gian lớn sau khi tương tác với mức giá mở cửa thực sự (hay chúng ta còn gọi đó là Judas Swing).

Vậy thì giá mở cửa thực sự của mỗi giai đoạn thời gian sẽ như sau:
  • Giá mở cửa thực sự trong năm: Tháng Tư
  • Giá mở cửa thực sự trong tháng: Thứ hai đầu tiên của tuần thứ hai trong tháng
  • Giá mở cửa thực sự trong tuần: thứ Ba
  • Giá mở cửa thực sự trong ngày: 0:00 giờ EST
  • Giá mở cửa thực sự của phiên giao dịch: Phiên Âu (1:30) Phiên Mỹ (7:30 am và 1:30 pm)
Các bạn nhìn hình bên dưới:

1710304744873.png

  • Đây là mô tả cho góc phần tư thời gian giao dịch của chúng ta, với Q1 thường là giai đoạn thị trường tích lũy.
  • Đến Q2 thị trường hình thành tín hiệu thao túng giá, với tín hiệu này quét vào vùng POI của khung thời gian lớn. Đây là giai đoạn thị trường lý tưởng nhất để giao dịch
  • Q3 thị trường phân phối, chúng ta vẫn tập trung giao dịch vào giai đoạn này.
  • Cuối cùng là Q4, thị trường có thể tiếp diễn xu hướng hoặc đảo chiều ở giai đoạn này.



Cách giao dịch theo góc phần tư


Bạn cần tập trung vào những tiêu chí sau:

1710304842925.png
  • Trước tiên cần xác định được các POI của khung thời gian lớn
  • Xác định góc phần tư hiện tại là Q1 hay Q2,3,4? Nên tập trung giao dịch vào Q2 và Q3 của năm
  • Xác định giá mở cửa thực sự
  • Mua bên dưới giá mở cửa hoặc bán phía trên giá mở cửa thực sự
  • Các điểm mua bán nên tập trung vào vùng Premium hoặc Discount
  • Điểm vào lệnh thì cứ đi theo thiết lập giao dịch trong SMC là được


Ví dụ thực tế


Các bạn nhìn biểu đồ minh họa cho một giao dịch mua lên theo Q2:

1710304872114.png


Ta thấy Q2 (màu xanh) đã có tín hiệu thao túng giá và đảo chiều. Đó chính là thời điểm có thể mua vào được. Với kỳ vọng là sau đó thị trường tăng giá.

Và đây là ví dụ thực tế:

1710304885534.png



Hoặc ở ví dụ này, tương tự có tín hiệu thao túng giá và phân kỳ SMT ở Q2:

1710304899251.png


Hoặc đây cũng vậy, trường hợp này thì giá đang tiếp diễn xu hướng trước đó:

1710304911952.png


Có thể thấy rằng, lý thuyết góc phần tư trong SMC cực kỳ mạnh mẽ, nó giúp anh em có thể biết rõ hơn hành động giá trong ngày, trong tuần, trong tháng thậm chí là trong năm để lên kế hoạch giao dịch phù hợp và có xác suất thắng cao hơn.

Mời anh em tham khảo.

Trích nguồn: twitter
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 354 Xem / 14 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 200 Xem / 14 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 308 Xem / 12 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 585 Xem / 14 Trả lời
  • DungMaximus trong Quyền chọn Nhị phân - Binary Options 12,913 Xem / 37 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên