Lý thuyết sóng Goodman từ cơ bản đến nâng cao - Phần 6: Hệ thống đếm chu kỳ Goodman (GCCS)

Lý thuyết sóng Goodman từ cơ bản đến nâng cao - Phần 6: Hệ thống đếm chu kỳ Goodman (GCCS)

Lý thuyết sóng Goodman từ cơ bản đến nâng cao - Phần 6: Hệ thống đếm chu kỳ Goodman (GCCS)

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,402
29,055
Tiếp tục series lý thuyết sóng Goodman. Các phần trước chúng ta đã nắm được kiến thức quan trọng trong hệ thống đếm sóng Goodman (GSCS). Bài viết này sẽ bàn về hệ thống đếm chu kỳ sóng Goodman. Anh em nào chưa đọc bài viết trước thì có thể xem lại link bên dưới nhé.

Lý thuyết sóng Goodman từ cơ bản đến nâng cao - Phần 3: Nguyên tắc 3-C và thiết lập giao dịch

Lý thuyết sóng Goodman từ cơ bản đến nâng cao - Phần 4: Tổng hợp kiến thức cốt lõi trong cách xác định sóng

Lý thuyết sóng Goodman từ cơ bản đến nâng cao - Phần 5: Biểu đồ thực tế về cách xác định điểm giao cắt đôi

Hệ thống đếm chu kỳ sóng (GCCS)


Nếu GSCS giúp trader tính toán được các mục tiêu giá thì GCCS giúp chúng ta tính toàn được các mục tiêu về thời gian.

Sự kết hợp của 2 mục tiêu này ta gọi là Landing Area (tạm dịch là vùng hạ cánh). Anh em có thể hiểu nôm na đó là vùng mà chúng ta thoát lệnh.

Thực tế thì kiến thức về hệ thống đếm sóng này Goodman không lưu lại nhiều thông tin cho chúng ta. Nhưng vẫn đủ để chúng ta sử dụng để giao dịch.

Có thể nói GCCS là một trường hợp ngoại lệ của GSCS, thay vì chúng ta sử dụng chiều dài của sóng để xác định mục tiêu giá, thì chúng ta xài chiều ngang (khoảng cách thời gian) từ đáy đến đáy hoặc từ đỉnh đến đỉnh của đợt dao động giá để đo lường mục tiêu.

Anh em có thể hiểu rằng, đo chu kỳ sóng ở đây tức là chúng ta đo lường về thời gian. Nên nếu hiểu đùng hơn về hệ thống này thì anh em có thể hiểu đó là hệ thống đếm thời gian Goodman. Về cơ bản thì nó cũng khá giống với GSCS.

Như trong GSCS, ta sử dụng sóng 1 và sóng 2 để xác định mục tiêu cho con sóng 3.

Trong GCCS, chúng ta sẽ đo lường từ đáy đến đáy hoặc từ đỉnh đến đỉnh của sóng 1 hoặc sóng 2 để xác định mục tiêu thời gian cho con sóng 3. Đây chính là điểm khác biệt quan trọng giữa GSCS và GCCS.

Bạn sẽ cần thêm một con sóng trước đó (sóng 0) để có thể tính toán thời gian. Đây là điều cơ bản nhất về GCCS.

Anh em nhìn biểu đồ bên dưới:

1.png

Đường màu đỏ thể hiện giá được đo lượng theo GSCS và màu đỏ được đo lường theo GCCS. Chúng ta tập trung hơn vào việc đo lường giá theo GCCS nhé:

Phép đo được thực hiện từ một đỉnh của con sóng, các bạn vẽ thêm một đường ngang ngược về con sóng trước đó. Như hình trên, ta thấy từ đỉnh, ta vẽ một đường ngang màu xanh về phía bên trái cho đến khi đụng con sóng trước đó. Từ đỉnh đến điểm đó được đếm là 12 ô đơn vị.

Phép đo tiếp theo được thực hiện từ điểm giá hiện tại ở con sóng thứ 2, vẽ một đường ngang (màu xanh) ngược trở về sóng đầu tiên. Như hình trên ta có 7 đơn vị ở phép đo này.

Cũng giống GSCS, giá vẫn đang có sự thay đổi vậy nên các phép đo này cũng sẽ thay đổi cả về thời gian và giá cả.

Nếu phép đo đầu tiên là con sóng chính đầu tiên và phép đo thứ 2 là của con sóng thứ cấp, thì số đo chu kỳ của sóng thứ cấp phải bằng một nửa con sóng chính. Như trong trường hợp này là 6. Trong khi phép đo thứ 2 ta có được kết quả là 7.

Như vậy cách tính toán sẽ như sau:
  • Con sóng tiếp theo sẽ rơi vào đúng thời điểm +/-1 đơn vị so với điểm đo lý tưởng là 6 trên phép đo của sóng thứ cấp. Tức là ở thời điểm giá hiện tại, anh em sẽ cộng thêm 12 đơn vị (được đo từ đỉnh của sóng chính) và +/- thêm 1 đơn vị (do chênh lệch ở phép đo thực tế là 7 với phép đo lý tưởng là 6).
  • Ở hình trên ta thấy, tác giả cũng đã đo lường mục tiêu giá theo GSCS cho con sóng 3 này.
  • Sự kết hợp của các hộp màu xanh và đỏ chính là vùng hạ cánh (Landing Area) của giá, được tính toán theo cả GSCS và GCCS kết hợp lại.
Lưu ý thêm mốt lần nữa, con sóng thứ cấp hiện tại này có thể sẽ thay đổi nên vùng hạ cánh cũng có thể sẽ thay đổi theo.

Tình toán được vùng giá mục tiêu này chính là chìa khóa để giao dịch GWT thành công.

Mời anh em tham khảo nhé.

Mình xin phép tag: @Jewel Nguyen @APham @Ttttt @Stock Thong @Huong.tran @lydailong @phanbao @danielvmc @taka1340 @An Trần @Vipautopro

Nice day!
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • captainfx trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 16,994 Xem / 17 Trả lời
  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 528 Xem / 2 Trả lời
  • ono trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 17,805 Xem / 5 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,226 Xem / 41 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên