Những mối quan hệ chủ chốt trong phân tích liên thị trường

Những mối quan hệ chủ chốt trong phân tích liên thị trường

Những mối quan hệ chủ chốt trong phân tích liên thị trường

Mạc An

Junior Mod
Thành viên BQT
Trial mod
17,865
84,438
Xin chào toàn thể anh em,

Ngày hôm nay chúng ta lại đi tìm hiểu 1 dạng kiến thức "hơi rộng" một chút, đó là phân tích liên thị trường nhé!

Phân tích liên thị trường là gì?


Phân tích liên thị trường là một nhánh của phân tích kỹ thuật và nó xác định mối tương quan giữa bốn loại tài sản chính: cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa và tiền tệ. Trong cuốn sách kinh điển của mình "Trading with Intermarket Analysis", John Murphy đã lưu ý rằng các nhà giao dịch có thể sử dụng biểu đồ để phân tích những mối quan hệ này, từ đó xác định các giai đoạn của chu kỳ kinh tế và cải thiện khả năng dự báo của họ. Có những mối tương quan khá rõ ràng xảy ra giữa cổ phiếu và trái phiếu, trái phiếu và hàng hóa, hàng hóa và đồng đô la. Biết được các mối quan hệ này có thể giúp chúng ta xác định các giai đoạn của một chu kỳ tổng thể, lựa chọn giao dịch trong các thị trường tốt nhất và tránh các thị trường hoạt động kém nhất.

2.png

Mối quan hệ lạm phát


Mối quan hệ liên thị trường phụ thuộc vào các lực lượng lạm phát hoặc giảm phát. Trong môi trường lạm phát “bình thường”, cổ phiếu và trái phiếu có tương quan thuận. Điều này có nghĩa là cả hai đều di chuyển theo cùng một hướng. Nền kinh tế thế giới đã ở trong môi trường lạm phát từ những năm 1970 đến cuối những năm 1990. Đây là những mối quan hệ liên thị trường chính trong môi trường lạm phát:
  • Trái phiếu và cổ phiếu có mối tương quan thuận
  • Trái phiếu thay đổi xu hướng trước cổ phiếu (thường xảy ra)
  • Trái phiếu và hàng hóa có mối tương quan nghịch.
  • Đô la Mỹ và hàng hóa có mối tương quan nghịch.
1.png

Trong môi trường lạm phát, cổ phiếu phản ứng tích cực với lãi suất thấp (giá trái phiếu tăng). Lãi suất thấp kích thích hoạt động kinh tế và thúc đẩy lợi nhuận doanh nghiệp. HÃY NHỚ RẰNG MỘT MÔI TRƯỜNG LẠM PHÁT KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ LẠM PHÁT TĂNG PHI MÃ NHƯ ZIMBABWE, NÓ CHỈ ĐƠN GIẢN LÀ LỰC LƯỢNG LẠM PHÁT ĐANG CHIẾM ƯU THẾ SO VỚI LỰC LƯỢNG GIẢM PHÁT.

Mối quan hệ giảm phát


Murphy lưu ý rằng thế giới đã chuyển từ môi trường lạm phát sang môi trường giảm phát vào khoảng năm 1998. Nó bắt đầu với sự sụp đổ của đồng Baht Thái Lan vào mùa hè năm 1997 và nhanh chóng lan sang các nước láng giềng, được gọi là “Cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á”. Các ngân hàng trung ương châu Á đã tăng lãi suất để hỗ trợ đồng tiền của họ, nhưng lãi suất cao đã bóp nghẹt nền kinh tế của họ và làm phức tạp thêm nhiều vấn đề. Mối đe dọa giảm phát toàn cầu sau đó đã đẩy dòng tiền dịch chuyển thoát khỏi việc nắm giữ cổ phiếu và chuyển vào trái phiếu. Thị trường chứng khoán sau đó giảm mạnh, trái phiếu kho bạc tăng mạnh và lãi suất của Mỹ cũng giảm. Điều này đánh dấu giai đoạn tách rời tương quan thuận giữa cổ phiếu và trái phiếu kéo dài trong nhiều năm. Giảm phát tiếp tục kéo dài khi bong bóng Nasdaq vỡ năm 2000, bong bóng nhà đất vỡ năm 2006 và khủng hoảng tài chính năm 2007.

3.png

Các mối quan hệ liên thị trường trong môi trường giảm phát phần lớn giống với trong môi trường lạm phát, ngoại trừ một mối quan hệ đó là cổ phiếu và trái phiếu có tương quan nghịch trong môi trường giảm phát. Điều này có nghĩa là cổ phiếu tăng khi trái phiếu giảm và ngược lại. Nói rộng ra, điều này cũng có nghĩa là cổ phiếu có mối quan hệ cùng chiều với lãi suất.

4.png

5.png


Rõ ràng, lực lượng giảm phát thay đổi toàn bộ động lực của nền kinh tế. Giảm phát là tiêu cực đối với thị trường chứng khoán và hàng hóa nhưng tích cực đối với trái phiếu. Giá trái phiếu tăng và lãi suất giảm làm tăng nguy cơ giảm phát, gây áp lực giảm giá đối với cổ phiếu. Ngược lại, giá trái phiếu giảm và lãi suất tăng sẽ làm giảm nguy cơ giảm phát, điều này mang ý nghĩa tích cực đối với cổ phiếu (Anh em cũng tiếp tục lưu ý một điều, MÔI TRƯỜNG GIẢM PHÁT LÀ MÔI TRƯỜNG CÁC YẾU TỐ GIẢM PHÁT ĐANG CHIẾM ƯU THẾ SO VỚI YẾU TỐ LẠM PHÁT). Danh sách dưới đây tóm tắt các mối quan hệ liên thị trường chính trong môi trường giảm phát:
  • Trái phiếu và cổ phiếu có mối tương quan nghịch.
  • Hàng hóa và trái phiếu có mối tương quan nghịch
  • Cổ phiếu và hàng hóa có mối tương quan thuận
  • Đô la Mỹ và hàng hóa có mối tương quan nghịch

Mối quan hệ giữa Đô la và hàng hóa


Mặc dù đồng Đô la và thị trường tiền tệ là một phần của phân tích liên thị trường, nhưng chúng là những "ĐỨA CON HOANG DÃ" (Hơi trái khoáy và không chạy theo một công thức rõ ràng). Trong phân tích liên thị trường, một đồng Đô la yếu thường đi kèm với sự tăng giá của thị trường hàng hóa. Bên cạnh đó, sự tăng giá của hàng hóa cũng sẽ khiến trái phiếu giảm giá. Nói một cách khác, một đồng Dollar yếu cũng thường đi kèm với sự giảm giá của trái phiếu. Đồng Dollar yếu đóng vai trò kích thích kinh tế bằng cách làm cho hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ trở nên cạnh tranh hơn. Điều này có lợi đặc biệt cho các cổ phiếu của các công ty đa quốc gia lớn có doanh thu chiếm một phần lớn ở nước ngoài.

6.png

Vậy thì những tác động của một đồng dollar tăng giá là gì? Tiền tệ của một quốc gia phản ánh nền kinh tế và bảng cân đối tài chính của quốc gia đó. Các quốc gia có nền kinh tế mạnh và bảng cân đối tài chính lành mạnh thì có tiền tệ mạnh hơn. Các quốc gia có nền kinh tế yếu kém và gánh nặng nợ nần lớn thì đồng tiền của quốc gia đó thường sẽ yếu hơn. Đồng Đô la tăng gây áp lực giảm giá hàng hóa vì nhiều hàng hóa được định giá bằng Đô la, chẳng hạn như dầu. Trái phiếu được hưởng lợi từ việc giảm giá hàng hóa vì điều này làm giảm áp lực lạm phát. Chứng khoán cũng có thể được hưởng lợi từ việc hàng hóa giảm giá vì điều này làm giảm chi phí nguyên vật liệu.

Mối quan hệ giữa thị trường Kim loại công nghiệp và trái phiếu


Không phải tất cả hàng hóa đều được tạo ra như nhau. Trong thị trường hàng hóa luôn có chứa những mặt hàng đặc biệt, giống như Dầu mỏ. Dầu mỏ là một mặt hàng dễ bị sốc nguồn cung. Bất ổn tại các quốc gia hoặc khu vực sản xuất dầu thường khiến giá dầu tăng cao. Giá tăng do cú sốc cung là tiêu cực đối với giá cổ phiếu, nhưng giá tăng do nhu cầu tăng thì lại có thể là yếu tố tích cực đối với giá cổ phiếu. Điều này cũng đúng đối với kim loại công nghiệp, vốn ít bị ảnh hưởng bởi những cú sốc nguồn cung này. Do đó, chúng ta có thể theo dõi giá kim loại công nghiệp để tìm manh mối về nền kinh tế và thị trường chứng khoán. Giá cả tăng phản ánh nhu cầu ngày càng tăng và nền kinh tế lành mạnh; giá giảm phản ánh nhu cầu giảm và nền kinh tế yếu. Biểu đồ dưới đây cho thấy mối quan hệ thuận khá rõ ràng giữa kim loại công nghiệp và chỉ số S&P 500.

7.png

Kim loại công nghiệp tăng khi nền kinh tế đang phát triển và khi áp lực lạm phát đang gia tăng. Trái phiếu lại giảm trong những trường hợp như thế và tăng khi nền kinh tế suy yếu hoặc áp lực giảm phát đang hình thành. Chúng ta có thể sử dụng tỷ lệ chỉ số giá kim loại công nghiệp/trái phiếu để xem xét sức mạnh của nền kinh tế hoặc môi trường hiện tại là lạm phát hay giảm phát. Tỷ lệ này sẽ tăng khi nền kinh tế phát triển và môi trường lạm phát chiếm ưu thế. Ngược lại, tỷ lệ này sẽ giảm khi nền kinh tế suy yếu và giảm phát chiếm ưu thế.

8.png

Kết luận


Phân tích liên thị trường là một công cụ có giá trị để phân tích dài hạn hoặc trung hạn. Mặc dù các mối quan hệ liên thị trường này thường được duy trì trong một khoảng thời gian dài, nhưng chúng có thể bị mất hoặc không hoạt động. Các sự kiện lớn, chẳng hạn như cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008, có thể khiến một số mối quan hệ rơi vào tình trạng không rõ ràng trong vài tháng. Hơn nữa, các kỹ thuật được trình bày trong bài viết này nên được sử dụng cùng với các kỹ thuật phân tích kỹ thuật khác, không nên chỉ sử dụng một chỉ báo hoặc một mối quan hệ để đánh giá toàn diện các điều kiện thị trường.

Phân tích liên thị trường là một dạng phân tích được sử dụng cho tất cả các thị trường và không có một quy tắc nhất định. Trên đây chỉ là những kiến thức cơ bản, việc áp dụng cần phải cân nhắc một cách linh hoạt, đầu tiên là việc xem xét mối tương quan giữa 2 thị trường muốn phân tích, tiếp theo là xem xét môi trường hiện tại là giảm phát hay lạm phát, và từ đó mới rút ra được các nhận định tiếp theo!

Chúc anh em sớm thành tựu và tìm được nhiều điều bổ ích!
Mạc An

Tham khảo: Stockcharts
Giới thiệu SÁCH MỚI về MÔ HÌNH BIỂU ĐỒ cho anh em: https://bit.ly/mo-hinh-bieu-do-1
[TBODY] [/TBODY]
[TBODY] [/TBODY]
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,628 Xem / 88 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 622 Xem / 3 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 305 Xem / 7 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 175 Xem / 9 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 687 Xem / 47 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 349 Xem / 3 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên