Những sự thật “khó nuốt” trong nghề buôn tiền nhiều khó khăn

Những sự thật “khó nuốt” trong nghề buôn tiền nhiều khó khăn

Những sự thật “khó nuốt” trong nghề buôn tiền nhiều khó khăn

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,139
29,827
Chào anh em, trong trong nghề giao dịch tiền tệ này có rất nhiều điều tạm gọi là “khó nuốt trôi” từ những cú thua sấp mặt đến những nghi ngại về chênh lệch giá, giữ lệnh, requote… nhưng trong bài viết này mình sẽ đề cập đến những vấn đề mang tính cá nhân hơn – thứ mà anh em có thể sửa chữa được. Cùng bắt đầu nhé!

Tài khoản giao dịch càng lớn thì mức lợi nhuận tương đối càng thấp


Mức lợi nhuận tương đối ở đây chính là tỷ lệ lợi nhuận tính theo % trên mỗi tài khoản. Chúng ta rất thường xuyên thấy những tài khoản vài trăm Usd được nhân đôi, nhân 3 trong thời gian ngắn, thậm chí có thể chính bạn cũng đã từng làm được điều ấy giống như tôi đã từng. Tuy nhiên chúng ta hầu như không thể tìm gặp một tài khoản có kích thước lớn, khoảng vài chục ngàn Usd mà có hiệu suất trading tốt như trên. Vậy lý do điều này là gì?

8.png

Với tài khoản nhỏ, mức lợi nhuận tuyệt đối trên các trade cũng nhỏ, do đó để bù lại thì các trader thường rủi ro nhiều hơn vì muốn có mức lợi nhuận cao hơn. Ngoài việc nâng rủi ro trên mỗi trade, thì các trader cũng giao dịch nhiều hơn vì mục đích tương tự.

Do đó, với các tài khoản nhỏ thì trader thường dễ bị ảnh hưởng về mặt hành vi và rất dễ bị overtrade (giao dịch quá mức).

Mẹo: Nên nhìn ở góc độ tổng thể, tính theo mức tương đối và dần nâng kích thước tài khoản lên khi đã đạt được sự ổn định, các trader có được sự ổn định luôn được đánh giá cao hơn so với sự đột biến.

Biến động cao thường mang lại bất lợi cho trader


Chúng ta – những trader luôn thích các thị trường biến động vì lợi nhuận được tạo ra từ đó, thị trường biến động cũng mang lại tính thanh khoản tốt, tức là bạn phải trả phí giao dịch thấp hơn. Tuy nhiên trong một thị trường biến động mạnh đến quá mạnh thì trader sẽ gặp bất lợi.

Chúng ta sẽ không nói về các đợt flash crash như thứ Năm tuần trước xảy ra với đồng JPY và GBP. Những điều kiện thị trường như vậy sẽ tiêu diệt hàng loạt trader nhỏ lẻ nhưng nó hiếm khi xảy ra. Ở đây chúng ta chỉ nói về kiểu thị trường biến động mạnh và lý do tại sao chúng lại có thể đem đến bất lợi.

7.png

Những gì xảy ra với USDJPY hồi tuần trước​

Tâm lý chung của trader đó là không muốn thua lỗ dẫn đến việc gồng lỗ - khi thị trường đang tăng quá mạnh hoặc giảm quá sâu vì chúng ta luôn nghĩ và kỳ vọng rằng nó đã đến lúc đảo chiều. Ở hướng ngược lại, đó chính là hiện tượng chốt lãi non, và nguồn gốc cũng xuất phát từ “cảm nhận” trên, trader sẽ có xu hướng thoát lệnh lãi nhanh hơn để hiện hiện thực hóa các khoản lợi nhuận. Và trong một thị trường biến động mạnh, các “cảm nhận” của chúng ta thường sai lầm dẫn đến những khoản lỗ ngoài kiểm soát.

Mẹo: Luôn giao dịch với dừng lỗ và chốt lãi, không bắt đỉnh/đáy theo cảm nhận mà phải có công cụ rõ ràng.

Tâm lý: “Đói ăn vụng – túng làm liều”


Có một sự thật khá phũ phàng đó chính là rất nhiều người xem trading như là một lối thoát cho cuộc sống hiện tại của họ, bám lấy nó và đặt hết niềm tin vào trò chơi này. Nghiêm trọng hơn thì có những người rủi ro quá nhiều, kể cả những số tiền họ không thể mất với hy vọng đổi đời, nhưng câu chuyện thường kết thúc khá buồn.

0.png

Thực tế cho thấy những trader không có tiềm lực tài chính lại là những người có xu hướng rủi ro nhiều nhất, trong khi chính họ mới là những người phải trân quý những đồng vốn ít ỏi của mình.

Mẹo: đừng tự đẩy bạn vào một hoàn cảnh khó khăn như vậy, hãy rủi ro ở mức vừa phải và quan trọng hơn chính là phải có một nguồn thu ổn định ngoài trading để tâm lý không bị ảnh hưởng quá nhiều.

Anh em có thể thấy đây là những vấn đề không của riêng ai, các trader đều gặp phải, quan trọng là nếu chúng ta khắc phục được nó thì lợi nhuận sẽ mỉm cười với chúng ta.

Happy trading,
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm
Theo mình thì nằm ở cái gọi là phương pháp quản lý vốn thôi chứ nhỉ?!
Mình thì có phương pháp như các cụ hay nói đó là: Nước nổi bèo nổi :D
Vốn nhỏ đặt lệnh nhỏ với từng ấy %. Vốn to thì lệnh to và rủi ro cũng tăng theo đúng tỉ lệ lên ( tịnh tiến 1 đoạn thẳng / tam giác đồng dạng đó ) :)
 
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên