Phân biệt khái niệm "Risk appetite" và "Risk aversion" - Hiểu đúng để bắt được xu hướng lớn!

Phân biệt khái niệm "Risk appetite" và "Risk aversion" - Hiểu đúng để bắt được xu hướng lớn!

Phân biệt khái niệm "Risk appetite" và "Risk aversion" - Hiểu đúng để bắt được xu hướng lớn!

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,548
34,873
Chào anh em!

Hai khái niệm về rủi ro gồm risk appetile và risk aversion là vô cùng phổ biến trên thị trường tài chính, nó đề cập đến tâm lý thị trường, do đó những trader như chúng ta cần hiểu rõ về nó để có thể đi THEO ĐÚNG XU HƯỚNG MÀ THỊ TRƯỜNG HIỆN CÓ, và dưới đây là phần giải thích chi tiết:

Tâm lý Risk appetite - Chấp nhận rủi ro


Risk appetite hay còn gọi là risk on. Đây là trạng thái tâm lý ưa thích rủi ro của người trader/investor. Điều này có nghĩa là xu hướng đầu tư của họ sẽ nhắm mục tiêu vào các lớp tài sản mang tính rủi ro cao (risky asset classes(1)) như chứng khoán, hàng hóa, các đồng tiền hàng hóa (trong các môi trường kinh tế lạm phát). Một khi tâm lý thị trường được xác định là risk on, người trader/investor sẽ có thiên hướng trở nên "mạo hiểm" hơn lúc trước do tâm thái tin tưởng vào viễn cảnh kinh tế sẽ trở nên "sáng sủa" hơn.

Mỗi loại tài sản trong thị trường tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, tiền tệ,...) có một mức độ rủi ro khác nhau. Tuy thuộc vào cái cảm nhận của market hiện tại về mức độ rủi ro (risk) đang là cao hay thấp mà người ta có quyết định đi tiền tương ứng. Với một risk appetite sentiment thịnh hành trong thị trường thì các lớp tài sản mang tính trú ẩn (safe haven asset classes(2)) như đồng JPY hay trái phiếu chính phủ (treasury bond) sẽ ít hấp dẫn dòng tiền chạy vào...

Tất cả giúp hình thành một xu hướng rõ rệt trên các thị trường tài chính là risky assets đi lên trong khi các safe havens thì suy yếu đi.

2-traderviet.jpg


Tâm lý Risk aversion - Tránh né rủi ro


Risk aversion hay còn gọi là risk off sentiment. Đây là trạng thái tâm lý trái ngược hoàn toàn với một risk appetite nói bên trên. Khi tâm lý risk aversion lên ngôi, dòng tiền sẽ có xu hướng tháo chạy mạnh mẽ khỏi các lớp tài sản ẩn chưa nhiều rủi ro, biến động lớn (risky assets) để chạy vào các lớp tài sản trú ẩn (safe havens asset classes). Ở đây, việc phân loại các lớp tài sản thành trú ẩn và rủi ro là một nội dung không quá dễ hay khó nhưng nó đủ dài để sắp xếp thành một chuyện mục riêng. Do đó, ta chưa đi vào phân loại chi tiết ngay trong phạm vi nội dung các khái niệm của tâm lý thị trường này mà sẽ xem xét nó trong một bài viết khác.

Các thời kỳ risk aversion điển hình thường là khi nền kinh tế rơi vào suy thoái hay nặng hơn đó là các kỳ khủng hoảng kinh tế như 2008 financial crisis đã qua. Trên thực tế, năm 2008 có thể xem là năm cực thịnh của risk averion sentiment, nhưng trên thị trường không phải lúc nào tâm lý người đầu tư cũng nghiêng hẳn về một thái cực nào đó như 2008 mà nó giống như một sợi dây trong trò chơi "kéo co" của con nít - luôn luôn bị trì kéo bởi hai cường lực giữa một bên là tin tưởng vào chiếu hướng kinh tế sẽ trở nên tốt đẹp hơn (risk appetite - đại diện cho THAM) và một bên là thận trọng đề phòng với suy đoán kinh tế ngày càng trở nên u ám (risk aversion - đại diện cho SỢ). Hai lực này luôn luôn tranh đấu và biến đổi từng ngày, từng giờ trên thị trường tài chính giống như cuộc đấu vĩnh viễn không có hồi kết của con Bull và con Bear(3) trên thị trường chứng khoán.

Do đó, quá trình thực hiện một phân tích trước một quyết định đầu tư không gì khác hơn chính là việc xác định xem trạng thái tâm lý nào đang chiếm vai trò chi phối trong thị trường hiện tại. Nắm vững sentiment của thị trường hiện tại cũng chính là đã nắm được lực thật sự đang chi phối đến hướng đi của thị trường.

Chú thích:

(1) Risky asset classes: Là tập hợp các loại tài sản mang tính ẩn chứa nhiều rủi ro (biến động lớn) như các loại cổ phiếu (loại trừ cổ phiếu của nhóm các ngành phòng thủ - defensive sector như cổ phiếu tiêu dùng hàng hóa thiết yếu (XLP), cổ phiếu y tế (XLV), cổ phiếu dịch vụ công (XLU),...), các loại Junk bond hay high-yield bond do doanh nghiệp phát hành hay là nhóm các loại hàng hóa như Oil, Copper, Base metal,... trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng.

(2) Safe haven asset classe: Là tập hợp nhóm các tài sản mang tính trú ẩn, phòng thủ có mức rủi ro thấp (biến động nhỏ). Một số loại tài sản tiêu biểu trong nhóm này có thể kể đến như đồng JPY, trái phiếu chính phủ (treasury bond) hay là các cổ phiếu thuộc các nhóm ngành defensive sector (XLU, XLP, XLV).

(3) Thuật ngữ Bull và Bear thường được sử dụng trên thị trường chứng khoán để ám chỉ đến hai xu hướng thị trường đi lên và đi xuống. Bull (Bò) đại diện cho một thị trường đi lên trong khi Bear (Gấu) đại diện cho thị trường đi xuống.

Ngoài Bull và Bear trên thị trường con sử dụng hình ảnh của một loài vật khác đó là con Lợn trong câu nói: "Bull make money, Bears make money, only Pigs get slaughtered" có nghĩa Bò kiếm được tiền, Gấu cũng kiếm được tiền chỉ có Lợn là bị làm thịt. Ý nghĩa câu nói này muốn ám chỉ rằng loại người giao dịch không có chính kiến mua bán loạn xị ngậu không cần biết xu hướng hiện tại của thị trường là gì thì sẽ bị mất tiền.
Nguồn: Vietcurrency.net
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Smart_Money trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 105 Xem / 1 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,499 Xem / 87 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 367 Xem / 19 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 882 Xem / 39 Trả lời
  • TraderViet Crypto trong Chuyện bên lề 289 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 395 Xem / 31 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 154 Xem / 3 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294,762 Xem / 1,397 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên