Phân kỳ (Divergence) - Cơ bản và chuyên sâu

Phân kỳ (Divergence) - Cơ bản và chuyên sâu

Phân kỳ (Divergence) - Cơ bản và chuyên sâu
Phân kỳ là một trong những tín hiệu giao dịch mạnh mẽ nhất. Mình quyết định làm một bài về Phân kỳ cơ bản và chuyên sâu, tổng hợp tất cả những gì anh em có thể áp dụng vào giao dịch thực chiến với Phân kỳ, cùng các ví dụ chi tiết.

Sê ri này chỉ gồm 3 bài thôi, anh em ĐỂ LẠI COMMENT để được tag vào đầy đủ các bài nhé.

Bài này là cơ bản về Phân kỳ, gồm Phân kỳ thường và Phân kỳ kín.

Phân kỳ là gì?


Phân kỳ là khi anh em thấy giá di chuyển theo một hướng, nhưng một chỉ báo dao động lại di chuyển theo hướng còn lại. Hướng ở đây xác định bằng các đỉnh và đáy.

View attachment 137284

Ví dụ khi giá tạo 1 đáy cao hơn nhưng chỉ báo dao động lại tạo 1 đáy thấp hơn, đó là phân kỳ. Ta áp dụng các tín hiệu phân kỳ này để giao dịch tiếp diễn hoặc đảo chiều xu hướng.

Các chỉ báo dao động được áp dụng ở đây có thể là MACD, RSI, Stochastic,…

Phân kỳ - Các loại phân kỳ


Có 2 loại phân kỳ chính: Phân kỳ thường (regular divergence) và Phân kỳ ẩn, hoặc Phân kỳ kín (hidden divergence). Phân kỳ thường dùng để phát hiện sự đảo chiều của xu hướng; và Phân kỳ kín dùng để phát hiện sự tiếp diễn của xu hướng.

1, Phân kỳ thường tăng giá (bullish divergence):

Để cho dễ hình dung thì trong tất cả các ví dụ của bài này, mình sử dụng RSI làm chỉ báo dao động.

Phân kỳ thường tăng giá xuất hiện khi giá tạo đáy thấp hơn trong xu hướng giảm, nhưng RSI lại tạo đáy cao hơn.


Việc RSI tạo đáy cao hơn cho thấy động lượng (momentum) giảm giá đã yếu đi nhiều (RSI là 1 chỉ báo động lượng cực kỳ tốt). Như vậy ta có căn cứ để kỳ vọng vào 1 sự đảo chiều từ giảm sang tăng. Phân kỳ thường tăng giá để giao dịch đảo chiều xu hướng, nhưng chỉ là tín hiệu khởi đầu, anh em cần phải có 1 tín hiệu khác để kích hoạt lệnh mua.

2, Phân kỳ thường giảm giá (bearish divergence)

Phân kỳ thường giảm giá xuất hiện khi giá tạo đỉnh cao hơn trong xu hướng tăng nhưng RSI lại tạo đỉnh thấp hơn.


Đơn giản, đây là tín hiệu cho thấy động lượng tăng đã yếu nhiều, chờ 1 sự đảo chiều sang giảm. Phân kỳ thường giảm giá để giao dịch đảo chiều từ tăng sang giảm, tuy nhiên chỉ là tín hiệu sơ khởi, cần 1 tín hiệu kích hoạt lệnh bán từ hệ thống giao dịch.

3, Phân kỳ kín tăng giá (hidden bullish divergence)

Phân kỳ kín tăng giá xuất hiện khi giá tạo đáy cao hơn trong xu hướng tăng, nhưng RSI lại tạo đáy thấp hơn.


Đây là tín hiệu cho thấy giá sẽ tiếp diễn xu hướng tăng này. Tín hiệu Phân kỳ kín tăng giá thường có thể được vào ngay, vì có xác suất cao hơn phân kỳ thường. Cơ bản ta đang giao dịch thuận xu hướng nên xác suất sẽ tốt hơn.

Nếu biết kết hợp thêm các mô hình nến thì đây sẽ là setup giao dịch rất tốt.

4, Phân kỳ kín giảm giá (hidden bearish divergence)

Phân kỳ kín giảm giá xuất hiện khi giá tạo đỉnh thấp hơn trong xu hướng giảm nhưng RSI tạo đỉnh cao hơn.


Phân kỳ kín giảm giá là tín hiệu cho thấy xu hướng giảm sẽ có khả năng tiếp diễn. Ta có thể kết hợp thêm tín hiệu bán từ mô hình nến để vào lệnh xác suất cao hơn.


Ví dụ trên cho thấy mô hình vai đầu vai kết hợp với tín hiệu Phân kỳ kín giảm giá, một lệnh sell là hoàn hảo.

Trên đây mới là sơ sơ về Phân kỳ, còn nhiều tuyệt chiêu nữa sẽ được trình bày trong bài sau. Anh em ĐỂ LẠI COMMENT để được tag vào bài sau nhé.

Nguồn colibritrader
Cảm ơn add
 
Tác dụng lớn nhất của phân kỳ là xác định tín hiệu đảo chiều (A) của thị trường.
Phân kỳ kín lại đi xác định ... tín hiệu thị trường tiếp diễn (B1):
Xu hướng tăng: Giá tạo higher low, RSI tạo lower low. (ngược chiều)
Xu hướng giảm: Giá tạo lower high, RSI tạo higher high. (ngược chiều)
...
Vậy nó khác gì khi thị trường tiếp diễn (B2), Giá và RSI đi cùng chiều?
Xu hướng tăng: Giá tạo higher low, RSI tạo higher low. (cùng chiều)
Xu hướng giảm: Giá tạo lower high, RSI tạo lower high. (cùng chiều).

Tóm lại, ta thấy 1 thứ hết sức hiển nhiên:
Nếu (A) - đảo chiều không xảy ra thì sẽ xảy ra (B1) hoặc (B2) - tiếp diễn.
Vậy học cho tốt cái A được rồi (và luyện tập thật kỹ), cứ đẻ ra khái niệm B1, B2, Bx... Bz làm gì rốt cuộc thì có phân kỳ kín hay không phân kỳ nó cũng tiếp diễn xu hướng thôi.
Riết tẩu hỏa nhập ma :D
 
Cho mình hỏi 1 chút được ko b? Mình thấy cả 2 TH phân kì kín hoặc thường đều xuất hiện sự đổi chiều tạm thời sau đó, nhưng liệu có phải phân kỳ thường mang ý nghĩa báo hiệu sự thay đổi xu hướng trong trung hạn?
 
cái phân kỳ thường giải thích là do động lượng di chuyển của giá giảm thì cái phân ký kín hình thành là do nguyên nhân gì vậy bác ?

Phân kỳ thường xảy ra do cạn kiệt động lượng của giá, nói cách khác các tay chơi lớn đã xả hết hàng hoặc đã gom đủ hàng rồi

Phân kỳ kín xảy ra khi động lượng của giá còn mạnh nhưng các tay chơi lớn chốt 1 phần lợi nhuận tạo ra 1 pullback nhưng sau đó vì quán tính của giá vẫn còn rất lớn nên nó quay lại xu hướng cũ, nói cách khác là các tay chơi lớn vẫn còn bị kẹt hàng bác ạ

Thương trường là chiến trường, nên rất nhiều lúc các tay chơi lớn làm động tác nghi binh để bẫy đối phương, tạo nên các phân kỳ bị fail, chúng ta vì chọn lầm phe nên bị ảnh hưởng của cuộc chiến này.
Chúng ta kg có tư cách tham gia cuộc chiến này đâu các bác, đừng đề cao bản thân như thế mà vỡ mặt, chúng ta chỉ chọn phe thôi. Giống như thiên hạ chơi bầu cua, mình kg có tư cách tham gia nên chỉ theo 1 tay chơi nào đó thôi, họ ăn thì mình ăn, họ thua mình thua
 
Chỉnh sửa lần cuối:
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên