[Phân tích cơ bản] Góc nhìn chi tiết của ING về chính sách tiền tệ sắp tới của Fed

[Phân tích cơ bản] Góc nhìn chi tiết của ING về chính sách tiền tệ sắp tới của Fed

[Phân tích cơ bản] Góc nhìn chi tiết của ING về chính sách tiền tệ sắp tới của Fed

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,131
29,796
Thương chiến chưa có dấu hiệu giảm bớt và nền kinh tế đang bắt đầu cảm thấy sự căng thẳng. Fed đang chuẩn bị thay đổi lãi suất và chúng tôi nhìn thấy khả năng hạ 50 điểm cơ bản trong nửa cuối năm 2019. [ING]

Khả năng bắt đầu một đợt cắt giảm mới


Trong tháng qua, những cuộc tranh luận xoay quanh mức lãi suất của Fed chủ yếu là “liệu Fed có hành động” và “nếu có thì khi nào”. Thương chiến vẫn không có tín hiệu lạc quan và và những dữ liệu kinh tế gần đây đang cho thấy nền kinh tế đang dễ tổn thương hơn so với nửa cuối năm 2018. Với việc để ngỏ khả năng hạ lãi suất, chúng tôi kỳ vọng rằng Fed sẽ thật sự hành động vào tháng 9 và tháng 12.

Nền kinh tế lo lắng về cuộc chiến thương mại


Sự hiếu chiến của cả hai phe Mỹ-Trung và việc sẵn sàng sử dụng thuế quan như một công cụ để đạt mục đích khác (như vấn đề nhập cư từ Mexico) càng khiến lo ngại gia tăng về triển vọng kinh tế Mỹ.

Liệu các công ty có bỏ qua chu trình sản xuất đắt đỏ và quay trở về Mỹ hay tìm kiếm những nhà cung cấp không từ Trung Quốc chỉ để thấy sự thay đổi của ông Trump một lần nữa? Hay họ sẽ tiếp tục kinh doanh như bình thường và chịu rủi ro giảm biên lợi nhuận do tăng chi phí (thuế tăng)? Đối mặt với điều này rất nhiều công ty chọn cách “án binh bất động” gây ra sự chậm lại trong đầu tư và tuyển dụng, thứ có thể dẫn đến tiêu dùng thấp và nguy cơ xuất hiện khủng hoảng.

Sụt giảm việc làm mới được tạo ra trong tháng trước là một minh chứng hùng hồn, dữ liệu ISM sản xuất cũng ở mức thấp nhất từ 10/2016, trong khi chỉ số GDPNow (của Fed Atlanta) đang dự báo GDP Q2 ở mức 1.4%, và nếu nó xảy ra thì sẽ là kết quả yếu nhất từ Q4/2015.

Image 13-1.png

Sự chuyển hướng của Fed


Đầu tiên phải nói đến sự thay đổi giọng điệu từ “kiên nhẫn” sang “theo dõi chặt chẽ” và hành động nếu cần thiết của ông Powell – chủ tịch Fed, đồng thời Fed cũng đã thừa nhận tác động của thương chiến với nền kinh tế.

Tiếp theo là tiếng nói của các quan chức khác gồm: James Bullard cho rằng hạ lãi suất có thể diễn ra sớm hơn để chống đỡ sự sụt giảm tăng trưởng nếu có. Charles Evan thì nhắc lại các nền tảng vững chắc của kinh tế Mỹ nhưng cũng thừa nhận rằng họ sẽ hành động nếu cần thiết.

Thương chiến, triển vọng kinh tế ảm đạm, và các tín hiệu từ Fed đã khiến thị trường tin rằng Fed có thể hạ đến 100 điểm cơ bản (1%) trong 12 tháng tới. Điều này vô tình trùng hợp với yêu cầu của Tổng thống Trump, người đã nói rằng kinh tế Mỹ sẽ lao đi như “tên lửa” nếu Fed hạ lãi suất.
Cuối cùng là thị trường chứng khoán với những điều kỳ dị, những dữ liệu tốt bị “làm ngơ” và những dữ liệu xấu thì lại rất được quan tâm và làm gia tăng đồn đoán khả năng Fed hạ lãi suất để kích thích kinh tế dẫn đến cả cổ phiếu và trái phiếu đều tăng.

Thương chiến vẫn là mấu chốt


Khả năng Fed không cần hạ lãi suất không phải là không có nhưng để điều này xảy ra thì chúng ta cần những xúc tác lớn, đó là hàng loạt những dữ liệu kinh tế vượt kỳ vọng, và đặc biệt là một thỏa thuận có thể có giữa ông Trump và ông Tập tại hội nghị G20 vào cuối tháng này. Tuy nhiên đây là một kịch bản rất khó khả thi với tình hình hiện tại.

Hạ lãi suất…


Dù bằng cách nào đi nữa thì thương chiến sẽ diễn biến xấu đi trước khi trở nên tốt hơn và có khả năng lan sang cả Châu Âu và Nhật. Với những thay đổi quan điểm gần đây của Fed, chúng tôi tin rằng cuộc họp tháng 6 này sẽ tiếp tục là những tín hiệu nới lỏng. Cụ thể, ông Powell có thể lặp lại quan điểm “theo dõi chặt chẽ” các diễn biến mới, điều chỉnh các kỳ vọng kinh tế của họ và cả biểu đồ dot-plot (hiện tại đang cho thấy khả năng nâng lãi suất vào năm 2020).

Một số người tin rằng động thái trong cuộc họp vào Thứ Năm tới sẽ làm bàn đạp cho việc hạ lãi suất trong tháng 7. Tuy nhiên, ở hướng ngược lại, khi nhìn vào dữ liệu ISM phi sản xuất đã cải thiện so với tháng trước, còn niềm tin người tiêu dùng thì tiếp tục được củng cố ở mức cao. Hiệp hội các doanh nghiệp độc lập Mỹ thì cho thấy 21% số thành viên đang tuyển người (cao nhất từ tháng 12 năm ngoái), trong khi 38% không thể lấp đầy các chỗ trống của họ. Và điều này không phù hợp với một mối đe dọa về việc suy thoái sắp xảy ra.

Do đó, việc hạ lãi suất quá sớm (trong tháng sau) có thể là tiêu cực đối với niềm tin của các doanh nghiệp và hộ gia đình vì nó báo hiệu kinh tế đang ở trạng thái xấu, và cũng là cái cớ cho rằng Fed đang gặp áp lực chính trị (từ ông Trump). Chúng tôi [ING] tin rằng Fed sẽ chờ đợi đến tháng 9 mới hành động và thêm một lần khác vào tháng 12.

Tổng kết:

ING đã thay đổi quan điểm của họ trước đây từ việc Fed sẽ giữ nguyên chính sách trong 2019-2020 sang nới lỏng (hạ lãi suất) vào tháng 9 và tháng 12. Tuy nhiên view của ING vẫn “ít hung hăng” hơn thị trường (hạ lãi suất ngay trong tháng 7 và cắt giảm 1% trong vòng 12 tháng tới).

Về cuộc họp vào Thứ Năm tới thì chỉ có thể là những tín hiệu dovish và thay đổi dự báo chứ sẽ không có hành động bất ngờ nào.

Trên đây là phân tích rất chi tiết của ING về hướng hành động của Fed sắp tới, bài khá dài anh em chịu khó đọc, hy vọng nó hữu ích cho công việc trading của anh em!

Safe trading,
Nguồn: ING
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Mới Để Giao Dịch Kiếm Sống

Quyển sách của Tiến sỹ Alexander Elder đề cập đến những vấn đề cơ bản và cần thiết nhất với các trader. Sách được đánh giá rất cao trên toàn cầu
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên