Phân tích kỹ thuật là gì? - Ưu và nhược điểm của phân tích kỹ thuật thị trường tài chính

Phân tích kỹ thuật là gì? - Ưu và nhược điểm của phân tích kỹ thuật thị trường tài chính

Phân tích kỹ thuật là gì? - Ưu và nhược điểm của phân tích kỹ thuật thị trường tài chính

Ngọc Hải DNH

Active Member
781
1,387

Phân tích kỹ thuật là gì?


Phân tích kỹ thuật là dự đoán vận động giá cả tương lai dựa trên khảo sát giá trong quá khứ. Như dự báo thời tiết, phân tích kỹ thuật không hoàn toàn chính xác tuyệt đối. Thay vào đó, phân tích kỹ thuật có thể giúp nhà đầu tư dự đoán về khả năng diễn biến giá trong tương lai là gì. Phân tích kỹ thuật sử dụng nhiều dạng biểu đồ liên quan đến giá trong quá khứ.

aintermarketanalysisblog.com_wp_content_uploads_2017_04_techni3b1f07ac6639597461ab8f4952a7df7d.png
aintermarketanalysisblog.com_wp_content_uploads_2017_04_technieec1ab7c86eaee08899f1522815070f5.png
Phân tích kỹ thuật có thể áp dụng cho chứng khoán, chỉ số, hàng hóa, tương lai hay các khí cụ nào có thể giao dịch được trong đó giá chịu ảnh hưởng từ áp lực cung cầu. giá đề câp tới mối liên kết giữa giá cao, thấp , giá mở cửa, đóng cửa của chứng khoán thông qua các khung thời gian khác nhau. Khung thời gian có thể trong ngày ( từ 1 phút, 5 phút, 10 phút, 15 phút, 30 phút cho tới hàng giờ…), hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng, hàng năm. Ngoài ra, một số nhà phân tích kỹ thuật còn sử dụng khối lượng và chỉ số lãi suất khi nghiên cứu về diễn biến giá.

Cơ sở của phân tích kỹ thuật


Khi lý thuyết Dow được giới thiệu vào cuối thế kỷ trước đã đặt nền móng cho phân tích kỹ thuật hiện đại. Lý thuyết Dow không được trình bày hoàn chỉnh nhưng được ghép từ các bài viết của Charles Dow trong nhiều năm. Trong số nhiều định lý được đưa ra bởi Dow, có ba điểm nổi bật:
  1. Giá chiết khấu (cho cái nhìn) về mọi thứ
  2. Biến động giá không phải ngẫu nhiên
  3. “Điều gì” quan trọng hơn ‘tại sao”

Giá chiết khấu (cho cái nhìn) về mọi thứ


Lý thuyết này tương tự như thị trường mạnh và trung bình của lý thuyết thị trường hiệu quả. Nhà phân tích kỹ thuật tin rằng giá cả hiện tại phản ánh đầy đủ thông tin. Bởi vì toàn bộ thông tin được phản ánh qua giá, hình thành cơ sở lý luận cho phân tích. Sau tất cả, giá thị trường phản ánh tất cả biểu hiện của những ngườ tham gia thị trường, bao gồm traders, nhà đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, phân tích giá cả, chiến lược gia, phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản và nhiều thành phần khác. Phân tích kỹ thuật sử dụng thông tin thông qua giá để giải thích câu chuyện thị trường và hình thành quan điểm về tương lai.

Biến động giá không phải ngẫu nhiên


Hầu hết các nhà phân tích đều đồng ý rằng giá có xu hướng. tuy nhiên, phần lớn họ ũng biết rằng có thời điểm thị trường không có xu hướng. nếu giá cả luôn luôn là biến ngẫu nhiên, nó sẽ vô cùng khó để các nhà phân tích kỹ thuật kiếm tiền. trong cuốn sách của mình, Jack Schwager có nói:

“Thị trường có thể chứng kiến những giai đoạn biến động ngẫu nhiên xen kẽ với những giai đoạn phi ngẫu nhiên. Mục tiêu của nhà phân tích kỹ thuật là xác định những thời kỳ đó (nghĩa là các xu hướng chính)”.

aintermarketanalysisblog.com_wp_content_uploads_2017_04_technic5c2acef427636ffc22783c3f44daea8.png
Một nhà phân tích kỹ thuật tin rằng có thể xác định được xu hướng, đầu tư hoặc giao dịch dựa trên xu hướng. bởi vì phân tích kỹ thuật có thể áp dụng cho nhiều khung thời gian khác nhau, cả ngắn hạn và dài hạn. Biểu đồ IBM minh họa quan điểm của Schwager về bản chất của xu hướng. khi xu hướng mở rộng ra, ta hiểu rằng đó là một trading range. Trong trading range có những uptrend nhỏ trong tổng thể uptrend lớn hơn. Một xu hướng tăng sẽ tiếp diễn nếu giá break (phá) lên trên trading range. Một down trend được bắt đầu khi giá break khỏi vùng thấp của trading range trước đó.

“Điều gì” quan trọng hơn “tại sao”


Trong cuốn sách tâm lý của phân tích kỹ thuật, Tony Plummer cho rằng: một nhà phân tích kỹ thuật biết giá cả mọi thứ, nhưng giá trị thì lại không”. Họ chỉ quan tâm tới hai thứ:
  • Giá hiện tại nói lên điều gì?
  • Lịch sử biến động giá nói lên điều gì?
Giá là kết quả cuối cùng trong cuộc chiến giữa hai lực lượng cung và cầu. đối tượng của phân tích là dự báo xu hướng giá cả trong tương lai. Bằng việc tập trung vào giá và chỉ mình giá mà thôi, nhà phân tích kỹ thuật tìm ra hướng tiếp cận. phân tích cơ bản quan tâm tới việc tại sao giá lại biến động như vậy. Với phân tích kỹ thuật, những lý do mà phân tích cơ bản đưa ra có độ trễ nhất định. Các nhà phân tích kỹ thuật tin rằng tốt nhất chỉ nên tập trung vào giá-những gì đang diễn ra và khong cần hiểu tại sao. Tại sao giá lại tăng? Đơn giản là nhiều người mua (cầu) hơn người bán (cung). Sau tất cả, giá trị của bất kỳ tài sản chỉ là những gì ai đó sẵn sang trả cho nó. Vậy thì cần biết tại sao để làm gì?

Các bước chung để phân tích kỹ thuật


Nhiều nhà phân tích kỹ thuật tiếp cận dựa trên phân tích kinh tế vĩ mô. Một số khác thì đốt cháy giai đoạn đi thẳng vào phân tích kinh tế vi mô. Về tổng thể những nhà phân tích kỹ thuật thường quan tâm tới ba bước:
  • Phân tích tổng quan thị trường thông qua các chỉ số chính như S&P 500, Dow Industrials, NASDAQ và NYSE Composite.
  • Phân tích ngành để xác định những nhóm mạnh nhất và yếu nhất trong thị trường.
  • Phân tích cổ phiếu cá nhân để xác định các cổ phiếu mạnh nhất và yếu nhất trong các nhóm được lựa chọn.
Vẻ đẹp của phân tích kỹ thuật nằm ở tính linh hoạt của nó. Bởi vì các nguyên tắc của phân tích kỹ thuật được áp dụng rộng rãi, mỗi bước phân tích ở trên có thể được thực hiện bằng cách sử dụng cùng một lý thuyết. Bạn không cần quá thông thạo kinh tế để phân tích một biểu đồ chỉ số thị trường. Bạn không cần phải là một CPA để phân tích biểu đồ chứng khoán. Biểu đồ là biểu đồ. Không quan trọng là khung thời gian là 2 ngày hay 2 năm. Không quan trọng là một cổ phiếu, chỉ số thị trường hoặc hàng hoá. Các nguyên tắc kỹ thuật về vùng hỗ trợ, kháng cự, xu hướng, trading range và các khía cạnh khác có thể được áp dụng cho bất kỳ biểu đồ nào. Mặc dù điều này có vẻ dễ dàng nhưng phân tích kỹ thuật không dễ dàng. Thành công yêu cầu nghiên cứu nghiêm túc, đam mê và một tâm lý thoải mái.

Phân tích biểu đồ


Phân tích kỹ thuật có thể phức tạp hoặc đơn giản tùy thuộc vào bạn muốn nó như thế nào. Khi bạn muốn mua cổ phiếu, tập trung vào vùng bullish.

aintermarketanalysisblog.com_wp_content_uploads_2017_04_technic2f752db249f37340f7874aed6cc4f83.png
Xu hướng chung: bước đầu tiên là xác định xu hướng chung. Có thể đi kèm với sử dụng trendline, moving averages hay phân tích đỉnh, đáy. Ví dụ, xu hướng đi lên kéo dài và biểu đồ có dạng dốc lên, trên trendline hoặc moving averages.
  • Hỗ trợ: vùng mà trong khi giá giảm đến vùng này thì sẽ bật lên lại vài lần tại mức giá gần gần bằng nhau. Một sự phá vỡ khỏi vùng hỗ trợ sẽ được xem là dấu hiệu bearish, gây bất lợi cho xu hướng chung.
  • Kháng cự: vùng mà trong khi giá tăng đến vùng này thì sẽ đi xuống lại vài lần tại mức giá gần gần bằng nhau. Một sự phá vỡ khỏi vùng hỗ trợ sẽ được xem là dấu hiệu bullish và có lợi cho xu hướng chung.
  • Xung lượng: momentum thường được đo lường bởi MACD. Nếu MACD nằm trên đường EMA 9 ngày hoặc MACD dương, thì momentum được xem là bullish, hoặc ít ra cũng có cải thiện tăng.
  • Áp lực mua/bán: Với chứng khoán hay chỉ số có khói lượng giao dịch, một chỉ báo sử dụng khói lượng để đo lường áp lực mua và bán. Khi Chaikin Money Flow xuống dưới 0, áp lực mua được xác nhận. Áp lực bán được xác nhận khi chỉ báo này cao hơn 0.
Tương quan sức mạnh (RSI): RSI hình thành bởi chia chứng khoán cho một điểm chuẩn. Với chứng khoán thong thường ta lấy giá chia cho S&P 500. RSI cho chúng ta biết khi nào thị trường quá mua hay quá bán.

Bước cuối cùng là tuân thủ các điều sau:
  • Sức mạnh của xu hướng hiện tại
  • Dự đoán khi nào xu hướng sẽ sắp kết thúc
  • Tỷ lệ lãi lỗ của vị thế
  • Điểm vào tiềm năng

Phân tích kỹ thuật từ trên xuống theo chiều dọc


Với mỗi khu vực, một nhà đầu tư muốn phân tích dài hạn và ngắn hạn biểu đồ để tìm ra những đặc điểm đáp ứng được tiêu chuẩn phân tích. Họ sẽ đặt thị trường lên đầu tiên, có lẽ quan tâm nhất đến S&P 500. Nếu thị trường đang là bullish, nhà phân tích sẽ tiến hành lựa chọn biểu đồ ngành. Những ngành cho thấy hứa hẹn nhất sẽ được lựa chọn để phân tích cổ phiếu cá nhân. Một khi danh sách ngành bị thu hẹp xuống còn 3-4 nhóm ngành việc lựa chọn cổ phiếu cá nhân có thể bắt đầu. Với lựa chọn 10-20 biểu đồ cổ phiếu từ mỗi ngành có thể lựa chọn ra 3-4 cổ phiếu có triển vọng nhất. Có bao nhiêu cổ phiếu hoặc nhóm ngành được lựa chọn cuối cùng sẽ phụ thuộc vào tính nghiêm ngặt của các tiêu chí được đặt ra. Theo kịch bản này, chúng tôi sẽ để lại 9-12 cổ phiếu để lựa chọn. Những cổ phiếu này thậm chí có thể được chia nhỏ hơn để tìm ra 3-4 cổ phiếu mạnh nhất.

Điểm mạnh của phân tích kỹ thuật


Tập trung vào giá

Mục tiêu chính là dự đoán giá tương lai, có nghĩa là tập trung vào xu hướng. Diễn biến giá thường đi trước phân tích cơ bản. Bằng cách tập trung vào diễn biến giá cả, các nhà phân tích kỹ thuật sẽ dự đoán được giá tương lai. Thị trường thường có một chỉ số chính dẫn dắt nền kinh tế từ 6 đến 9 tháng. Để bắt kịp với thị trường cần xem xét trực tiếp vào diễn biến giá cả. Mặc dù thị trường dễ phản ứng với những thay đổi đột ngột, nhưng những manh mối kỹ thuật thường phát triển trước những khi có sự biến động lớn của thị trường.
Cung, cầu và diễn biến giá

Nhiều nhà phân tích kỹ thuật sử dụng giá mở cửa, đóng cửa, cao, thấp khi phân tích diễn biến giá. Đây là những thông tin phản ánh lực cung cầu khá hữu ích.

aintermarketanalysisblog.com_wp_content_uploads_2017_04_technid50fc552984be28e634fee8670fbaecc.png
Ví dụ chú thích ở trên cho thấy một cổ phiếu với giá mở cửa cao hơn cây liền trước. Trước khi mở cửa, số lệnh mua vượt quá số lệnh bán và giá đã tăng lên để thu hút thêm người bán. Nhu cầu mua đã hình thành ngay từ trước. Mức cao trong ngày phản ánh sức mạnh của nhu cầu (người mua). Mức giá trong ngày phản ánh sự sẵn có của nguồn cung (người bán). Giá đóng cửa đại diện cho giá cuối cùng được thỏa thuận bởi người mua và người bán. Trong trường hợp này, mức đóng cửa thấp hơn rất nhiều so với mức thấp. Điều này cho thấy mặc dù nhu cầu (người mua) vẫn mạnh trong ngày, nguồn cung (người bán) cuối cùng đã chiếm ưu thế và buộc giá giảm. Ngay cả sau khi áp lực bán ra, giá đóng cửa vẫn ở trên giá mở cửa . Bằng cách xem xét diễn biến giá trong một khoảng thời gian dài, chúng ta có thể thấy cuộc chiến giữa cung và cầu. Về cơ bản, giá cao hơn phản ánh nhu cầu tăng và giá thấp hơn phản ánh nguồn cung tăng.

Hỗ trợkháng cự

Phân tích biểu đồ đơn giản có thể giúp xác định mức hỗ trợkháng cự. Chúng thường được đánh dấu bởi các khoảng thời gian nghẽn giao dịch (phạm vi giao dịch), trong đó giá di chuyển trong phạm vi hạn hẹp trong một khoảng thời gian dài cho ta biết rằng lực cung và cầu đã bế tắc. Khi giá vượt ra khỏi trading range nó báo hiệu rằng cung hoặc cầu đã bắt đầu vượt lên. Nếu giá di chuyển trên biên trên của trading range thì bên mua sẽ thắng. Nếu giá di chuyển xuống vùng biên dưới của range cho ta biết rằng bên bán đang thắng thế.

Giá lịch sử

Ngay cả khi bạn là một nhà phân tích cơ bản đã cố gắng và thực sự, một biểu đồ giá có thể cung cấp nhiều thông tin có giá trị. Biểu đồ giá là bức tranh lịch sử dễ hiểu trong một khoảng thời gian. Các biểu đồ dễ đọc hơn nhiều so với một bảng các con số. Trên hầu hết các biểu đồ cổ phiếu thanh khối lượng được hiển thị ở dưới cùng. Với dữ liệu lịch sử này, rất dễ để xác định những điều sau:
  • Phản ứng trước và sau các sự kiện quan trọng.
  • Biến động quá khứ và hiện tại.
  • Khối lượng giao dịch trong lịch sử
  • Sức mạnh tương đối của một cổ phiếu so với toàn bộ thị trường.
Hỗ trợ tìm điểm vào

Phân tích kỹ thuật có thể giúp xác định thời điểm thích hợp. Một số nhà phân tích sử dụng phân tích cơ bản để quyết định mua gì và phân tích kỹ thuật để quyết định khi nào mua. Không có gì bí mật khi thời gian có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện. Phân tích kỹ thuật có thể giúp xác định vùng cầu ( hỗ trợ) và vùng cung ( kháng cự). Đơn giản chỉ cần chờ đợi sự vượt lên trên ngưỡng kháng cự hoặc mua gần các mức hỗ trợ có thể cải thiện lợi nhuận.

Điều quan trọng là phải biết lịch sử giá cổ phiếu. Nếu một cổ phiếu mà bạn cho là tuyệt vời trong 2 năm qua đã giao dịch đi ngang trong hai năm, có vẻ như Wall Street có ý khác. Nếu một cổ phiếu đã tăng giá đáng kể, có thể được khôn ngoan để chờ đợi cho một pullback. Hoặc nếu cổ phiếu có xu hướng giảm có thể phải chờ đợi lực mua và xu hướng đảo chiều.

Điểm yếu của phân tích kỹ thuật


Sai số trong phân tích

Cũng giống như với phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật là chủ quan và những ý kiến cá nhân của chúng ta có thể được phản ánh trong phân tích. Điều quan trọng là phải nhận thức được những ý kiến này khi phân tích biểu đồ. Nếu nhà phân tích thị trường bullish, thì xu hướng tăng sẽ làm lu mờ sự phân tích. Mặt khác, nếu nhà phân tích tin rằng thị trường bearish thì phân tích có lẽ sẽ nghiêng về xu hướng giảm.

Tính tương đối

Mặc dù có các tiêu chuẩn, nhiều lần hai nhà phân tích kỹ thuật xem cùng một biểu đồ nhưng lại đưa ra hai kịch bản khác nhau. Cả hai sẽ có thể đưa ra mức hỗ trợ hợp lý và mức kháng cự chính để biện minh cho phân tích của họ. Mặc dù điều này có thể gây bực bội nhưng cần phải chỉ ra rằng phân tích kỹ thuật giống như nghệ thuật hơn là khoa học. Mọi chuyện đều có tính tương đối, phụ thuộc vào mắt của người xem.

Quá trễ

Phân tích kỹ thuật đã bị chỉ trích vì đã quá muộn. Đến thời điểm xu hướng này được xác định, thị trường đã vận động đáng kể. Sau một động thái lớn như vậy, tỷ lệ lãi:lỗ không còn lớn nữa. Sự trễ là một sự chỉ trích đặc biệt của lý thuyết Dow.

Luôn có một thái cực khác

Ngay cả sau khi một xu hướng mới đã được xác định luôn có một cái nhìn khác. Ngay cả khi họ đang lạc quan luôn có một số chỉ số hoặc mức độ nào đó sẽ ảnh hưởng đến tam lý giao dịch.

Nhiễu

Không phải tất cả tín hiệu và mô hình kỹ thuật đều hoạt động đúng. Khi bạn bắt đầu nghiên cứu phân tích kỹ thuật bạn sẽ gặp một loạt các mô hình và chỉ số với các quy tắc để kết hợp. Ví dụ: Một tín hiệu bán được đưa ra khi đường viền cổ của một mô hình đầu và vai bị phá. Mặc dù đây là một quy tắc nó không phải là bất di bất dịch và có thể phải chịu các yếu tố khác như khối lượng và momentum. Mặc dù nhiều nguyên tắc của phân tích kỹ thuật là phổ quát, nhưng môi người lại chọn hướng đi cho riêng mình.

Kết luận


Các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng thị trường 80% là do tâm lý và 20% là do suy luận logic hợp lý. Các nhà phân tích cơ bản cho rằng điều ngược lại mới đúng. Tâm lý hoặc logic có thể mở ra cuộc tranh luận bất tận, nhưng không có nghi ngờ về giá cả hiện tại. Sau tất cả, giá là thứ mà tất cả chúng ta đều quan tâm và không ai nghi ngờ tính hợp pháp của nó. Giá được xác định bởi tổng hòa hành vi của tất cả người tham gia. Những người tham gia đã xem xét tất cả mọi thứ dưới phân tích của họ để mua hoặc bán. Đây là những lực lượng cung và cầu trong thị trường. Bằng cách theo dõi diễn biến giá để xác định lực nào chiếm ưu thế, phân tích kỹ thuật tập trung trực tiếp vào điểm mấu chốt: Giá là gì? Nó đã ở đâu? Nó đang đi đâu?

Mặc dù có một số nguyên tắc phổ quát và các quy tắc có thể được áp dụng, cần nhớ rằng phân tích kỹ thuật là một nghệ thuật hơn là khoa học. Là một nghệ thuật nó được giải thích. Tuy nhiên, cũng cần linh hoạt trong cách tiếp cận và mỗi nhà đầu tư chỉ nên sử dụng những gì phù hợp với phong cách của mình. Phát triển một phong cách cần có thời gian, công sức và sự đam mê nhưng phần thưởng có thể là đáng kể.

B&B Investment dịch / Source: Stockcharts.
Nguồn: Inter-Market Analysis Blog.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Khám phá Nghệ thuật Giao dịch Tiền tệ Chuyên nghiệp

Sách được viết bởi FX Trader chuyên nghiệp, có gần 30 năm giao dịch Forex cho các ngân hàng lớn thế giới như Citi, Nomura hay HSBC, đồng thời từng trading cho quỹ đầu cơ có vốn hàng chục triệu đô la
Bài hay quá, trước giờ đầu tư ck chỉ biết phân tích canslim xong rồi xem chat mà ema50 cắt ema100 lên mua giờ nhờ bài này mà hiểu sâu hơn về phân tích kỹ thuật chứng khoán. Cảm ơn bác chia sẻ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
1 vấn đề quan trọng của PTKT chính là yếu tố Sai số để ta quyết định sử dụng nó ntn:
- Khi không nắm bắt được thì ta đang chơi trò chơi xác suất-Probability.
- Khi ta có thể điều chỉnh, nắm bắt được thì bắt đầu chuyển từ xác suất sang khả năng: Possiblity

Xác suất và Khả năng chỉ khác nhau ở 1% với ranh giới là 50%
 
bài viết thể hiện một người am hiểu thị trường.có kiến thức sâu rộng.tôi đã đọc sách anh viết một người có đam mê thật sự.chúc anh càng thành công hơn nữa
 
Bài hay quá, giúp người đọc hiểu đươc sức mạnh của phân tích kỹ thuật. Cảm ơn tác giả và hóng những bài tiếp theo :):):)
 
Cảm ơn bạn đã chia sẻ !
Cái này có sách giấy ko bạn? Nếu có càng tuyệt hơn.
Sách in thì mình bán hết lâu rồi bạn, nhưng nếu bạn cần thì mình có thể bán sách in đóng bìa gương...
Giờ in cho đẹp như sách xb thì số lượng nhiều họ mới làm, mà mình tính sẽ tái bản lại sách vào năm nay nên không in thêm sách cũ nữa.
 
Sách in thì mình bán hết lâu rồi bạn, nhưng nếu bạn cần thì mình có thể bán sách in đóng bìa gương...
Giờ in cho đẹp như sách xb thì số lượng nhiều họ mới làm, mà mình tính sẽ tái bản lại sách vào năm nay nên không in thêm sách cũ nữa.
Bạn đã bán ra nhà sách hay là ai đặt hàng bạn mới bán? Nếu có ở nhà sách thì mình tìm cũng được, còn ko mình chớ bản tái xuất bản của bạn. Thanks!
 
Mình phát hành nội bộ nên chỉ ai đăjt mình mới bán thôi bạn ah, sách tới tái bản có thể mình sẽ xuất bản ra nhà sách.
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,717 Xem / 98 Trả lời
  • DuongHuy trong Hệ thống giao dịch - Trading system 37,524 Xem / 18 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 388 Xem / 29 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 403 Xem / 18 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên