Phương thức huy động vốn kỳ lạ của Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN), nợ phụ huynh lên đến 3,200 tỷ đồng

Phương thức huy động vốn kỳ lạ của Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN), nợ phụ huynh lên đến 3,200 tỷ đồng

Phương thức huy động vốn kỳ lạ của Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN), nợ phụ huynh lên đến 3,200 tỷ đồng

TraderViet News

Editor
Trial mod
6,551
34,876
Thread cover
data/assets/threadprofilecover/TungAnh53.png
Chủ đề liên quan
88494, 88384,
Bà Lê Thụy Mỵ Châu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết, chủ trường đang nhờ các quỹ đầu tư vào tái cấu trúc lại nhà trường, chính vì vậy mới có tình trạng chậm trả lương cho giáo viên, khiến giáo viên đình công.

Gần đây, sự việc Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) cho học sinh tạm nghỉ học do phần lớn giáo viên không đi dạy vì các khoản lương, bảo hiểm chưa được thanh toán, đồng thời nợ tiền phụ huynh lên đến 3.200 tỷ đang gây xôn xao dư luận.

Theo thông tin từ Vietnamnet, hiện một nhóm phụ huynh AISVN đã ký và gửi đơn "cầu cứu khẩn cấp" đến cơ quan chức năng tại TP.HCM. Phụ huynh cho biết, hơn 90% gia đình đã đóng tiền đầy đủ cho con mình theo học hết cấp 3 ở Trường AISVN dưới hợp đồng cho vay, hoặc hợp đồng góp vốn đầu tư. "Tổng số tiền đã đóng vào hay nói cách khác là bà Út Em đã huy động đang nợ chúng tôi lên đến hơn 3.200 tỷ Việt Nam đồng", phụ huynh chia sẻ với báo Vietnamnet.

Chiều 21/3, tại cuộc họp báo về tình hình kinh tế-xã hội trên địa bàn TPHCM, bà Lê Thụy Mỵ Châu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT đã cung cấp thông tin về vụ việc hơn 1.200 học sinh phải nghỉ học do giáo viên đình công, xảy ra tại Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam.

Theo bà Châu, trường Quốc tế Mỹ Việt Nam có 129 giáo viên nước ngoài, 26 giáo viên Việt Nam. Tình trạng giáo viên nhà trường đình công xảy ra từ ngày 4/3, tại thời điểm đó có khoảng 53 giáo viên nghỉ việc. Tình trạng này kéo dài đến 20/3 khi có đến 85 giáo viên nghỉ việc.

Bà Châu cho biết thêm, qua các buổi làm việc với hội đồng nhà trường, chủ đầu tư, họ cho biết đang gặp khó khăn về phương án tài chính kể từ khi dịch bệnh COVID-19 đến giờ. Ngoài ra, chủ trường đang nhờ các quỹ đầu tư vào tái cấu trúc lại nhà trường, chính vì vậy mới có tình trạng chậm trả lương cho giáo viên, khiến giáo viên đình công.

Phương thức huy động vốn đầu tư kỳ lạ của trường​

Vào tháng 9 năm ngoái, nhiều phụ huynh đã kéo đến trường AISVN, yêu cầu bà Út Em - Chủ tịch Hội đồng quản trị trường thanh toán tiền theo hợp đồng hoàn vốn.

Theo Vietnamnet, vấn đề này xuất phát từ việc phụ huynh và nhà trường cùng ký hợp đồng vay vốn.

Phụ huynh cho nhà trường vay từ vài tỷ đến chục tỷ (số tiền theo cấp học của con), không tính lãi suất trong suốt thời gian nhà trường đào tạo học sinh. Đổi lại, học sinh sẽ được học tập trong trường với mức phí 0 đồng. Khi học sinh hết thời gian học tập, chuyển trường hoặc nghỉ học vì lý do sức khoẻ… Trường Quốc tế Mỹ sẽ hoàn trả số tiền đã vay trong thời gian nhất định.


Thế nhưng đến hạn trả tiền, trường vẫn không hoàn trả khiến nhiều phụ huynh tập trung tại cổng đòi nợ. Số khác làm đơn kiện lên toà án yêu cầu trả tiền và lãi suất.

Trả lời với Tiền Phong, bà Nguyễn Thị Út Em cũng cho biết, khoản nợ này thực chất là số tiền đầu tư giáo dục mà nhà trường ký kết với phụ huynh thông qua Hợp đồng Đầu tư Giáo dục và sẽ được hoàn trả lại sau 5 đến 15 năm học sinh theo học tại trường. "Việc này chúng tôi đã thực hiện rất tốt trước đây là cung cấp chương trình đào tạo chính khóa miễn phí cho học sinh và hoàn trả số tiền đầu tư giáo dục đúng hạn"- bà Em thông tin.

Tuy nhiên, theo bà Em, thời gian sau này trường gặp nhiều khó khăn nên có chậm trễ trong việc hoàn trả cũng như chưa có kênh thông tin trao đổi kịp thời đến phụ huynh.

Học phí lên đến 725 triệu/năm​

AISVN là 1 trong những trường phổ thông có mức học phí đắt đỏ nhất Thành phố Hồ Chí Minh với mức học phí của trường từ mầm non đến lớp 12 là tù 280 triệu - 725 triệu/năm. Mức học phí trên chưa tính hàng loạt các khoản phí khác như phí hồ sơ đầu vào, phí ghi danh, phí chương trình phát triển Anh ngữ, các chương trình hoạt động trải nghiệm học tập thực tế, các bài thi của tổ chức bên ngoài...

Phí hồ sơ đầu vào mỗi học sinh từ 1,5 triệu đến 2,5 triệu tùy cấp học. Phí ghi danh của trường theo từng khối lớp, dao động từ 25 đến 45 triệu đồng. Phí chương trình phát triển Anh ngữ bổ sung từ 40 đến 50 triệu đồng/năm.

Screen Shot 2024-03-23 at 09.33.11.png


Bà Nguyễn Thị Út Em - Chủ tịch Hội đồng quản trị trường hiện đang là Chủ tịch HĐQT và người đại diện của nhiều công ty như CTCP Giáo dục Quốc tế Mỹ AIS, CTCP Đầu tư Giáo dục Quốc tế Mỹ, CTCP Đầu tư Đại học Quốc tế Mỹ, CTCP Tập đoàn Giáo dục Quốc tế, CTCP Tập đoàn Quốc tế Mỹ.

Trong đó, công ty CTCP Giáo dục Quốc tế Mỹ AIS có vốn điều lệ lớn nhất là 1.000 tỷ. Đáng chú ý, trong tháng 10/2018, công ty đã tăng vốn điều lệ từ 50 tỷ lên 1.000 tỷ đồng, và không công bố cơ cấu cổ đông mới. Trước đó, bà Út Em sở hữu 90% vốn điều lệ của CTCP Giáo dục Quốc tế Mỹ AIS.

Nguồn: Cafef

 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp VPA - Kỹ Thuật Nhận Diện Dòng Tiền Thông Minh bằng Hành Động Giá kết hợp Khối Lượng Giao Dịch

Phương pháp VPA - Volume Price Analysis - là phương pháp Price Action hướng dẫn ĐỌC GIÁ / NẾN kết hợp với KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH để tìm ra hướng đi của DÒNG TIỀN THÔNG MINH

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên