Quan điểm CỰC GẮT về Phân tích kỹ thuật của một Trader Việt

Quan điểm CỰC GẮT về Phân tích kỹ thuật của một Trader Việt

Quan điểm CỰC GẮT về Phân tích kỹ thuật của một Trader Việt
Mình xin phản bác lại ý kiến của bác @DuongHuy là PTKT ra đời là do PTCB hoạt động không hiệu quả. PTCB hoạt động rất hiệu quả là đằng khác. PTCB không chỉ gói gọn trong vài cái báo cáo GDP, CPI, UR là xong đầu mấy bác à (mình xin confirm là news trading và PTCB là hoàn toàn khác nhau nhé).
Còn về PTKT thì khỏi nói, mấy cái mô hình giá, mô hình nến, supply - demand bla bla chỉ là mấy cái lý thuyết mà tụi banks, funds feed vào đầu của mấy bác thôi (mắc cười hơn là nhìn vào chart mà biết được supply - demand trong khi mấy bác có biết inventories của các banks có thể absorb hết order books của mấy bác hoặc thậm chí là order books của các funds mà giá vẫn đi theo chiều có lợi cho banks không?). Nói đến đây mấy bác sẽ nhảy vào phản bác "Mày không biết về PTKT, đọc biểu đồ thì làm sao tìm điểm entry?". Dĩ nhiên, biết về PTKT là 1 lợi thế, nhưng đó không phải điều kiện cần mấy bác à. Đa số fund traders và bank traders thường nhìn vào file excel để tìm điểm entry nha mấy bác.
Nếu mấy bác muốn trading for a living thì mấy bác nên bỏ hết mấy cái tư duy cũ này đi. Đọc thật nhiều sách về kinh tế, hiểu cách các nền kinh tế hoạt động như thế nào, các ngân hàng hoạt động ra sao, kĩ năng về thống kê trên excel (hoặc python càng tốt) và quan trọng nhất là market making strategy.
Mình hi vọng là anh em trader VN sẽ có 1 ngày có thể sánh vai cùng các anh em trader quốc tế.
#PTCB không phải cực kỳ hiệu quả gì đâu bác. Cũng chỉ như PTKT thôi. Có dữ liệu mới thì game reset lại.

Tôi đọc #PTCB của Kathy Lien, người từng trade cho bank, làm quỹ, viết phân tích dạng có số má, rating cực cao trên Investing trong suốt 12 năm qua, và tôi thấy nó cũng lúc này lúc nọ. Cũng 50/50 và chủ yếu là lý giải sự kiện và thay đổi phân tích khi có dữ liệu mới.

Sách của bank trader thì tôi đã đọc của Kathy Lien, Brent Donnelly - là một bank trader và trade quỹ 25 năm. Cũng kết hợp TA, FA thôi. Kể cả các phân tích dự báo của bọn bank quỹ, cũng không có gì hiệu quả cả.

Tôi không muốn tranh luận làm gì vì bản thân cũng đã tự trải nghiệm và đọc nhiều trong hơn chục năm qua rồi, và tôi hiểu một điều là vũ khí có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào người dùng.

Ngay cả Stan Druckenmiller, ông trùm trading, đệ của Soros, cũng đánh giá rất cao TA đó bác.

Nếu bác khẳng định FA là cực tốt, xin bác đưa ra một ví dụ về nhà phân tích hoặc tổ chức phân tích nào chuẩn mực nhất về FA để cộng đồng tham khảo với nhé.
 
Bài này cứ như hai anh chủ nghĩa Tư Bản và Xã hội cãi nhau ấy.Anh Xã hội thì nói anh việc ảnh xuất hiện sau Tư Bản là hình thức tốt hơn,còn anh Tư Bản thì lại phản bác ngược lại.
 
PTKT sinh sau PTCB nhưng ngày càng vượt trội với nhiều ưu điểm. Tất nhiên PTCB vẫn còn giá trị riêng của nó, tuy nhiên quan điểm riêng thì nên chú trọng PTKT, và chỉ nên coi PTCB là 1 yếu tố phụ để tăng xác suất chiền thắng.
1 điều khác cần cân nhắc là để sử dụng PTCB hiệu quả nó đòi hỏi nhiều điều kiện rất khó:
- Đầu tiên trader phải cực am hiểu về các khía cạnh kinh tế vĩ mô toàn thế giới và đủ tầm tổng hợp các kiến thức đó lại để có thể đưa ra quyết định sớm và chính xác
- Phải có nguồn dữ liệu nhanh và khổng lồ và có nguồn nhân lực trình độ cao + lớn để có thể nhận rồi phân tích, tổng hợp nguồn dữ liệu đó.
..v....v....

Buồn cười ở chỗ nhiều ông trader tung hô, thần thánh PTCB nhưng không phân biệt nổi trade theo PTCB với trade tin (giống ông viết cái tút này). Hầu hết nghĩ PTCB chỉ đơn giản là ngồi chờ mấy cái chỉ số GDP, unempoyment, rate, NFP .... công bố rồi vào lệnh. Xin thưa với các anh các chị rằng khi các anh các chị nhận được các thông tin đó thì cả thế giới này nó cũng nhận được rồi nên các thông tin đó hầu như vô giá trị. Các tổ chức tài chính lớn họ sử dụng máy chủ tốc độ cao, nhận tin và vào lệnh sau khi tin công bố chưa đến 1s, trong khi các retail trade thì ngồi refresh chán chê vài phút mới nhận được tin, nhận tin xong lại ngồi cân nhắc suy nghĩ chán chê rồi mới vào lệnh. Trade kiểu đó thì cơ hội chiến thắng của các bạn không cao hơn việc cầm tiền chui vào mấy sới bạc bịp.

1 trader theo PTCB đúng nghĩa là phải phân tích dự đoán được các con số, thông tin đó trước khi public chứ không phải ngồi chờ public rồi trade theo ạ. Lấy ví dụ có tổ chức họ nhận thấy năm nay Úc mưa nhiều, nông sản được mùa sẽ khiến cho nông sản Mỹ sụt giá, và họ tiến hành trade theo phân tích này từ trước khi các con số cụ thể được thu thâp + công bố cả tháng trời, đó mới gọi là PTCB các thím ạ. Và 99,99% các anh các chị trader retail ở đây không đủ tầm để làm mấy chuyện đó nên lời khuyên chân thành là nên ưu tiên PTKT hơn là PTCB.
Và mấy ông khen PTCB chê PTKT ở Việt Nam đều là mấy ông thất bại trong việc dùng PTKT nên để tự an ủi bản thân thì quay sang chê PTKT bằng cách tâng bốc PTCB, giống con cáo chê nho xanh, chứ thực ra cả PTCB lẫn PTKT các bố đều ngu như nhau.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
#PTCB không phải cực kỳ hiệu quả gì đâu bác. Cũng chỉ như PTKT thôi. Có dữ liệu mới thì game reset lại.

Tôi đọc #PTCB của Kathy Lien, người từng trade cho bank, làm quỹ, viết phân tích dạng có số má, rating cực cao trên Investing trong suốt 12 năm qua, và tôi thấy nó cũng lúc này lúc nọ. Cũng 50/50 và chủ yếu là lý giải sự kiện và thay đổi phân tích khi có dữ liệu mới.

Sách của bank trader thì tôi đã đọc của Kathy Lien, Brent Donnelly - là một bank trader và trade quỹ 25 năm. Cũng kết hợp TA, FA thôi. Kể cả các phân tích dự báo của bọn bank quỹ, cũng không có gì hiệu quả cả.

Tôi không muốn tranh luận làm gì vì bản thân cũng đã tự trải nghiệm và đọc nhiều trong hơn chục năm qua rồi, và tôi hiểu một điều là vũ khí có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào người dùng.

Ngay cả Stan Druckenmiller, ông trùm trading, đệ của Soros, cũng đánh giá rất cao TA đó bác.

Nếu bác khẳng định FA là cực tốt, xin bác đưa ra một ví dụ về nhà phân tích hoặc tổ chức phân tích nào chuẩn mực nhất về FA để cộng đồng tham khảo với nhé.
Theo tôi nghĩ thì bạn @Thong Ta đang nói với 01 khía cạnh của IA về sự tương quan của các Thị trường khác đối với thị trường tiền tệ. Mà theo chủ quan trong bất cứ thị trường nào cũng có rất nhiều Tổ chức, doanh nghiệp, quỹ, kể các các tổ chức chính trị, đảng .... cùng tham gia. Tại bất cứ thời điểm nào cũng đều có sự tương quan của các các đối tượng trên (nôm na chia thành 02 phe Buy/Sell, nhưng bên cạnh đó vẫn còn vài phe nữa, ví dụ là các phe về thoát lệnh hiện hữu trước đó,...)
Các ETF hay ngân hành thương mại cũng chỉ là 01 thành phần tham gia TT mà thôi. Cái họ cần là lãi suất, TT nào có lãi suất cao đối với mức độ đầu tư của họ thì họ sẽ làm thôi. Điều này rất thường thấy, kể cả hàng ngày, hàng tuần, ... minh chứng là có sự suy yếu, tăng mạnh của các cặp tiền đối chiếu với nhau, như thị trường trái phiếu US suy giảm trong 01 thời gian dài, TT cổ phiếu lại bùng nổ như thời Dot Com, ... Nhưng thực tế các ETF hay ngân hàng thương mại không phải là lực lượng "điều hành" TT , sau lưng họ vẫn còn các lực lượng to lớn với cái chính sách, tài khóa, ... cân chỉnh về 01 mức độ cân bằng hóa cho mục tiêu phát triển và có lợi nhất. Các ETF hoặc ngân hàng thương mại chỉ thường "chi phối" trong 01 khoảng thời gian nhất định để đem lại lợi ích cao nhất cho họ mà thôi. Và những con người làm việc để "đi tiền" cho các tổ chức này thì họ gần như là 01 tập thể, bao gồm cả TA, FA, thống kê, các nhà kinh tế học, nghiên cứu thị trường, ... những quyết định của các tổ chức này đưa ra dựa vào các kết quả của những con người trên tập hợp lại.
Còn đối với các trader như ace chúng ta thì không thể cái gì cũng học được hết, không thể nào dồn hết tất cả lượng kiến thức như trên vào đầu để mà đấu với TT được. Do đó, cứ xài PP gì cũng được, giống như ra trận phải có cây kiếm để chém chứ kg lẽ "tay không bắt cướp" cũng kỳ. Cứ miễn là "nắm giò" được khi nào có lực lượng này nhảy vào mà đi theo thôi là có tiền rồi. Ở đây đơn cử chỉ ra về cái "lỗi" tồn tại đó giờ của PTKT là lỗi "delay" so với giá, tôi thấy điều này "có lợi" cho ace trader chứ thật sự kg hại, bởi khi giá chạy mạnh tức là có động lực của 01 nhóm nào đó tác động mạnh vào giá khiến nó bật, với PP của bản thân cảm thấy đúng thì cứ vịn theo mà đi, nhưng phải biết khi nào nên đi theo và khi nào nên dừng lại. Chứ "bắt đáy/đỉnh" thì như chơi dao thôi!
 
Tôi nghĩ câu chuyện TA hơn hay FA hơn thì bọn tinh hoa Âu Mỹ nó đã cãi nhau từ mấy chục năm nay rồi. Câu trả lời anh em mình cũng thừa biết rồi, đó là SỰ PHÙ HỢP và SỰ NHUẦN NHUYỄN. Ông nào thấy mình phù hợp với cái gì thì theo cái đó, và đã theo thì ráng phải thật giỏi. Câu chuyện TA vs FA chính là phiên bản thầy bói xem voi hiện đại. Ông TA sờ voi và kêu là voi nó như này. Ông FA sờ voi và kêu là voi nó như kia. Bản chất market là đám đông, và đám đông thì đôi khi phi lý trí, vậy nên dù chúng ta có phân tích đúng sách vở thì market đôi lúc nó đi trật lất.

Có cụ FA nào đã từng thấy giá dầu âm chưa? Năm nay lần đầu tiên trong lịch sử có đó. Có cụ FA nào phân tích được vì sao chứng khoán Mỹ nó tăng dù kinh tế như sịp không? Chỉ mãi sau này mới nói là do FED bơm tiền, rồi do robinhood trader các kiểu, chứ lúc trước nhiều cụ sừng sỏ hô sập này sập nọ, mà nó cứ lên đỉnh nọ đỉnh kia.

Nói thiệt trên fx market, nơi thuần đầu cơ, tôi thấy hoặc người ta kết hợp TA FA, hoặc thuần TA, chứ chưa thấy ông nào chỉ FA mà không TA. Không phải tôi nâng vị thế của TA hay look down FA, nhưng đã trong một market chơi kiểu đầu cơ, thì giá là trùm rồi. Biết một chút về TA sẽ giúp chúng ta quản lý rủi ro, có cái RR hợp lý.

Chuyện tranh luận như này khá hay vì bản thân chúng ta có dịp viết xuống những hiểu biết và làm sáng tỏ thêm một số cái các cụ nhỉ?
 
Tôi nghĩ câu chuyện TA hơn hay FA hơn thì bọn tinh hoa Âu Mỹ nó đã cãi nhau từ mấy chục năm nay rồi. Câu trả lời anh em mình cũng thừa biết rồi, đó là SỰ PHÙ HỢP và SỰ NHUẦN NHUYỄN. Ông nào thấy mình phù hợp với cái gì thì theo cái đó, và đã theo thì ráng phải thật giỏi. Câu chuyện TA vs FA chính là phiên bản thầy bói xem voi hiện đại. Ông TA sờ voi và kêu là voi nó như này. Ông FA sờ voi và kêu là voi nó như kia. Bản chất market là đám đông, và đám đông thì đôi khi phi lý trí, vậy nên dù chúng ta có phân tích đúng sách vở thì market đôi lúc nó đi trật lất.

Có cụ FA nào đã từng thấy giá dầu âm chưa? Năm nay lần đầu tiên trong lịch sử có đó. Có cụ FA nào phân tích được vì sao chứng khoán Mỹ nó tăng dù kinh tế như sịp không? Chỉ mãi sau này mới nói là do FED bơm tiền, rồi do robinhood trader các kiểu, chứ lúc trước nhiều cụ sừng sỏ hô sập này sập nọ, mà nó cứ lên đỉnh nọ đỉnh kia.

Nói thiệt trên fx market, nơi thuần đầu cơ, tôi thấy hoặc người ta kết hợp TA FA, hoặc thuần FA, chứ chưa thấy ông nào chỉ FA mà không TA. Không phải tôi nâng vị thế của TA hay look down FA, nhưng đã trong một market chơi kiểu đầu cơ, thì giá là trùm rồi.

Chuyện tranh luận như này khá hay vì bản thân chúng ta có dịp viết xuống những hiểu biết và làm sáng tỏ thêm một số cái các cụ nhỉ?
Cái việc phân tích FA hay TA hay kinh tế học thì để cho bọn ETF hay ngân hàng nó làm. Mình thì cứ ráng kiếm cái móc đi lần theo bọn nó rồi móc theo cái xe nó là giàu rồi. Còn quỹ mà chỉ cần 01, 02 thằng ngồi vẽ lên cái thống kê giá rồi vào lệnh thì đuổi hết đám còn lại, đỡ "tốn xèng" nhở.
Đọc xong cuốn CoT, trước không hiểu vì sao 02 cái chỉ báo của Non-Com và Com nó luôn đi ngược nhau. Khi thằng đk TT là Non-Com từ trên đỉnh nó đu xuống, bên kia mặt trận bọn Comercial lại đi lên??? Sau mới vỡ lẽ ra rằng thì ra thị trường còn bọn thứ 3, bọn thoát vị thế của nó từ lúc trước làm dẫn đến việc khi Non-Com go Short mà bọn Com lại Go Long. Và đơn giản rằng những pha sóng hồi trên xu hướng lớn của Non-Com là đều do bọn Comercial này nhúng tay vào.
Như bác @DuongHuy nói là hoàn toàn đúng về bản chất TT là cái hộp đen đựng tiền, ai muốn lấy tiền thì đưa tay vào móc. Tay to hốt to, tay nhỏ hốt nhỏ. Nhanh tay thì ngon, chậm tay thì mất vài ngón là vậy.
 
Tôi nghĩ câu chuyện TA hơn hay FA hơn thì bọn tinh hoa Âu Mỹ nó đã cãi nhau từ mấy chục năm nay rồi. Câu trả lời anh em mình cũng thừa biết rồi, đó là SỰ PHÙ HỢP và SỰ NHUẦN NHUYỄN. Ông nào thấy mình phù hợp với cái gì thì theo cái đó, và đã theo thì ráng phải thật giỏi. Câu chuyện TA vs FA chính là phiên bản thầy bói xem voi hiện đại. Ông TA sờ voi và kêu là voi nó như này. Ông FA sờ voi và kêu là voi nó như kia. Bản chất market là đám đông, và đám đông thì đôi khi phi lý trí, vậy nên dù chúng ta có phân tích đúng sách vở thì market đôi lúc nó đi trật lất.

Có cụ FA nào đã từng thấy giá dầu âm chưa? Năm nay lần đầu tiên trong lịch sử có đó. Có cụ FA nào phân tích được vì sao chứng khoán Mỹ nó tăng dù kinh tế như sịp không? Chỉ mãi sau này mới nói là do FED bơm tiền, rồi do robinhood trader các kiểu, chứ lúc trước nhiều cụ sừng sỏ hô sập này sập nọ, mà nó cứ lên đỉnh nọ đỉnh kia.

Nói thiệt trên fx market, nơi thuần đầu cơ, tôi thấy hoặc người ta kết hợp TA FA, hoặc thuần TA, chứ chưa thấy ông nào chỉ FA mà không TA. Không phải tôi nâng vị thế của TA hay look down FA, nhưng đã trong một market chơi kiểu đầu cơ, thì giá là trùm rồi. Biết một chút về TA sẽ giúp chúng ta quản lý rủi ro, có cái RR hợp lý.

Chuyện tranh luận như này khá hay vì bản thân chúng ta có dịp viết xuống những hiểu biết và làm sáng tỏ thêm một số cái các cụ nhỉ?
Tôi đồng ý với bác @DuongHuy. Nếu chỉ dựa vào FA thì chúng ta là những người chỉ hiểu về lý thuyết. Nếu chỉ dựa vào TA thì chúng ta cũng chỉ là gambler dự đoán giá tăng hay giảm. Nếu kết hợp TA, FA, macro, quantitative thì mới là trader. Và những kiến thức đó không ai có thể học được trong 1,2 ngày mà phải đọc sách, học thêm (học ở các trường đại học chứ không phải mấy khoá học của mấy ông lùa gà) hoặc học hỏi thêm kinh nghiệm bằng cách làm việc ở các công ty chứng khoán, ngân hàng... Tôi không tranh luận đúng sai ở đây. Tôi chỉ muốn nói với các anh em là hãy xem trading là 1 công việc. Mà công việc thì phải đầu tư thêm kiến thức.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tôi đồng ý với bác @DuongHuy. Nếu chỉ dựa vào FA thì chúng ta là những người chỉ hiểu về lý thuyết. Nếu chỉ dựa vào TA thì chúng ta cũng chỉ là gambler dự đoán giá tăng hay giảm. Nếu kết hợp TA, FA, macro, quantitative thì mới là trader. Và những kiến thức đó không ai có thể học được trong 1,2 ngày mà phải đọc sách, học thêm (học ở các trường đại học chứ không phải mấy khoá học của mấy ông lùa gà) hoặc học hỏi thêm kinh nghiệm bằng cách làm việc ở các công ty chứng khoán, ngân hàng... Tôi không tranh luận đúng sai ở đây. Tôi chỉ muốn nói với các anh em là hãy xem trading là 1 công việc. Mà công việc thì phải đầu tư thêm kiến thức.
Thứ nhất bác phải xác nhận gampler là gì cái đã là vào lệnh mà không có căn cứ rõ ràng và không thể điều tiết cảm xúc của mình,coi việc giao dịch như một trò chơi như là cờ bạc và hầu hết họ không tìm hiểu kỹ về thị trường.Còn trader thì họ có phương pháp riêng của chính mình và họ tin qua dài hạn phương pháp đó sẽ tạo nên lợi nhuận cho họ,và họ biết quản lý rủi ro,cảm xúc,qua thời gian xác định phương pháp của họ sẽ cho ra 1 cái winrate và họ sẽ tuân thủ kỹ luật nghiêm chỉnh ạ.
 
Xin báo cáo rằng cái gambler là do tư duy của người tham gia. Ví như đá banh mà MU 10 trận liên thắng, bxh nó rất cao, trong khi trận thứ 11 là đấu với 1 thằng liên thua xếp chót bảng. Thế thì nhà cái đánh lừa con bạc bằng 01 cái gọi là tỷ lệ thắng và đang dẫn đầu bxh, dẫn chứng bằng vô số news là nó sẽ win các kiểu. Nhưng cuối cùng nó sẽ dẫn ra 04 trường hợp:
1. Win đậm
2. Win vừa đủ ăn đồng banh, nữa trái
3. Hòa
4. Thua cmn luôn.
Và xác suất của mỗi trường hợp là 25%. Thằng cái nó muốn điều chỉnh cái tỷ lệ % này bao nhiêu là tùy nó và phần còn lại là nó điều chỉnh cho cái tỷ lệ ăn thua, và tất nhiên là kg phải là 25% của mỗi phần. Khi đó, thằng cái nó đã xác định đc lòng tham và tỷ lệ thắng mà cái TT tài chính hay nói là mức độ rủi ro, khi anh chấp nhận rủi ro cao thì phần thưởng to và winrate thấp. Ngược lại cũng thế.
Đó mới chính là cờ bạc.
Anh tham gia trade, thì nó cũng thế thôi. Anh có biết, có hiểu, có thẩm thấu,... bao nhiêu kiến thức đi chăng nữa thì "cái bản chất" của anh kg đổi đó là người "tham gia" chứ kg phải là người "chi phối".
"Người nhỏ làm việc nhỏ", cái tin tức thực tế dẫn đến chi phối giá kg phải là news, mà là "thông tin nội bộ" của sự việc đó. Lúc lâu có xem 01 bộ phim về chứng khoán, nói về cuộc chiến đấu của 02 quốc gia (hình như Đức và Liên Xô). Khi trận chiến cuối cùng của Đức thua Liên Xô, cái thông tin này về ngay thằng "đầu nậu" và thế là nó "loan truyền" 01 tin là LX thất bại, dẫn đến việc các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu và khi nó mua được với 01 giá rất rẻ mạt.
Khi anh hiểu đc cái bản chất như trên, thì anh có còn là con bạc kg?
 
Phân tích cơ bảnphân tích kỹ thuật?
Trước tiên tôi phải nói là PTCB chưa bao giờ lỗi thời, dù có PTKT đã phổ biến và nhiều kiểu PT mới lạ nữa. Nhưng dùng PTCB mà bỏ qua PTKT thì chắc chỉ có 5% số người, và thế là 95% số giáo trình, bằng đấy % nữa số trang web, bài viết trên forum là vứt vào sọt rác, và sinh ra 95% thua lỗ. Hầu như mọi khóa học đều PTKT, vì PTKT đòi hỏi chút tưởng tượng và thủ thuật vặt vãnh và khó kiểm chứng, thêm vào đó, đánh vào tâm lý nhân quả và mỏ neo của con người.
Tất cả những trend, level, quá mua quá bán, mây, trung bình.....là những khái niệm trừu tượng trong toán học nhằm mô hình hóa mọi thứ, đa phần đều đúc kết từ những quan sát được. Một người khi viết ra những dòng này về PTKT trong trading, mục đích ban đầu có thể là để báo cáo hoặc phân tích một thị trường nào đó trong 1 giai đoạn nào đó. Và theo thời gian, nó lại có mục đích là dự báo chứ không còn là ...báo cáo giai đoạn nữa. Thật xàm xí.

Còn về sách, số 95% đang lưu hành viết về trading thì sao?
Những sách về chart, nến, ptkt này kia thì ồ, tất nhiên đáng vứt đi rồi. Chỉ là một sự...lắp ráp sao cho trùng hợp hoặc đẽo chân cho vừa giày. Sự mập mờ và khó hiểu tăng lên khi nhiều ví dụ và nhân chứng được đưa thêm vào sách để tăng phần thuyết phục. Nhưng cuối cùng thì sao, họ chẳng trả lời gì cụ thể cả, câu chuyện của họ hết sức rối rắm. Không một dòng nào nói cụ thể về bất kỳ một công cụ ptkt nào. Một chút đạo đức còn đọng lại của tác giả, là dù không khẳng định ptcb, những người thành công trong các ví dụ của các tác giả luôn hiểu rõ về thị trường của họ.


Vậy thì sao, những người dùng PTKT theo tôi là chưa thực sự nghiêm túc trong việc kiếm tiền, vì công cụ PTKT không phải của họ mà là nhặt nhạnh và gắn lên nó 1 vẻ hợp lý, là ảo tưởng gắn liền với thị trường.
Những người dùng chính trị và thuyết âm mưu để lý giải và suy đoán...cũng không phải là dân PTCB, càng không phải là dân PTKT.

....
 
tôi thì chửi cả ptcb với ptkt, rối rắm màu mè. Đầu độc trader bằng những lý thuyết mơ hồ nhìn rất thâm sâu.
Trò này số đông luôn sai, ấy là sách vở nói thế...
mình thì thấy thế này: trader luôn xác định sai vị thế của mình trong ngành này... và số đông luôn đúng, chỉ có chúng ta nhận định sai hành vi của số đông nên chúng ta sai phần lớn.
Trên đây cũng nhiều Bro chinh chiến lâu năm sẽ nhận ra phần này.
Tin tức cơ bản không có đúng sai, chỉ có hành vi của đám đông mới tạo nên sự đúng sai ở phần trading của trader.
Ptkt cũng không có đúng sai, ptkt chỉ là cái để chúng ta trả lời câu hỏi liệu rằng đám đông có hành động tích cực hay tiêu cực trong một giai đoạn kinh tế mà thôi.
Trader là người quan sát, không phải người tham gia để tạo cho cái râu nến nó dài hay body nó dài hơn một xíu.
Tâm lí thị trường luôn đúng, tâm lí giao dịch thì.... các bác tự hiểu ạ.
Đây là ý kiến cá nhân và cũng là cách giao dịch của mình. Viết thì dài nên em chỉ tóm tắt thôi ạ.

"Số đông luôn đúng" là chân lý tự cổ chí kim. Người đông thế mạnh mà. Nhưng cái khác biệt là: "Trong thị trường tài chính thì "đông" ở đây là "đông tiền", không phải đông "người"". Thế thôi.
 
FA là công cụ của những con cá mập làm chủ cuộc chơi. TA là công cụ để cá lòng tong đu bám theo mấy con cá mập.

Ví như có 2người cha đi mua giày cho cậu con trai vài năm không gặp:
- Người thứ nhất gọi điện hỏi rõ kích cỡ, sở thích rồi mới đi mua giày. ===> FA
- Người thứ 2 thì nghĩ rằng cách đây 2 năm con mình đi giày cỡ 10 và thích màu đen thì giờ có lẽ sẽ vừa cỡ 12 và vẫn thích màu đen. ===> TA.
 
Tôi nghĩ câu chuyện TA hơn hay FA hơn thì bọn tinh hoa Âu Mỹ nó đã cãi nhau từ mấy chục năm nay rồi. Câu trả lời anh em mình cũng thừa biết rồi, đó là SỰ PHÙ HỢP và SỰ NHUẦN NHUYỄN. Ông nào thấy mình phù hợp với cái gì thì theo cái đó, và đã theo thì ráng phải thật giỏi. Câu chuyện TA vs FA chính là phiên bản thầy bói xem voi hiện đại. Ông TA sờ voi và kêu là voi nó như này. Ông FA sờ voi và kêu là voi nó như kia. Bản chất market là đám đông, và đám đông thì đôi khi phi lý trí, vậy nên dù chúng ta có phân tích đúng sách vở thì market đôi lúc nó đi trật lất.

Có cụ FA nào đã từng thấy giá dầu âm chưa? Năm nay lần đầu tiên trong lịch sử có đó. Có cụ FA nào phân tích được vì sao chứng khoán Mỹ nó tăng dù kinh tế như sịp không? Chỉ mãi sau này mới nói là do FED bơm tiền, rồi do robinhood trader các kiểu, chứ lúc trước nhiều cụ sừng sỏ hô sập này sập nọ, mà nó cứ lên đỉnh nọ đỉnh kia.

Nói thiệt trên fx market, nơi thuần đầu cơ, tôi thấy hoặc người ta kết hợp TA FA, hoặc thuần TA, chứ chưa thấy ông nào chỉ FA mà không TA. Không phải tôi nâng vị thế của TA hay look down FA, nhưng đã trong một market chơi kiểu đầu cơ, thì giá là trùm rồi. Biết một chút về TA sẽ giúp chúng ta quản lý rủi ro, có cái RR hợp lý.

Chuyện tranh luận như này khá hay vì bản thân chúng ta có dịp viết xuống những hiểu biết và làm sáng tỏ thêm một số cái các cụ nhỉ?
Chuẩn bác, cãi nhau cái nào hơn cái nào có mà đến 100 năm nữa không có lời giải trong khi kiếm tiền hay mất tiền chỉ mấy ngày là biết. Ai thấy thích hợp PP nào thì dùng PP đó thôi. Sợ nhất là chăng sử dụng được PP nào cả.
 
Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật?
Trước tiên tôi phải nói là PTCB chưa bao giờ lỗi thời, dù có PTKT đã phổ biến và nhiều kiểu PT mới lạ nữa. Nhưng dùng PTCB mà bỏ qua PTKT thì chắc chỉ có 5% số người, và thế là 95% số giáo trình, bằng đấy % nữa số trang web, bài viết trên forum là vứt vào sọt rác, và sinh ra 95% thua lỗ. Hầu như mọi khóa học đều PTKT, vì PTKT đòi hỏi chút tưởng tượng và thủ thuật vặt vãnh và khó kiểm chứng, thêm vào đó, đánh vào tâm lý nhân quả và mỏ neo của con người.
Tất cả những trend, level, quá mua quá bán, mây, trung bình.....là những khái niệm trừu tượng trong toán học nhằm mô hình hóa mọi thứ, đa phần đều đúc kết từ những quan sát được. Một người khi viết ra những dòng này về PTKT trong trading, mục đích ban đầu có thể là để báo cáo hoặc phân tích một thị trường nào đó trong 1 giai đoạn nào đó. Và theo thời gian, nó lại có mục đích là dự báo chứ không còn là ...báo cáo giai đoạn nữa. Thật xàm xí.

Còn về sách, số 95% đang lưu hành viết về trading thì sao?
Những sách về chart, nến, ptkt này kia thì ồ, tất nhiên đáng vứt đi rồi. Chỉ là một sự...lắp ráp sao cho trùng hợp hoặc đẽo chân cho vừa giày. Sự mập mờ và khó hiểu tăng lên khi nhiều ví dụ và nhân chứng được đưa thêm vào sách để tăng phần thuyết phục. Nhưng cuối cùng thì sao, họ chẳng trả lời gì cụ thể cả, câu chuyện của họ hết sức rối rắm. Không một dòng nào nói cụ thể về bất kỳ một công cụ ptkt nào. Một chút đạo đức còn đọng lại của tác giả, là dù không khẳng định ptcb, những người thành công trong các ví dụ của các tác giả luôn hiểu rõ về thị trường của họ.


Vậy thì sao, những người dùng PTKT theo tôi là chưa thực sự nghiêm túc trong việc kiếm tiền, vì công cụ PTKT không phải của họ mà là nhặt nhạnh và gắn lên nó 1 vẻ hợp lý, là ảo tưởng gắn liền với thị trường.
Những người dùng chính trị và thuyết âm mưu để lý giải và suy đoán...cũng không phải là dân PTCB, càng không phải là dân PTKT.

....
Hay bạn, chắc cũng lăn lộn và nhiều sẹo rồi.
 
Hỏng hết rồi các cụ ơi,
FA, TA, quantitative ... chưa bao giờ là công cụ cả, mà nó là phương pháp, cách tiếp cận thị trường. Ngay cả phương pháp và tool còn không phân biệt được thì nói gì cách tư duy, tranh luận.
FA là phương pháp phân tích cơ bản, mà công cụ của nó là các chỉ số kinh tế, lãi suất, thất nghiệp (có tính toán, thông kê, nhưng không tinh chế)... để giải thích cho cái lý do cơ bản, cụ thể hóa. <= cách tiếp cận dữ liệu thô, mà chỉ có những người chuyên môn cao như các đại bàng, và trường vốn, vị thế này nọ thì mới rõ vấn đề. (còn phần lớn là mù mịt với dữ liệu thô)
TA là phương pháp phân tích kỹ thuật để tiếp cận thị trường, nó thông qua các công cụ là các chỉ báo kỹ thuật (tức là có tính toán, tinh chế bằng công thức), cho ra các mô hình cụ thể. <= dễ tiếp cận, không đòi hỏi chuyên môn quá cao, và thích hợp với "cáo, kiến, ruồi, muỗi gì gì đó" mà vốn ko nhiều vào và không qua tâm lắm đến thị trường, chỉ qua tâm lợi nhuận.
Ai cũng có thể lựa chọn phương pháp tiếp cận cho mình 1 cách phù hợp, nhưng đừng đứng lên mà phán "cái này vứt" cái kia ngon. Ngay cả đại bàng còn không lên tiếng ủng hộ, bởi họ biết cái nào cũng có sự lợi hại của nó, với họ lợi nhuận là trên hết nên sao cũng được. Bạn nào "cực đoan" quá thì nên nhẹ nhàng bớt chút, open mind sẽ học được nhiều cái hay.
 
Các định chế tài chính thuộc loại đầu tư nội bộ rồi. Giá lên hay xuống họ đều có lời vì chủ động tạo ra chính sách này kia nhằm dẫn dắt tâm lý thị trường.
Kiểu như mình là chủ công ty thì mình có thể phát hành thêm cổ phiếu ấy.
Mình không cùng phe với họ nên dùng TA hay FA cũng chỉ là khả năng mà thôi.
 
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên