Risk on / Risk off - Làm sao để xác định được?

Risk on / Risk off - Làm sao để xác định được?

Risk on / Risk off - Làm sao để xác định được?

The Blade

Editor
Trial mod
2,920
17,952
Đối với anh em theo trader Forex hoặc chứng khoán Mỹ, việc xác định Risk on / Risk off có vẻ còn khá mới mẻ tuy nhiên nó lại vô cùng cần thiết để xác định phương hướng của thị trường sắp tới.

Việc xác định Risk on Risk off một cách tương đối thì không khó. Chỉ cần chúng ta có công cụ để đo lường là được. Trong bài viết này tôi sẽ không chia sẻ cho anh em cái gì đó mang tính học thuật hoặc quá chuyên nghiệp mà những nhà đầu tư lớn hay sử dụng, nhưng tôi sẽ chia sẻ với anh em cơ bản về cách mà người ta xác định thị trường tài chính hiện tại đang Risk on hay Risk off, từ đó chúng ta sẽ có phương hướng Long cặp tiền nào, Short cặp tiền nào.

Công cụ đầu tiên để đo lường Risk on Risk off là thị trường chứng khoán Mỹ mà cụ thể là chỉ số S&P 500. Chúng ta xem hình dưới đây:

1.jpg


Như bạn đã thấy, SP500 đang trong trend tăng dài hạn. Từ năm 2016 gần như SP500 không có sự điều chỉnh nào gọi là đáng kể. Suốt giai đoạn đó thị trường đang risk on hay risk appetite (tức là tâm lý ưa rủi ro). Tuy nhiên vào tháng 2 năm 2018, chỉ số bắt đầu giảm mạnh. SP500 giảm 113.11 điểm (4.1%), Nasdaq giảm 3.78%, Dow Jones giảm 4.6% chỉ trong 1 ngày. Đây là lúc tâm lý ngại rủi ro đã thay thế cho tâm lý ưa rủi ro, risk off xuất hiện.

Những lần chuyển đổi giữa Risk on và Risk off diễn ra là do nhiều nguyên nhân, có thể là do các chính sách đối ngoại, chính trị, tiền tệ, tài khoá hoặc các lý do khác.

Dòng tiền lúc này sẽ rút ra khỏi thị trường chứng khoán và dồn về thị trường trái phiếu và thị trường vàng để trú ẩn. Lúc đó giá trái phiếu Chính phủ sẽ tăng và lợi tức của nó sẽ giảm xuống. Chúng ta nhìn chart lợi tức trái phiếu bên dưới đây:

2.jpg


Đây là biểu đồ lợi tức trái phiếu Chính phủ 10 năm. Nó đã giảm cùng với cú giảm trên thị trường chứng khoán Mỹ.

Trên thị trường ngoại tệ cũng có liên quan đến Risk on Risk off này khi những tài sản có giá trị trú ẩn cao như đồng JPY và đồng CHF rất nhạy cảm với những khủng hoảng.

3.png


Trên đồ thị H1 của USDJPY, giá đã giảm mạnh phá trenline, điều này là do nhu cầu của đồng JPY cao, người ta dồn tiền vào JPY để trú ẩn làm cho đồng JPY có giá hơn USD ở hiện tại. Tuy nhiên, khi chỉ số SP500 giảm là mọi thứ đã bắt đầu rất rõ ràng, trader có thể Short cặp USDJPY vớ rủi ro rất thấp.

Như vậy, để xác định thị trường đang ở môi trường Risk on / Risk appetite chúng ta xem xét các thị trường sau:

+ Thị trường chứng khoán đang tăng tốt

+ Thị trường ở các nước đang phát triển cũng đang tăng tốt

+ Lợi tức trái phiếu Chính phủ tăng tốt

+ Vàng giảm

+ Cặp tiền USDJPY tăng (do JPY giảm)

+ Cặp tiền USDCHF tăng (do CHF giảm)

Nếu các chỉ số này đi ngược lại thì thị trường đang Risk off / Risk aversion. Tuy nhiên, không nhất thiết phải tất cả các yếu tố đều phải thoả điều kiện trên, nó cũng sẽ có độ trễ khác nhau. Nhưng chủ yếu anh em vẫn phải xem xét 3 indicator chủ lực để xác định môi trường Risk on / Risk off là các chỉ số chứng khoán, lợi tức trái phiếu Chính phủ và đồng JPY.

Còn một công cụ nữa có thể theo dõi được tâm ly thị trường, chỉ số này trader hay dùng để trade chứng khoán, nó được gọi là “chỉ số sợ hãi” - VIX index. Chỉ số VIX là kết quả của việc ứng dụng mô hình Black-Scholes trong việc đánh giá các hợp đồng quyền chọn. Lý thuyết thì dài dằn dặc, anh em có thể search google để tìm hiểu thêm nhé. Chúng ta nhìn biểu đồ dưới đây:

4.png


Chỉ số VIX màu đỏ còn SP500 là màu xanh. Anh em để ý đỉnh của VIX đều trùng với những lần sụt giảm của SP500. Còn khi SP500 tăng trưởng, VIX có xu hướng đi xuống.

Chúng ta sẽ lấy cái mốc 20 để đánh giá VIX. Nếu VIX nhỏ hơn 20, thị trường được dự đoán là ưa rủi ro. Nếu nó xuống quá thấp sẽ phản ánh tâm lý thoải mái của nhà đầu tư ở hiện tại. Điều này khá nguy hiểm vì chính tâm lý chủ quan để sẽ dễ dẫn đến FOMO và kết cục là thị trường giảm mạnh. Ngược lại, khi VIX cao hơn 20 cho thấy tâm lý ngại rủi ro đang ngự trị nhà đầu tư.

Chúng ta có thể dùng trendline để phân tích VIX như sau:

VIX-4H-1.png


Trước khi breakout, VIX ở khung H4 đang có xu hướng giảm dài hạn thể hiện tâm lý ưa thích rủi ro và nhà đầu tư vẫn mua những tài sản có rủi ro cao như chứng khoán chẳng hạn.

VIX bắt đầu tăng và breakout trendline giảm. Điều này thường diễn ra trước khi chỉ số chứng khoán giảm. Do đó đôi lúc nó cũng là leading indicator cho toàn thị trường.

Với việc VIX breakout tăng như vậy thì chúng ta hoàn toàn có thể xác nhận rằng tâm lý Risk off đã thay thế Risk on. Chiến lược bây giờ là Long đồng JPY và CHF, short vàng anh.

Bài viết trên cũng chỉ là bài chia sẻ kiến thức phổ thông, nó không phải là cái gì đó quá cao siêu, mong các chuyên gia về phân tích cơ bản và liên thị trường chỉ giáo thêm.

Tham khảo: fxtaa
 

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác
Hay quá bác ơi..Bài viết rất cần thiết cho những ai tập tành phân tích liên thị trường..
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Smart_Money trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 100 Xem / 1 Trả lời
  • ngoi_sao_co_doc trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 24,499 Xem / 87 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 355 Xem / 19 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 881 Xem / 39 Trả lời
  • TraderViet Crypto trong Chuyện bên lề 283 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 394 Xem / 31 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 150 Xem / 3 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294,761 Xem / 1,397 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên