Rủi ro đạo đức là gì? Nó có liên quan gì đến khủng hoảng

Rủi ro đạo đức là gì? Nó có liên quan gì đến khủng hoảng

Rủi ro đạo đức là gì? Nó có liên quan gì đến khủng hoảng

Lưu Quốc Việt

Active Member
98
231

Rủi ro đạo đức là gì?


Rủi ro đạo đức là rủi ro mà một bên của giao dịch thực hiện giao dịch đó mà không thực sự tin vào sự thành công của nó, cung cấp thông tin sai lệch về tài sản, nợ hay khả năng tín dụng của họ hay có xu hướng thực hiện những hành động nhiều rủi ro để có thể kiếm lời trước khi hợp đồng kết thúc. Rủi ro đạo đức chỉ xuất hiện khi mà hai bên của giao dịch đã kí kết hợp đồng hay thỏa thuận với nhau rồi. Mỗi bên đều có thể trục lợi bằng cách đi trái với những điều khoản trong thỏa thuận.

rui-ro-dao-duc-khung-hoang-bat-dau-tu-day-traderviet-1.png

Rủi ro đạo đức có gì đặc biệt?


Rủi ro đạo đức xuất hiện khi một bên của thỏa thuận có thể tạo ra rủi ro ảnh hưởng đến bên còn lại. Quyết định này không dựa vào lẽ phải mà dựa vào thứ đem lại nhiều lợi ích nhất nên rủi ro đạo đức mới có chữ “đạo đức” ở trong tên của mình. Điều này có thể áp dụng đến những hoạt động trong ngành tài chính như hợp đồng giữa chủ nợ và người đi vay hay trong lĩnh vực bảo hiểm

Rủi ro đạo đức và ngành công nghiệp bảo hiểm.


Khi một chủ sở hữu tài sản mua bảo hiểm cho tài sản đó, hợp đồng dựa vào thỏa thuận rằng người chủ này sẽ tránh mọi tình huống có thể làm hư hại tài sản đó. Rủi ro đạo đức tồn tại vì khi có bảo hiểm rồi thì người chủ sẽ không có xu hướng bảo vệ tài sản đó.

Rủi ro đạo đức và cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008


rui-ro-dao-duc-khung-hoang-bat-dau-tu-day-traderviet-3.png

Trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, một việc có thể coi như là rủi ro đạo đức và nó ảnh hưởng tới người cho vay. Ví dụ, một người môi giới các khoản nợ thế chấp sẽ có xu hướng cho vay nhiều nhất có thể để lấy hoa hồng mà không quan tâm đến tình hình tài chính của người đi vay. Vì các khoản vay này được dùng để bán cho các nhà đầu tư nên không phải người cho vay mà nha đầu tư sẽ phải chịu rủi ro bị “xù” tiền.

Rủi ro đạo đức cũng được thể hiện khi mà người đi vay không có đủ tiềm lực tài chính. Lúc này, họ sẽ phân vân giữa việc trả các khoản nợ hay “quỵt tiền” không hối tiếc. Khi giá trị của tài sản giảm, người mượn tiền sẽ phải “bơi” để trả nợ. Ngôi nhà mà họ vay trả góp có giá thấp hơn số tiền mà họ mượn để mua. Một vài chủ sở hữu nhà sẽ thấy rằng đây là lúc để “chào tạm biệt” khoản nợ bằng cách bỏ ngôi nhà này và thuê ngôi nhà khác. Khi mà người chủ ngôi nhà ra đi và không trả nợ thì tổ chức tài chính nắm giữ khoản nợ này sẻ phải chịu tiền phạt.

Nguồn: investopedia
 

Giới thiệu sách Trading hay
Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường

Quyển sách cung cấp cách thức giao dịch như các tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thông qua việc khám phá bức tranh chung, những tác động trong sự kết nối tổng thể thị trường

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 377 Xem / 14 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 84 Xem / 4 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 110 Xem / 3 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 235,428 Xem / 1,065 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 225 Xem / 13 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 65 Xem / 1 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 507 Xem / 21 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên