Sau khi vào lệnh, trader nên ĐỂ MẶC giao dịch hay THÍCH NGHI với điều kiện thị trường?

Sau khi vào lệnh, trader nên ĐỂ MẶC giao dịch hay THÍCH NGHI với điều kiện thị trường?

Sau khi vào lệnh, trader nên ĐỂ MẶC giao dịch hay THÍCH NGHI với điều kiện thị trường?

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,294
32,447
Xin chào cả nhà!

Hãy cùng tưởng tượng, bạn đã tìm thấy một setup giao dịch, đã biết nơi nào để vào lệnh, thoát lệnh, nơi nào để chốt lời, dừng lỗ... Và câu hỏi tiếp theo cần giải quyết là bạn sẽ lựa chọn đứng im chứng kiến giá chạm các ngưỡng mục tiêu đã thiết lập mà không can thiệp vào, hay là bạn sẽ cho phép bản thân thay đổi các ngưỡng giá này và thích ứng với điều kiện thị trường hiện tại khi giá di chuyển xung quanh?

Cả hai lựa chọn đều là phương pháp khả thi, nhưng nó còn phụ thuộc cách chúng được tuyển chọn áp dụng. Sau khi đã kiểm tra ưu và nhược điểm của từng phương pháp giao dịch, hãy tuân thủ theo phương pháp nào phù hợp hơn với chiến lược, tính cách và trình độ kỹ năng của bạn nhé!

Cách tiếp cận "Hands-Off"


Trader-nen-de-mac-hay-dieu-chinh-giao-dich-TraderViet1.jpg


Cách tiếp cận giao dịch "Hands-Off" là khi một trader đặt lệnh entry cùng với một lệnh dừng lỗ và chốt lời. Điểm dừng lỗ và điểm vào lệnh sẽ bù đắp cho nhau, giữ mức lỗ ở ngưỡng hợp lý (thường là dưới 1% số vốn giao dịch) hoặc là thoát lệnh tại một ngưỡng lợi nhuận hợp lý cho các điều kiện. Một khi đã vào lệnh cùng mục tiêu dừng lỗ và chốt lời, trader sẽ chờ đợi, chờ đến khi nào giá chạm đến mục tiêu dừng lỗ hoặc chốt lời thì kết thúc giao dịch.

Bất kể thị trường có làm gì thì trader vẫn để mặc cho giá chạm các mức dừng lỗ, chốt lời đã thiết lập. Cách tiếp cận "Hands-Off" không đồng nghĩa với việc trader sẽ hoàn toàn "bất động" trong lúc họ đang giao dịch. Họ vẫn có thể tiếp tục phân tích hành động giá hiện tại hoặc tìm cơ hội giao dịch trong các công cụ khác.

Cách tiếp cận quản lý chủ động


Trader-nen-de-mac-hay-dieu-chinh-giao-dich-TraderViet2.jpeg


Với cách tiếp cận chủ động quản lý giao dịch, trader có thể linh hoạt điều chỉnh mức dừng lỗ hoặc chốt lời và thoát khỏi giao dịch sớm hơn dự kiến ban đầu. Trader cũng có thể chọn ở lại với giao dịch lâu hơn dự định ban đầu (trong nỗ lực kiếm lợi nhuận lớn hơn).

Quản lý giao dịch chủ động giúp chiến lược giao dịch trở nên linh hoạt hơn vì trader có thể thích nghi với những gì thị trường làm trong khi giao dịch. Nếu giá không đi theo hướng mà họ kỳ vọng, họ có thể đóng lệnh ngay lập tức hoặc dời stop loss đến gần điểm entry hơn để giảm quy mô thua lỗ lại.

Nếu giá di chuyển mạnh về phía chốt lời, họ có thể đẩy điểm take profit ra xa điểm entry hơn, làm gia tăng lợi nhuận tiềm năng. Ngoài ra, họ có thể thoát khỏi giao dịch ngay khi đà giá yếu đi.

Nếu giá di chuyển về mức lợi nhuận mục tiêu, nhưng lại bắt đầu đi theo hướng khác, trader theo cách tiếp cận quản lý giao dịch chủ động có thể đóng lệnh ngay lập tức để ngăn biến một trade thắng thành một trade thua.

Khi giá di chuyển gần về mức chốt lời, trader chủ động quản lý giao dịch có thể sử dụng lệnh trailing stop loss để giảm thiểu rủi ro. Hoặc họ cũng có thể nới rộng dừng lỗ với hy vọng giá sẽ quay đầu.

Đây là một số chiến thuật có thể được sử dụng với phương pháp quản lý giao dịch chủ động. Về mặt lý thuyết, các chiến thuật này nghe có vẻ rất hay, nhưng cũng đừng loại trừ cách tiếp cận "Hands-Off" vì mỗi cách tiếp cận đều có ưu và nhược điểm riêng.

Ưu và nhược điểm của cách tiếp cận "Hands-Off"


Trader-nen-de-mac-hay-dieu-chinh-giao-dich-TraderViet3.jpg


Đây là cách tiếp cận đơn giản hơn nhiều so với cách tiếp cận quản lý giao dịch chủ động. Nó sẽ giúp việc theo dõi giao dịch trở nên đơn giản hơn. Nếu một trader thắng khoảng 50% trên các giao dịch của họ và có mức chốt lời lớn hơn mức dừng lỗ, thì họ sẽ tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận được tạo ra dựa trên hành động cân bằng giữa winrate và tỷ lệ risk:reward.

Cách tiếp cận "Hands-Off" sẽ cho phép trader theo dõi số liệu thống kê và dễ dàng biết họ đang gặp vấn đề ở đâu. Chẳng hạn, vì lệnh dừng lỗ và chốt lời được giữ nguyên khi đã vào lệnh, nên trader có thể nhìn lại các giao dịch và xác định xem liệu họ có cần điều chỉnh các ngưỡng này một chút (hay là toàn bộ giao dịch) để tạo ra kết quả tốt hơn.

Nhưng đó cũng là nhược điểm của cách tiếp cận này... Trader cần phải thực hiện các điều chỉnh cho tất cả các giao dịch (bằng cách thay đổi chiến lược của họ), không chỉ cho giao dịch hiện tại. Tóm lại, nếu trader không biết khi nào nên thoát lệnh sớm hoặc khi nào nên ở lại để kiếm lợi nhuận lớn hơn thì cách tiếp cận "Hands-Off" là tốt nhất.

Ưu và nhược điểm của cách tiếp cận quản lý giao dịch chủ động


Trader-nen-de-mac-hay-dieu-chinh-giao-dich-TraderViet4.jpg


Cách tiếp cận này thì đòi hỏi nhiều kỹ năng và kiểm soát tâm lý nhiều hơn so với cách tiếp cận "Hands-Off". Mặc dù vậy, nó vẫn là một cách tiếp cận mạnh mẽ.

Ưu điểm chính của phương pháp quản lý giao dịch chủ động là trader được phép thích nghi với các điều kiện thị trường biến động trong một giao dịch. Trong khi phân tích đã được hoàn thành trước khi thực hiện giao dịch, nhưng vẫn còn có yếu tố gì đó cần được thay đổi trong lúc đang trade. Chẳng hạn, trader có thể đã vào lệnh mua, nhưng sau đó lại nhận thấy một mô hình đảo chiều hình thành trên biểu đồ. Giá có khả năng không còn chạm đến mức chốt lời của họ nữa, vì thế trader sẽ tiếp nhận thông tin này và thoát lệnh trước khi nó biến thành trade thua.

Rất có khả năng phương pháp quản lý chủ động sẽ dẫn đến nhiều trade thắng hơn vì trader có thể thoát ra với mức lợi nhuận nhỏ (thay vì để nó chạm mức dừng lỗ) nếu giá không di chuyển như mong đợi. Điều nguy hiểm là nó có thể khiến bạn dễ dàng đóng lệnh chỉ để lấy những khoản lợi nhuận nhỏ. Thỉnh thoảng thì điều này không sao, nhưng nếu thua lỗ (trong trường hợp xuất hiện) là lớn hơn những khoản lợi nhuận này, thì trader sẽ có kết cục là lỗ tổng thể, mặc dù họ có winrate là 60-70%.

Vì trader biết rằng họ có thể thoát lệnh sớm, nên họ trở nên lỏng lẻo hơn trong các lựa chọn giao dịch của mình. Thay vì chờ đợi các trade thực sự tốt với tiềm năng lợi nhuận tối ưu, họ có thể thực hiện bất kỳ giao dịch nào vì họ biết rằng mình có thể thoát ra ngay cả với một khoản lợi nhuận nhỏ. Nhưng các giao dịch như vậy thường không có xác suất thắng cao và không có khả năng tạo ra lợi nhuận đáng kể.

Các trader theo trường phái này cũng căng thẳng hơn vì phải đưa ra các quyết định liên tục theo real-time. Với mỗi lần giá di chuyển, trader phải đưa ra quyết định: Ở hay đi? Có dời stop loss không? Có dời take profit không? Những áp lực như vậy có thể dẫn đến các quyết định giao dịch xấu vì kỷ luật - cũng giống như cơ bắp - có thể đã trở nên mệt rã rời.

Phần lớn các trader sẽ có thực hiện tốt hơn với cách tiếp cận "Hands-Off" vì nó không đòi hỏi phải suy nghĩ và sử dụng kỹ năng liên quan quá nhiều. Tuy nhiên, một trader giàu kinh nghiệm sẽ có thể kiếm được nhiều tiền hơn với phương pháp quản lý giao dịch chủ động. Các trade thắng không được phép biến thành trade thua, các trade thắng được tối đa hoá bằng cách điều chỉnh điểm chốt lời để phù hợp với điều kiện hiện tại và trade thua được giảm thiểu bằng cách thoát lệnh khi giá không di chuyển như mong đợi. Vậy có nghĩa là trung bình các trade thua của cách tiếp cận này sẽ nhỏ hơn so với cách tiếp cận "Hands-Off", còn trung bình các trade thắng sẽ có kích thước tương tự. Nhờ khả năng thích ứng, trader có kinh nghiệm sẽ có thể thắng cao hơn với cách tiếp cận quản lý chủ động.

Đâu là cách tiếp cận tốt nhất dành cho bạn?


Trader-nen-de-mac-hay-dieu-chinh-giao-dich-TraderViet5.png


Nếu bạn chỉ mới bắt đầu, hãy thử sử dụng cách tiếp cận "Hands-Off", nó sẽ cho phép bạn xem các vấn đề tiềm ẩn nằm ở đâu dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn sẽ có thể theo dõi các biến động giá mà không có áp lực tâm lý đi kèm như khi điều chỉnh lại các ngưỡng giá dựa trên các biến động đó. Cách tiếp cận "Hands-Off" sẽ hoạt động tốt, miễn là bạn theo dõi kết quả của mình và thực hiện các điều chỉnh cần thiết cho chiến lược chung khi điều kiện thị trường thay đổi từ tháng này sang tháng khác. Bằng cách này, winrate và tỷ lệ R:R của bạn vẫn sẽ được cân bằng. Nhớ rằng, bạn sẽ không can thiệp vào từng giao dịch riêng lẻ, mà bạn chỉ thay đổi chiến lược/ kế hoạch giao dịch tổng thể của mình khi nhận thấy điểm mạnh và điểm yếu của chúng qua nhiều giao dịch thôi nhé!

Khi bạn theo dõi giá di chuyển, bạn sẽ có được kinh nghiệm trong việc phát hiện ra khi nào thì nên thoát lệnh sớm và khi nào nên ở lại lâu hơn dự kiến ban đầu. Khi kỹ năng này được tôi luyện, bạn sẽ có thể chuyển sang cách tiếp cận quản lý giao dịch chủ động, nhưng có chuyển hay không là quyết định của bạn. Quản lý giao dịch chủ động đòi hỏi nhiều phẩm chất như sự tập trung, tính kỷ luật, do đó, cần nhiều thời gian để khai thai tiềm năng lợi nhuận của việc thích nghi với các điều kiện hiện tại.

Hãy bắt đầu với cách tiếp cận "Hands-Off" và sau đó dần dần chuyển sang quản lý giao dịch chủ động. Hãy cân nhắc so sánh giữa hai cách tiếp cận này, đặc biệt là khi bạn bắt đầu quản lý chủ động các giao dịch. Nếu bạn đã chuyển sang cách tiếp cận chủ động, hãy cứ ghi lại kết quả giao dịch hàng ngày của bạn trong trường hợp bạn sử dụng cách tiếp cận "Hands-Off" thì sẽ ra sao nhé. Sau đó, cái nào cho kết quả tối ưu hơn thì mình sẽ đi theo cách tiếp cận đó. Bằng cách này, bạn sẽ tìm được sự lựa chọn tốt nhất dựa trên số liệu hẳn hoi, chứ không phải do bản ngã chủ quan của mình nữa!

Chúc các bạn thành công!

Nguồn: thebalance
Nếu thấy bài viết này hay và hữu ích thì đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)

:):) Giới thiệu SÁCH MỚI về MÔ HÌNH BIỂU ĐỒ cho anh em: https://bit.ly/mo-hinh-bieu-do-1
[TBODY] [/TBODY]
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên