Stochastic RSI - Chỉ báo cho tín hiệu Overbought/Oversold CHÍNH XÁC nhưng bị nhiều trader "lãng quên"

Stochastic RSI - Chỉ báo cho tín hiệu Overbought/Oversold CHÍNH XÁC nhưng bị nhiều trader "lãng quên"

Stochastic RSI - Chỉ báo cho tín hiệu Overbought/Oversold CHÍNH XÁC nhưng bị nhiều trader "lãng quên"

Phương Thúy

Editor
Trial mod
6,390
29,041
Stochastic RSI là một chỉ báo khá phổ biến và cần thiết trong giới trading, thực tế thì cũng có nhiều anh em đã biết đến chỉ báo này rồi nhưng trên TraderViet có khá ít bài viết về chỉ báo này. Nên hôm nay mình xin viết một bài về Stochastic RSI, một chỉ báo rất hữu dụng với trader.

Stochastic RSI là chỉ báo như thế nào?


Stochastic RSI là chỉ báo được phát triển bởi Tushar Chande và Stanley Kroll – là nhà phân tích kỹ thuật hàng đầu thị trường và trader chuyên nghiệp với hơn 30 năm kinh nghiệm, và được chia sẻ vào năm 1994 trong cuốn “The New Technical Trader”.

Chỉ báo Stochastic RSI (StochRSI) về bản chất là chỉ báo trong chỉ báo. Nó được sử dụng trong phân tích kỹ thuật để cung cấp tín hiệu ngẫu nhiên từ chỉ báo RSI. Điều này có nghĩa rằng nó là thước đo cho RSI có liên quan đến phạm vi giá cao và thấp của chỉ báo này trong một khoảng thời gian nhất định.

Chỉ báo này được tạo ra bằng cách áp dụng công thức của chỉ báo Stochastic cho một tập hợp các giá trị của chỉ báo RSI so với dữ liệu giá tiêu chuẩn. Việc sử dụng các giá trị RSI cho công thức Stochastic sẽ cung cấp cho trader một ý tưởng về việc liệu giá trị của RSI hiện tại đang là quá mua hay quá bán.

Stochastic RSI được xét là chỉ báo dao động, di chuyển từ 0 đến 100. Trong đó mức 80 và 20 được xem là những mức cực đoan. Chỉ báo này cung cấp tín hiệu quá mua quá bán của thị trường. Trong đó nếu StochRSI vượt mức 80 được xem là quá mua, nếu vượt mức 20 được xem là quá bán.

Hình bên dưới là chỉ báo Stochastic RSI của chúng ta:

1.png


>>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/56091/

*** File tải indicator này mình đính kèm bên dưới bài viết, anh em tải về sử dụng nhé.

Công thức tính chỉ báo Stochastic RSI:

Stoch RSI = (RSI – min RSI) / (max RSI – min RSI)

Trong đó:
  • RSI: mức của RSI hiện tại
  • Min RSI: mức thấp nhất của RSI trong 14 chu kỳ qua hoặc khoảng thời gian mà bạn cài đặt.
  • Max RSI: mức cao nhất của RSI trong 14 chu kỳ qua hoặc khoảng thời gian mà bạn cài đặt.
Có thể nói, vai trò chính của chỉ báo này đó là xác định những điểm giao cắt cũng như các điều kiện quá mua quá bán của thị trường. Chỉ báo StochRSI tận dụng lợi thế của cả 2 chỉ báo động lượng để tạo ra một chỉ báo nhạy bén hơn với sự thay đổi của giá.

Ngoài việc xác định các điều kiện quá mua quá bán, thì chỉ báo StochRSI còn có thể được sử dụng để xác định các xu hướng ngắn hạn bằng cách xem xét với đường trung tâm (đường 50). Khi StochRSI trên mức 50 cho thấy xu hướng có khả năng tăng cao và ngược lại nếu nó dưới mức 50 thì xu hướng có khả năng giảm cao.

Ngoài ra chỉ báo này nên được sử dụng kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác hoặc hành động giá hoặc các mô hình biểu đồ để xác nhận thêm cho tín hiệu mà nó cung cấp.

Đến đây thì chắc nhiều anh em sẽ thấy nó rất giống với chỉ báo RSI đúng không ạ? Nhưng thực tế thì ngoài điều kiện quá mua quá bán, 2 chỉ báo này có sự khác nhau rất cơ bản.

>>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/3494/

Sự khác nhau của chỉ báo StochRSI và chỉ báo RSI


Nhìn thì có vẻ giống nhau, nhưng thực tế có những đặc điểm rất khác biệt giữa 2 chỉ báo này, như:
  • Công thức tạo ra 2 chỉ báo khác nhau. Công thức RSI xác định dựa trên giá cả, trong khi StochRSI được xác định dựa trên chính RSI. Hay nói cách khác RSI đo lường giá, còn StochRSI đo lường RSI.
  • Tốc độ di chuyển của chỉ báo cũng sẽ khác nhau. StochRSI di chuyển rất nhanh từ quá mua sang quá bán và ngược lại trong khi RSI di chuyển chậm hơn rất nhiều.

Nhược điểm của chỉ báo StochRSI


Một nhược điểm lớn khi sử dụng chỉ báo này đó là nó cho thấy xu hướng khá dễ dàng vì nó di chuyển nhanh chóng từ cao xuống thấp và ngược lại. Nhiều trader sẽ sử dụng đường trung bình động để làm mượt hơn chỉ báo này. Ví dụ như đường MA 5 hoặc 10 ngày của StochRSI, nó sẽ cho thấy sự ổn định hơn nhiều của StochRSI.

Một nhược điểm khác đó là StochRSI được xem như một công cụ phái sinh thứ 2 của giá, vì công cụ phái sinh thứ nhất là RSI. Nói cách khác đầu ra của nó cách giá thức tế của tài sản cần được phân tích thành 2 bước, nên đôi khi nó có thể không đồng bộ với giá thị trường trong thực tế.

>>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/53459/

Áp dụng chỉ báo StochRSI vào trong thực giao dịch thực tế


Tín hiệu được sử dụng nhiều nhất của chỉ báo này là tín hiệu quá mua quá bán. Thường tín hiệu mua được xác định khi StochRSI nằm bên dưới mức 20 và cắt lên phía trên nó một lần nữa. Và điều kiện thị trường đang nằm trong xu hướng tăng. Như biểu đồ bên dưới:

2.png


Tương tự, tín hiệu bán được xác định khi chỉ báo StochRSI nằm phía trên mức 80 và cắt xuống bên dưới mức này một lần nữa. Điều kiện thị trường nằm trong xu hướng giảm. Như biểu đồ bên dưới:

3.png


Tất nhiên, đây là cách thức sử dụng phổ biến nhất. Trader có thể linh hoạt kết hợp tín hiệu này với các chỉ báo kỹ thuật khác hoặc kết hợp với hành động giá để có thêm sự xác nhận.

Đây là tất cả những thông tin cơ bản nhất về chỉ báo StochRSI. Mời anh em ngâm cứu.

Trích nguồn: investopedia
 

Đính kèm

  • StochRSI.ex4
    20 KB · Xem: 6

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm
Chỉnh sửa lần cuối:
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên