Tất tần tật về cuộc khủng hoảng năng lượng hiện tại: Nó sẽ đi về đâu và tác động đến giá dầu như thế nào? Phần 1

Tất tần tật về cuộc khủng hoảng năng lượng hiện tại: Nó sẽ đi về đâu và tác động đến giá dầu như thế nào? Phần 1

Tất tần tật về cuộc khủng hoảng năng lượng hiện tại: Nó sẽ đi về đâu và tác động đến giá dầu như thế nào? Phần 1

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,131
29,793
Khi các nền kinh tế phục hồi sau cơn đại dịch, nhu cầu tăng cao, kết hợp với sự suy giảm nguồn cung đã khiến thị trường năng lượng rơi vào một cú sốc. Giá dầu và khí đốt đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm trước khi giảm xuống. Vậy liệc cuộc khủng hoảng này có giảm bớt vào năm 2022, và nó có ý nghĩa như thế nào đối với giá dầu? Mời anh em cùng tham khảo bài nhận định sau đây.

Screen Shot 2022-05-16 at 16.41.43.png

[B]Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu - khi nào nó sẽ giảm bớt, và nó có ý nghĩa gì đối với dầu mỏ?[/B]


Vào thời điểm chuyển giao của năm, khi thế giới cố gắng phục hồi sau đại dịch, sự kết hợp giữa nhu cầu tăng cao và sự suy giảm nguồn cung đã khiến thị trường dầu khí rơi vào tình trạng hỗn loạn. Sau đó, vào ngày 24 tháng 2, Nga xâm lược Ukraine, thị trường năng lượng đã bị khuấy động, giá năng lượng bị đẩy lên mức cao trong nhiều thập kỷ, và có loại sản phẩm là lên mức cao nhất mọi thời đại.

Điều gì đã gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu năm 2021?


Nguồn gốc của cuộc khủng hoảng năng lượng năm 2021 được cho là bắt nguồn từ:
  • việc tồn kho khí đốt tự nhiên thấp, nguồn cung cấp khí đốt của châu Âu giảm;
  • sản lượng năng lượng gió giảm do thời tiết dịu hơn;
  • nghi ngờ về việc Nga ngừng cung cấp khí đốt;
  • căng thẳng địa chính trị xung quanh Nord Stream 2; và
  • nhu cầu khí đốt tăng cao khi các nền kinh tế mở cửa trở lại.
Những yếu tố này kết hợp với nhau, tạo ra một “cơn bão hoàn hảo” cho một cuộc khủng hoảng năng lượng.

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/59946/

Chiến tranh Nga-Ukraine làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng


Cuộc khủng hoảng năng lượng vào cuối năm ngoái khơi gợi lại một ký ức xa vời khi châu Âu lại thấy mình ở tâm điểm của cuộc khủng hoảng năng lượng một lần nữa, nhưng vì những lý do rất khác nhau. Gần đây hơn, cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã và đang tiếp tục là động lực chính thúc đẩy giá năng lượng vì một số lý do.

Screen Shot 2022-05-16 at 16.39.13.png
Giá khí đốt tự nhiên kể từ năm 2021 (Đvt: EUR/megawatt-giờ)
Nga là một trong ba nhà sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới, sau Ả Rập Xê-út và Mỹ. Hơn nữa, Nga là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ. Nước này có trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới và là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới.

Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine và các lệnh trừng phạt tiếp theo từ phương Tây đã có tác động đến an ninh năng lượng trên toàn cầu nhưng ảnh hưởng nặng nề nhất là tại EU bởi EU phụ thuộc nhiều vào năng lượng Nga. Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, nhập khẩu đến 90% lượng khí đốt cần thiết từ Nga, và 45% lượng dầu cũng từ Nga. Đối với toàn Châu Âu, Nga cung cấp khoảng 1/3 tổng nguồn cung khí đốt của châu Âu.

Những lo ngại về nguồn cung đã khiến giá năng lượng tăng vọt. Lo ngại về việc Nga làm chậm hoặc cắt giảm nguồn cung, như đối với Ba Lan và Bulgaria sau khi họ từ chối thanh toán bằng đồng rúp, đã làm giá tăng. Ngoài ra, khi nhiều quốc gia đặt lệnh cấm vận đối với dầu mỏ của Nga, chẳng hạn như G7, đã được các chính phủ nhất trí vào cuối tuần trước, giá dầu và khí đốt vẫn tăng.

Giá khí đốt tự nhiên đã tăng lên mức cao kỷ lục sau khi EU đề xuất lệnh cấm vận đối với dầu của Nga, mặc dù thỏa thuận này vẫn chưa được thông qua do Hungary tiếp tục phản đối. Tuy nhiên, sẽ rất khó đạt được lệnh cấm vận khí đốt tự nhiên của Nga.

Và diễn biến mới nhất chính là việc dòng khí đốt đến châu Âu đã giảm sau khi bị gián đoạn ở ukraine, khi nước này ngừng sử dụng một tuyến đường trung chuyển chính. Đây là lần đầu tiên hoạt động xuất khẩu qua Ukraine bị gián đoạn kể từ khi chiến tranh bắt đầu.

>> Đọc thêm bài hay: https://traderviet.org/t/63097/

Điều này có ý nghĩa gì đối với việc cung cấp dầu?


Giá dầu đã tăng 50% trong năm 2021 và đã tăng thêm 35% trong 4 tháng đầu năm 2022. Giá tăng lên mức cao 139 USD/ thùng, trước khi giảm xuống thấp hơn khoảng 110 USD/ thùng, một phần được hỗ trợ bởi đợt xả kho dự trữ chiến lược kỷ lục từ Mỹ và các đồng minh, lên đến khoảng 180 triệu thùng trong 6 tháng.

Việc OPEC + từ chối tham gia giải quyết vấn đề này, nhấn mạnh rằng bản chất nằm ở vấn đề địa chính trị chứ không phải ở nguồn cung. OPEC+ tiếp tục tăng sản lượng ở mức 432k thùng/ ngày đã được thỏa thuận trước đó, nhưng việc tuân thủ mức tăng này là thấp và không xem xét nguồn cung giảm do cuộc chiến tại Đông Âu.

Phần đầu mình xin dừng tại đây, trong phần tiếp theo chúng ta sẽ cùng bàn về:
  • các vấn đề liên quan đến nhu cầu,
  • những nhân tố có thể xoa dịu cuộc khủng hoảng hiện tại, và
  • dự phóng cho giá dầu Brent và WTI.
Anh em chú ý đón theo dõi nhé! Cảm ơn anh em đã ghé đọc bài.

Tham khảo: Forex.com
 

Giới thiệu sách Trading hay
Trading In The Zone - Thực hành Kiểm soát Cảm xúc bằng Tâm lý học Hành vi trong Đầu tư và Giao dịch Tài chính

Là quyển sách Top 1 toàn cầu về chủ đề đầu tư/trading, Trading In The Zone giúp thấu hiểu và quản trị cảm xúc cũng như giữ vững kỷ luật khi tham gia thị trường tài chính, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả đầu tư lên mức cao nhất có thể

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 617 Xem / 33 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 217 Xem / 17 Trả lời
  • TraderViet Crypto trong Chuyện bên lề 50 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 348 Xem / 31 Trả lời
  • Bianas trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 101 Xem / 3 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 294,735 Xem / 1,397 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,322 Xem / 58 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên