Tiêu điểm phiên Mỹ 27/12: Tâm lý chấp nhận rủi ro (Risk-on) trở lại!

Tiêu điểm phiên Mỹ 27/12: Tâm lý chấp nhận rủi ro (Risk-on) trở lại!

Tiêu điểm phiên Mỹ 27/12: Tâm lý chấp nhận rủi ro (Risk-on) trở lại!

Bianas

Senior Mod
Đã Xác Nhận
Trial mod
5,139
29,827
Thị trường đang có biến động tương đối sau những ngày lễ, tuy nhiên vẫn có một số thị trường phương Tây còn trong kỳ nghỉ, thanh khoản có thể vẫn bị ảnh hưởng, anh em giao dịch lưu ý nhé!

Dưới đây là các cập nhật quan trọng trước phiên Mỹ, mời anh em tham khảo.

Tâm lý thị trường cải thiện khi Trung Quốc quyết tâm nới lỏng


Đồng USD giảm vào Thứ Ba, trong khi các đồng tiền nhạy cảm với rủi ro như AUD và NZD tăng giá mạnh do tâm lý thị trường cải thiện sau khi Trung Quốc cho biết họ sẽ hủy bỏ quy định cách ly COVID-19 đối với khách du lịch trong nước - một bước quan trọng trong việc mở lại biên giới.

Dữ liệu được công bố vào thứ Sáu cho thấy chi tiêu của người tiêu dùng Hoa Kỳ hầu như không tăng trong tháng 11 trong khi lạm phát tiếp tục hạ nhiệt, củng cố kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang có thể thu hẹp quy mô thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh mẽ của mình, điều đang khiến USD chịu áp lực.

Trong khi đó, NZDUSD tăng hơn 0,5% vào đầu phiên Á, sau đó được giao dịch quanh 0,6288, trong khi AUDUSD tăng 0,27% lên 0,6750. AUD và NZD đều được sử dụng làm phong vũ biểu cho đồng CNY của Trung Quốc. Đồng nhân dân tệ ở nước ngoài tăng hơn 0,1% lên 6,9681 so với USD.

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết hôm thứ Hai rằng nước này sẽ ngừng yêu cầu khách du lịch trong nước phải cách ly khi đến nơi kể từ ngày 8 tháng 1, ngay cả khi các ca nhiễm COVID tăng đột biến. Đồng thời, Bắc Kinh đã hạ cấp các quy định quản lý các ca nhiễm COVID xuống Hạng mục B ít nghiêm ngặt hơn từ Hạng mục A cấp cao nhất.

Screen Shot 2022-12-27 at 16.24.14.png

Christopher Wong, chiến lược gia tiền tệ tại OCBC, cho biết: “Dường như tốc độ nới lỏng các hạn chế do COVID vẫn chưa giảm bất chấp số ca nhiễm COVID ở đại lục gia tăng. Điều này có lẽ thể hiện quyết tâm mở cửa trở lại hoàn toàn của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc. Ngoài ra, tin tức về việc Trung Quốc có khả năng thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để hỗ trợ tăng trưởng cũng đang thúc đẩy tâm lý thị trường.”

>> Đọc thêm: https://traderviet.org/t/58456/

Nhật tiếp tục phát đi thông điệp thay đổi chính sách


Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) đã sửa đổi các biện pháp kích thích của mình để “làm mượt” quá trình chuyển đổi khỏi chính sách tiền tệ lỏng lẻo khi Thống đốc Haruhiko Kuroda nghỉ hưu vào tháng 4, cựu nhà ngoại giao tiền tệ hàng đầu Takehiko Nakao nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn.

Cựu thứ trưởng tài chính phụ trách các vấn đề quốc tế cho biết, việc nới lỏng tiền tệ kéo dài đã làm gia tăng các tác dụng phụ như làm giảm chức năng thị trường, đồng yên yếu đi quá mức và kỷ luật tài khóa lỏng lẻo, gây thiệt hại cho việc tăng thu nhập thực tế.

Trong tuần trước BoJ đã khiến thị trường ngạc nhiên khi nới lỏng biên độ dao động đối với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm.

"BOJ đã không thành công lắm trong việc nâng cao kỳ vọng lạm phát và hạ lãi suất thực trong khi tác dụng phụ ngày càng lớn. Tôi đã nghĩ khuôn khổ chính sách hiện tại sớm muộn cũng phải được sửa đổi. Một trong những lý do đằng sau hành động mới nhất có thể là để tránh tạo gánh nặng cho người kế nhiệm Kuroda với những cú sốc tiêu cực bắt nguồn từ sự điều chỉnh.” Ông nói.

Nakao cho biết, việc thay đổi chính sách nới lỏng tiền tệ của BOJ sẽ gây ra những cú sốc như đẩy lãi suất thế chấp và lãi suất trái phiếu JGB lên cao, nhưng điều đó cần phải được thực hiện vào một thời điểm nào đó, đồng thời lưu ý rằng mục tiêu lạm phát 2% của BOJ - được quy định trong một hiệp định của chính phủ - có thể đang làm cho chính sách tiền tệ và tài khóa trở nên thiếu linh hoạt.

Với tư cách là nhà ngoại giao tiền tệ hàng đầu, ông đã can thiệp mạnh mẽ để ngăn chặn sức mạnh của đồng yên khi đồng tiền này được giao dịch quanh mức 75 yên vào năm 2011 sau thảm họa động đất, sóng thần và khủng hoảng hạt nhân.

JPY 02.jpg
>> Đọc thêm: https://traderviet.org/t/74382/

Vào tháng 9, Nhật Bản đã can thiệp vào thị trường tiền tệ lần đầu tiên sau 24 năm để hỗ trợ đồng yên vốn đã suy yếu so với đồng đô la Mỹ xuống mức thấp nhất trong 32 năm là khoảng 150 yên.

Nakao cho biết sức mạnh kinh tế suy yếu của Nhật Bản và chính sách mở rộng quá mức của nước này đang đè nặng lên đồng yên và khiến tài sản của Nhật Bản dễ bị các nhà đầu tư nước ngoài tiếp quản.

“Chắc chắn rằng đồng yên yếu quá mức là xấu. Thật hữu ích khi tăng lãi suất dẫn đến việc đồng yên tăng.” Ông nói.

Các diễn biến khác trên thị trường tiền tệ:
  • GBPUSD tăng 0,12% lên mức 1,2082, trong khi EURUSD tăng cùng tỷ lệ, lên mức 1,0647.
  • USDJPY thì đang ổn định quanh mức 132,89, khi JPY vẫn đang được hỗ trợ bởi sự điều chỉnh chính sách bất ngờ của Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) đối với việc kiểm soát đường cong lợi suất vào tuần trước. Vào đầu tuần, Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda đã gạt sang một bên cơ hội thoát khỏi chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo trong thời gian ngắn, tuy nhiên những điều mà BoJ làm trước đó vẫn khiến thị trường tin rằng BoJ đang tiến đến “điểm xoay” của chính sách tiền tệ.
-----
Anh em quan tâm đến chủ đề PTCB ghé qua nhớ ủng hộ mình nhé! Cảm ơn anh em nhiều! ;)

Tham khảo: Investing và những nguồn khác

Bài viết được tài trợ bởi XM - công ty Fintech được cấp phép và kiểm soát, với 13 năm kinh nghiệm. Xem chi tiết tại đây.
[TBODY] [/TBODY]
 

Giới thiệu sách Trading hay
Đánh Bại Thị Trường Forex - Tư duy khác biệt và các kỹ thuật giao dịch của chuyên gia quản lý quỹ triệu đô

Sách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trading từ một chuyên gia quản lý quỹ, cùng các kỹ thuật giao dịch giúp quỹ này đứng trong top nhiều năm
Chỉnh sửa lần cuối:

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • TraderViet News trong Chuyện bên lề 491 Xem / 2 Trả lời
  • ono trong Lập trình MQL - Expert Advisor - Indicator 17,798 Xem / 5 Trả lời
  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 1,205 Xem / 41 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên