Tôi nên bắt đầu tiết kiệm từ năm bao nhiêu tuổi?

Tôi nên bắt đầu tiết kiệm từ năm bao nhiêu tuổi?

Tôi nên bắt đầu tiết kiệm từ năm bao nhiêu tuổi?

Jasmine Tran

Editor
Trial mod
839
4,978
Mọi người đi làm để kiếm tiền. Kiếm tiền để chi tiêu hay hưởng thụ. Vậy thì loại tiền mà bạn dùng để đầu tư, hay để lo cho con cái đi du học hay cho một mục tiêu dài hạn nào đó thì tìm ở đâu ra? Đương nhiên cũng là từ việc kiếm tiền rồi, nhưng số tiền mà bạn kiếm được sẽ phải chia ra tỷ lệ hợp lí để bạn vẫn dành dụm được một số tiền tiết kiệm nhất định. Nó có thể là tiền đầu tư, tiền để dành về hưu, tiền dành cho các tình huống khẩn cấp chẳng hạn. Vậy câu hỏi đặt ra là khi nào bắt đầu tiết kiệm thì hợp lí vì không phải ai cũng kiếm tiền tỉ mỗi tháng như Ngọc Trinh cả.

Câu trả lời là ngay chính thời điểm bạn có được một công việc và tự kiếm ra tiền cho mình mỗi tháng, không phân biệt các loại công việc luôn nhé, có thể là công việc làm thêm khi còn học đại học, hay kiếm được tiền nhờ học bổng của trường, hay lợi nhuận từ forex. Tiết kiệm là một việc mà các nhà đầu tư khôn ngoan đều làm ở mọi lứa tuổi, ngay khi có thể.
Nhưng để đi đến kết luận của câu hỏi trên, hãy dành một chút thời gian để khám phá động lực và tình hình tài chính cá nhân của bạn sâu hơn một chút. Những câu trả lời thành thật có thể giúp bạn đẩy nhanh việc bắt đầu tiết kiệm ngay sau đó.


Trước khi bạn quyết định bắt đầu tiết kiệm tiền, điều bạn cần phải thực hiện đó chính là thiết lập những mục tiêu của mình trong tương lai. Mục tiêu đó có phải là một mục tiêu ngắn hạn hay không, chẳng hạn như mua một đôi giày mới mới nào đó hoặc một chuyến du lịch tới Dubai vào kỳ nghỉ tiếp theo của bạn? Hoặc là mục tiêu dài hạn, giống như tiết kiệm để mua một chiếc siêu xe chẳng hạn? Hoặc là mục tiêu thậm chí còn cao và xa hơn, mua một căn nhà mới (có thể là một căn penhouse có hồ bơi, bar trên sân thượng gì đó)?

Mục tiêu tiết kiệm ngắn hạn thường là điều mà bạn muốn hoàn thành trong vòng 6 đến 12 tháng. Một mục tiêu dài hạn thường là một trong những nhiệm vụ phải mất vài năm (thường là từ 3 - 5 năm) hoặc nhiều hơn để đạt được.

saving 2.jpg

Nguồn thu nhập tuỳ ý của bạn là bao nhiêu?

Thu nhập tùy ý là yếu tố đầu tiên cần phải xem xét khi quyết định bắt đầu một kế hoạch tiết kiệm một cách nghiêm túc. Thu nhập tùy ý là số tiền bạn còn lại sau khi chi trả hết các khoản chi tiêu cố định (Các chi phí điện nước, sinh hoạt hàng tháng, tiền nhà, tiền internet, tiền xăng…).

Khi thu nhập tùy ý của bạn càng ít, thì bạn càng nên bắt đầu tiết kiệm càng sớm để hoàn thành các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của mình. Các khoản tiết kiệm từ thu nhập tuỳ ý có thể không nhiều do bạn phải chi trả quá nhiều chi phí, cho nên việc quan trọng là “đường dài mới biết ngựa hay", việc tiết kiệm sẽ phải mất thêm thời gian nhưng nếu bạn có tính kỉ luật thì đến thời điểm chạm tay đến các mục tiêu của mình, bạn sẽ bất ngờ với những nỗ lực của mình đó.

Nhưng nếu bạn đang ở độ tuổi mà thu nhập tuỳ ý của bạn cao, thì lúc này, nguồn thu nhập đó trở thành một sự cám dỗ mạnh mẽ khiến bạn muốn sử dụng thêm tiền để tăng hưởng thụ và nâng cấp lối sống của mình. Tuy nhiên, khi thu nhập tuỳ ý càng cao, hãy nâng tỷ lệ tiết kiệm của bạn lên cao hơn. Ví dụ, khi có ít thu nhập tuỳ ý, bạn có thể chia tỉ lệ xài 10 tiết kiệm 1 để đảm bảo ban không bị túng thiếu đến mức phải “đập heo đất". Còn khi có nhiều tiền hơn một chút, hãy nâng tỉ lệ lên thành xài 10 tiết kiệm 4.

Kỉ luật khi tiết kiệm

Một nguyên tắc quan trọng là bạn không được đụng đến tiền tiết kiệm khi chưa đạt được các mục tiêu của mình. Để là người quản lí tài chính cá nhân khôn ngoan, hãy biết cân bằng giữa tiêu xài và tiết kiệm để bạn không phải chi tiêu quá khắt khe với bản thân mà vẫn tiết kiệm được nhiều tiền. Thêm nữa, tiền tiết kiệm cho những mục tiêu khác ngoài trading thì đừng dùng để trade khi bị cháy nhé. Hãy đầu tư bằng số tiền mà bạn không thể mất. Nếu cứ liên tục phá luật, đến cuối cùng, bạn sẽ nhận ra là mình chẳng tiết kiệm được bao nhiêu đâu.

saving 1.jpg

Giữ tiền tiết kiệm ở đâu?

Tốt nhất là hãy chọn một ngân hàng uy tín để bảo vệ tiền của bạn. Bạn có thể lựa chọn các gói tiết kiệm có lãi suất tại ngân hàng để vẫn có một chút lợi nhuận từ khoản tiền của mình. Ngoài ra, nếu muốn ngăn cám dỗ chi tiêu của mình thì hãy chọn một hình thức tiết kiệm tại quầy không rút trước kì hạn. Như vậy, bạn chỉ có thể bỏ thêm vào tài khoản chứ không thể rút ra trước khi mục tiêu được hoàn thành.

Tích tiểu thành đại

Hãy tiết kiệm từ sớm và dạy con bạn, người thân của bạn về các cách tiết kiệm tiền. Ngay cả những người giàu có họ cũng có các kế hoạch quản lí tài chính cá nhân cho mình và giữ cho mình các khoản tiền tiết kiệm để từ đó, tiền tạo ra tiền. Tư duy tài chính khôn ngoan là khi bạn biết giữ tiền trước khi quyết định chi tiêu hay đầu tư vào bất cứ thứ gì. Và quan trọng là hãy nhận thức được điều này càng sớm càng tốt.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 377 Xem / 11 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 84 Xem / 4 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 110 Xem / 3 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 235,428 Xem / 1,065 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 225 Xem / 13 Trả lời
  • Berkeley trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 65 Xem / 1 Trả lời
  • lapuma trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 507 Xem / 21 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên