[TradingView] Now_n_Future Script

[TradingView] Now_n_Future Script

[TradingView] Now_n_Future Script
* 10/5/2021: Giao dịch thực nghiệm với Now_n_Future #_4: INTC
=== Thông tin Ticker ===
* Mã Giao dịch: INTC
* Thị Trường: CFD cổ phiếu
* Đòn bẩy: x2
=== Các yếu tố thực hiện giao dịch thực nghiệm trên hệ thống Line ===
* Chart: W1
* Now_n_Future: đường Past, Future và Now đều xanh.
* Stochastic (10,3,3): %K đã rơi vào vùng quá bán, %D ở trạng thái bình thường.
* RSI (14) dưới mức 50 và ở trạng thái bình thường.
* Price Action Pattern: Trên chart tồn tại mẫu hình nến pin bar, đuôi dài hơn 2/3 thân, thân mỏng (giá đóng cửa sát bên dưới giá mở cửa), mũi ngắn.
=== Entry & Tp & Sl ===
* Entry: Buy ở giá thị trường mở cửa
* Tp: trailling theo đáy nến tuần của sóng đẩy bên trái sóng hồi nếu giao dịch diễn ra thuận lợi
* Sl: đặt bên dưới mẫu hình nến pin bar
=== Chart minh họa ===
chrome_awbAgmcrcs.png
 
Đường quá khứ là vị trí tương đối của chikou span so với chùm tenkan-sen, kijun-sen, và giá tại vị trí của chikou span, chùm 3 đường này hình thành một dãi băng, khi chikou span nằm trên dãi băng này thì đường quá khứ là màu xanh, nằm trong là màu xám, nằm dưới là màu đỏ, khi chikou span giao cắt với các biên dãi băng thì đường quá khứ sẽ có dấu chấm đánh dấu. Cái này mình có viết rõ trên tradingview rồi.
Khi một trực giác về cơ hội xuất hiện việc đầu tiên là mình cần sự ủng hộ của cả 3 đường quá khứ, hiện tại và tương lai thì mình mới tự tin triển khai kế hoạch cho cú trade sắp diễn ra.
Mình tóm tắt lại như vậy xem đúng không nhé, 3 đường quá khứ - hiện tại - tương lai chuyển xanh khi giá nằm trên tenkan, tekan > kijun > span A > Span B, đúng vậy ko bác ?
 
Mình tóm tắt lại như vậy xem đúng không nhé, 3 đường quá khứ - hiện tại - tương lai chuyển xanh khi giá nằm trên tenkan, tekan > kijun > span A > Span B, đúng vậy ko bác ?
3 đường này hoàn toàn độc lập.
Trong hệ thống Ichi thì mây Kumo (Kumo nghĩa là mây rồi nên mình sẽ ko dùng từ mây nữa) được tách làm 2. Ở bên phải nến hiện tại là Kumo tương lai. Đường tương lai thể hiện trạng thái mới nhất của Kumo tương lai, tức là xanh khi span A> span B, đỏ khi span A < span B không có xám.
Đường hiện tại thể hiện vị trí giá hiện tại với Kumo quá khứ, trên Kumo thì xanh, trong Kumo là xám, dưới Kumo là đỏ, ko phân biệt A>B hay A <B.
Đường quá khứ thể hiện trạng thái của đường Chikou Span với 3 đường giá, tenkan-sen, kijun-sen tại vị trí của Chikou Span, xanh khi Chikou cao nhất, đỏ khi thấp nhất, xám khi Chikou Span lẫn vào bên trong chùm 3 đường này.
 
3 đường này hoàn toàn độc lập.
Trong hệ thống Ichi thì mây Kumo (Kumo nghĩa là mây rồi nên mình sẽ ko dùng từ mây nữa) được tách làm 2. Ở bên phải nến hiện tại là Kumo tương lai. Đường tương lai thể hiện trạng thái mới nhất của Kumo tương lai, tức là xanh khi span A> span B, đỏ khi span A < span B không có xám.
Đường hiện tại thể hiện vị trí giá hiện tại với Kumo quá khứ, trên Kumo thì xanh, trong Kumo là xám, dưới Kumo là đỏ, ko phân biệt A>B hay A <B.
Đường quá khứ thể hiện trạng thái của đường Chikou Span với 3 đường giá, tenkan-sen, kijun-sen tại vị trí của Chikou Span, xanh khi Chikou cao nhất, đỏ khi thấp nhất, xám khi Chikou Span lẫn vào bên trong chùm 3 đường này.
cái chỗ chikou span khó hiểu quá bác, chikou là cái bóng của đường giá, sao nó lớn hơn đường giá hiện tại dc, bác so sánh được chikou là láy từ điểm nào thế ?
 
@ILOVETA ý nghĩa của 3 đường này được lấy cảm hứng từ bạn Kei (bằng tuổi mình) đã miêu tả về hệ thống ichimoku (đã được dịch trên TraderViet) đó là quan sát thị trường, ichimoku không phải là một hệ thống giao dịch, mà là một hệ thống quan sát các điểm cân bằng thị trường và các chu kỳ thời gian, mô hình 3 đường này chỉ là mình mô hình hóa cách đọc ichi của cá nhân mình và thấy nó khá thú vị nên mình mạo muội chia sẻ đến anh em tradingview và TraderViet. Hiện script này cũng đang rất được ưu ái, mình thấy rất vui nên mới tiến hành các giao dịch thực nghiệm với nó. Vẫn là khẩu quyết đó, khi trực giác về cơ hội xuất hiện (Long), nhưng không có sự ủng hộ của cả 3 đường này (đều xanh) thì mình sẽ bỏ qua trực giác đó :D
 
cái chỗ chikou span khó hiểu quá bác, chikou là cái bóng của đường giá, sao nó lớn hơn đường giá hiện tại dc, bác so sánh được chikou là láy từ điểm nào thế ?
Chikou so với giá tại vị trí chikou, với tenkan-sen tại vị trí chikou, với kijun-sen tại chikou.
Chính vì rất khó quan sát đồng thời cả giá và chikou ở chart quá khứ (khi đó bóng đã đè lên hình) nên mình mới thấy sự hữu ích của đường quá quá khứ trong công cụ này :)
Bạn có thể tìm hiểu về chikou trên TraderViet hoặc các clip của Kei.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chikou so với giá tại vị trí chikou, với tenkan-sen tại vị trí chikou, với kijun-sen tại chikou.
Chính vì rất khó quan sát đồng thời cả giá và chikou ở chart quá khứ (khi đó bóng đã đè lên hình) nên mình mới thấy sự hữu ích của đường quá quá khứ trong công cụ này :)
Bạn có thể tìm hiểu về chikou trên TraderViet hoặc các clip của Kei.
Mình có xem clip của Kei rồi cũng có từng nghiên cứu Ichimoku rồi, PP của bác là cách mà rất nhiều người dùng Ichimoku hay dùng vì nó rất mạnh xác suất thắng cao nhưng đó cũng là nhược điểm của nó, vì khi giá giảm sâu thì để thỏa mãn 3 đường cùng xanh là rất khó, hoặc khi thõa mãn thì giá cũng đã di chuyển dc đoạn dài rồi nên vào lệnh khá rủi ro nên mọi người hay dùng pullback, nhưng nhiều khi nó lại ko pullback, do 2 điểm yếu trên nên vô tình số setup vào lệnh sẽ giảm xuống và bỏ qua nhiều cơ hội trade, bác có thể nghiên cứu theo hướng là 1 TH là cả đường đều xanh và 1 số TH đặc biệt ko nhất thiết 3 đường đều xanh vẫn cho xác suất thắng cao và tìm tín hiệu cho trường hợp này
 
Mình có xem clip của Kei rồi cũng có từng nghiên cứu Ichimoku rồi, PP của bác là cách mà rất nhiều người dùng Ichimoku hay dùng vì nó rất mạnh xác suất thắng cao nhưng đó cũng là nhược điểm của nó, vì khi giá giảm sâu thì để thỏa mãn 3 đường cùng xanh là rất khó, hoặc khi thõa mãn thì giá cũng đã di chuyển dc đoạn dài rồi nên vào lệnh khá rủi ro nên mọi người hay dùng pullback, nhưng nhiều khi nó lại ko pullback, do 2 điểm yếu trên nên vô tình số setup vào lệnh sẽ giảm xuống và bỏ qua nhiều cơ hội trade, bác có thể nghiên cứu theo hướng là 1 TH là cả đường đều xanh và 1 số TH đặc biệt ko nhất thiết 3 đường đều xanh vẫn cho xác suất thắng cao và tìm tín hiệu cho trường hợp này
Chính xác, cái giao dịch thực nghiệm mới nhất của mình trên mã Intel đấy, như ảnh minh họa trước đó của mã Intel H1, trực giác Long của mình là vô cùng mạnh, nhưng cả 3 đường này chưa hoàn toàn ủng hộ mình. Phải có thứ gì đó thì mình mới có trực giác đó và cần phải điều tra làm rõ, kết quả là phát hiện ra vấn đề nằm ở chart W1 và có giao dịch số 4 như trên. Sự di chuyển qua lại giữa các time frame là kỹ năng bắt buộc phải luyện tập thật nhuần nhuyễn, mình đang luyện tập và cố gắng thực hiện trơn tru cái bộ cước pháp này. Lúc trước trên TraderViet mình có bác quangminh có thể di chuyển qua lại giữa 8 khung thời gian biểu đồ một cách thuần thục nên kèo bác ấy ra xác suất chốt dương là cực kỳ cao luôn, dạo này không thấy bác ấy ra kèo nữa :D
 
Chính xác, cái giao dịch thực nghiệm mới nhất của mình trên mã Intel đấy, như ảnh minh họa trước đó của mã Intel H1, trực giác Long của mình là vô cùng mạnh, nhưng cả 3 đường này chưa hoàn toàn ủng hộ mình. Phải có thứ gì đó thì mình mới có trực giác đó và cần phải điều tra làm rõ, kết quả là phát hiện ra vấn đề nằm ở chart W1 và có giao dịch số 4 như trên. Sự di chuyển qua lại giữa các time frame là kỹ năng bắt buộc phải luyện tập thật nhuần nhuyễn, mình đang luyện tập và cố gắng thực hiện trơn tru cái bộ cước pháp này. Lúc trước trên TraderViet mình có bác quangminh có thể di chuyển qua lại giữa 8 khung thời gian biểu đồ một cách thuần thục nên kèo bác ấy ra xác suất chốt dương là cực kỳ cao luôn, dạo này không thấy bác ấy ra kèo nữa :D
bác qua khung thời gian nhỏ là thấy nó 3 đường đều xanh ngay thôi, đây chỉ là 1 cách, bác có thể nghiên cứu thêm ;)
 
bác qua khung thời gian nhỏ là thấy nó 3 đường đều xanh ngay thôi, đây chỉ là 1 cách, bác có thể nghiên cứu thêm ;)
Mình thì luôn luôn tìm sự ủng hộ từ khung lớn, tức là khung hiện tại không ủng hộ thì phải đi lên khung lớn hơn chứ không phải đi xuống khung nhỏ hơn, cái này là quan điểm cá nhân của riêng mình :)
 
Mình thì luôn luôn tìm sự ủng hộ từ khung lớn, tức là khung hiện tại không ủng hộ thì phải đi lên khung lớn hơn chứ không phải đi xuống khung nhỏ hơn, cái này là quan điểm cá nhân của riêng mình :)
Khung thời gian lớn ủng hộ nó chỉ là "Ủng hộ" thôi bác hiểu ý tôi ko? ba khung thời gian lớn ủng hộ tăng nhưng khung thời gian nhỏ bác đang trade bị lỗ thì bác vẫn lỗ, cái khung thời gian bác đang trade mới là cái quyết định lợi nhuận của bác chứ không phải 3 khung thời gian lớn ủng hộ kia, nhưng việc 3 khung thời gian lớn ủng hộ khi nào dùng dc thì bác tự nghiên cứu nhé, tôi chỉ có thể gợi ý tới đây thôi :confused:
 
Khung thời gian lớn ủng hộ nó chỉ là "Ủng hộ" thôi bác hiểu ý tôi ko? ba khung thời gian lớn ủng hộ tăng nhưng khung thời gian nhỏ bác đang trade bị lỗ thì bác vẫn lỗ, cái khung thời gian bác đang trade mới là cái quyết định lợi nhuận của bác chứ không phải 3 khung thời gian lớn ủng hộ kia, nhưng việc 3 khung thời gian lớn ủng hộ khi nào dùng dc thì bác tự nghiên cứu nhé, tôi chỉ có thể gợi ý tới đây thôi :confused:
Hì, mình đã và đang trade mà, ví dụ cái trade mới nhất í, mình không trade ở khung cố định, mình trade bằng trực giác mà, khi có trực giác, mình đi tìm sự ủng hộ ở bất kỳ khung nào mà mình cảm thấy tự tin thì mình sẽ lên kế hoạch cho cú trade, mình không hề gò bó. Các hệ thống rule cố định mình đã thực nghiệm đều là do phần mềm macro tự động thực hiện và mình đóng vai là người ghi chép nhật ký không phải vai trader, trong 3 năm qua macro của mình chạy miệt mài, mình cũng code miệt mài, cũng ghi nhật ký miệt mài, mục đích không gì khác hơn là để hình thành trực giác, chỉ có trực giác của bản thân mới là thứ bản thân có thể tin tưởng tuyệt đối, và nếu muốn tránh được thảm họa từ trực giác sai lầm của chính mình thì không có cách gì khác ngoài luyện tập chăm chỉ và lên kế hoạch kỹ càng.
 
Tool Now_n_Future ở topic này nằm trong một hệ thống mô hình đường thẳng của mình, hệ thống đường thẳng này không có gì là cao siêu hay phức tạp, nó chỉ là mô hình hóa các thông tin mình lọc lại từ các indicator và các mẫu hình Price Action giúp mình tìm kiếm sự ủng hộ cũng như lên kế hoạch cho một cú trade. Trong đó Now_n_Future đóng vai trò quan trọng nhất.
chrome_cDAXy3uQXo.png
 
* 10/5/2021: Giao dịch thực nghiệm với Now_n_Future #_5: NKE
=== Thông tin Ticker ===
* Mã Giao dịch: NKE
* Thị Trường: CFD cổ phiếu
* Đòn bẩy: x5
=== Các yếu tố thực hiện giao dịch thực nghiệm trên hệ thống Line ===
* Chart: W1
* Now_n_Future: đường Past, Future và Now đều xanh.
* Stochastic (10,3,3): %K và %D phát sinh giao cắt vàng và đang ở trạng thái bình thường.
* RSI (14) trên mức 50 và ở trạng thái bình thường.
* Price Action Pattern: Trên chart tồn tại mẫu hình nến inside bar và nến breakout mẫu hình Inside bar
=== Entry & Tp & Sl ===
* Entry: Buy sau khi nến phá vỡ hoàn tất dẫn đến giao cắt vàng ở Stochastic (10,3,3)
* Tp: trailling theo đỉnh nến tuần nếu giao dịch diễn ra thuận lợi
* Sl: đặt bên dưới đáy thanh nến breakout.
=== Chart minh họa ===
chrome_28qgaf5fZv.png
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cho mình hỏi làm sao để thêm mấy cái indicator RSI, Stoch cho giống như hình của bạn vậy?
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên