Triết gia Plato dạy gì cho các Trader

Triết gia Plato dạy gì cho các Trader

Triết gia Plato dạy gì cho các Trader
Triết gia Plato sinh năm 427 TCN. Thời đó tất nhiên chưa có các sản phẩm tài chính như hiện giờ để ông trade và dạy ta về phân tích kỹ thuật. Và dĩ nhiễn cũng không phải về quản lí tiền trong trading. Tuy nhiên, với những ai đang chật vật trong việc kiểm soát tâm lí thì Plato sẽ cung cấp cho các bạn những chỉ dẫn tuyệt vời để làm căn cứ quản lí được cảm xúc của mỗi trader mỗi khi trade. Trong bài việt này, vì nhận thức về những gì triết gia Plato viết còn hạn chế nên người viết sẽ viết dựa trên những hiểu biết đơn giản của bản thân kết hợp với những lần người viết bị sấp mặt vì không quản lý được cảm xúc gây ra. Luận điểm cụ thể như sau:

Cơ thể chúng ta được chia làm 2 mặt: thể xác và tâm trí. Mặt thể xác thì đơn giản và dễ hiểu rồi. Còn về tâm trí thì sao? Triết gia Plato chia tâm trí làm 3 phần riêng biệt khác nhau:

1. Lý trí: là phần đẹp đẽ nhất trong con người chúng ta, lý trí luôn hợp lí, luôn sang suốt, ngay thẳng, logic và toàn bích

2. Tinh thần: là biểu hiện về tính cách trong con người của chúng ta với các cặp đối lập như tò mò/dửng dung, vui vẻ/ buồn chán, lạc quan/bi quan…

3. Tâm lý: là phần biểu hiện khát khao hay mong muốn của chúng ta.

Tại sao lại có thể phân ra 3 trạng thái về tâm trí như vậy được? Các bạn quan sát những đứa trẻ, chúng chưa có lí trí nhưng chúng sở đắc về tinh thần hay tâm lý, khi khát muốn uống nước chúng có thể khóc lên để ta có thể nhận ra là chúng khát. Chúng có thể vui hay buồn mà ta có thể quan sát được. Khi lớn lên thì thông qua học hỏi chúng xây dựng nên tri thức, tri thức hợp lí được chúng cài đặt trong tâm trí tạo nên lí trí của mình. Ví dụ khi khát nước chúng có thể buộc tâm trí đi tìm nước uống hay đơn giản nói với mẹ chúng là nó đang khát nước để mẹ nó rót cho.

Một tâm trí hoạt động đúng chức năng là khi:
- Phần lý trí sang suốt sẽ lãnh đạo tinh thần và tâm lý
- Lý trí và tinh thần sẽ phối hợp cùng nhau để quản lý tâm lý
- Lý trí, tinh thần và tâm lý phải hoạt động đúng với các nhiệm vụ của nó.

Thực tế giao dịch các bạn sẽ gặp 1 số trường hợp sau, người viết cũng xin diễn giải những diễn biến tâm lí cụ thể đằng sau nó theo thiển ý của người viết:

1. Các bạn tò mò xem chart/giá cả ngày: ở đây tinh thần tò mò cao độ với diễn biến của giá, bạn luôn tự hỏi giá đang chạy như thế nào rồi, giá hiện giờ là bao nhiêu rồi. Chính vì sự tò mò như vậy nên bạn mở chart ra xem. Khi mở chart ra thì sẽ gây ra trạng thái tâm lý tham lam/sợ hãi. Mở chart càng nhiều thì trạng thái greed/fear càng nhiều. Ở đây, rõ rang các bạn không được dẫn dắt bởi lí trí toàn bích mà lại để cho tinh thần tò mò dẫn dắt. Tiếp đó là trạng thái tâm lí tham lam/sợ hãi dẫn dắt toàn bộ tâm trí bạn. Chính vì lí do này, bạn đã đi ra khỏi vùng lí trí kiểm soát tâm lí của chính mình mà không hay biết.

Phải làm sao: đối nghịch với tò mò là dửng dưng, các bạn có thể sử dụng trạng thái tinh thần này để áp dụng. Tất nhiên những lúc như thế này bạn phải triệu hồi lí trí để nó thực hiện chức năng lãnh đạo, không cho tinh thần có cơ hội để tò mò. Ông Buffer hay ông Soros cũng chẳng bao giờ tò mò và đủ thời gian để ngồi ngó chart suốt nguyên ngày. Bạn cần có quan niệm này, vì nó luôn đúng để có thể bắt buộc tâm trí không tò mò mà ngó chart cả ngày.

2. FOMO(fear of missing out): Ngay cái tên đã cho thấy sự kiểm soát của phần tâm lý sợ hãi lúc bạn vào lệnh. Lúc này lí trí toàn bích bị bạn cho ra rìa. Kịch bản cụ thể như sau: bạn xem chart và giá đang đi nhanh theo hướng bạn đã dự đoán, nhưng quá xa so với điểm vào tiềm năng mà bạn đã định. Lúc này thì tâm trí hướng tới việc sợ mất cơ hội cũng như bị kích thích về việc dự đoán đúng của mình(tự mãn). Bạn vào lệnh ngay lập tức mà không suy nghĩ nhiều. Boom, bạn không tiếp tục kiểm soát được cảm xúc của mình và đã để cho phần tâm lí FOMO lãnh đạo tâm trí mình thay vì để cho lí trí dẫn dắt.

Phải làm sao: Lí trí lúc này phải được huy động để nhận ra hiệu ứng FOMO ngay lập tức để bỏ qua cơ hội này hoặc setup 1 lệnh limit để có được điểm vào tốt hơn nếu giá hồi phục. Sau đó đóng chart ngay lập tức để phần lí trí có thời gian, không gian tìm ra các hành động hợp lí tiếp theo.

3. Tự mãn: thắng lớn gây tự mãn, thắng nhiều gây tự mãn hay thậm chí chỉ dự đoán đúng hướng đi tiếp theo của thị trường cũng có thể gây tự mãn. Trạng thái tinh thần này len lỏi khắp mọi nơi trong tâm trí khiến người bệnh dính phải nó đau đơn khôn nguôi khi hậu quả nó xảy ra. Nó có thể là vui quá trớn khi thắng, lạc quan quá đà khi đang đúng liên tiếp. Nghe cái tên thôi đã biết lúc này ai đang dẫn dắt tâm trí bạn, đó chính là trang thái tinh thần(vui quá đà, lạc quan lệch lạc hay kiêu căng, ngạo mạn), thứ gì cũng đúng và gặp trường hợp này thì chỉ vài ba bữa là Ngài thị trường sẽ đá đít dìm xuống bể sâu đau khổ ngay tắp lự.

Phải làm sao: lúc này bạn đang thắng, bạn có quyền tự hào về thành quả của mình và hãy tận hưởng nó cho đến khi lí trí lấy lại được quyền kiểm soát của mình. Nếu vẫn còn thấy dư âm của việc thắng lớn, thắng liên tục thì chớ nên vào lệnh vì lúc đó tinh thần đang ra lệnh toàn bộ tâm trí chứ không phải lí trí. Nên nhớ, đối với người chuyên nghiệp thì thắng lớn hay thua đúng cũng chẳng ảnh hưởng tẹo nào đển tâm lí của họ.

4. Thua quá hóa sợ: đối ngược với trạng thái tự mãn ở trên, lúc này nhà giao dịch đang thua liển xiển, họ thậm chí còn sợ vô lệnh nữa vì vô lệnh có thể thua tiếp. Lúc này tâm lí sợ thua đang chiếm lĩnh toàn bộ tâm trí. Và việc thua tiếp là điều đương nhiên vì tâm trí bạn đang bị tâm lí sợ thua lãnh đạo hoàn toàn.

Phải làm sao: tất nhiên tắt máy và đi nghỉ ngơi, thư giãn vài ba ngày hoặc lâu hơn cho tới khi nào lí trí trở lại lãnh đạo quần hung. Trong thời gian đó phải suy nghĩ thật kĩ về các việc làm tội lỗi mà tâm lí đã gây ra cho bản thân. Khóa chặt nó để nó không có cơ hội trong tương lai.

Kết luận: còn nhiều vấn đề nữa mà việc phân quyền lãnh đạo tâm trí không đúng chức năng đã gây ra vô số bi thương cho các trader. Một số trader dễ dàng tuân thủ các quy tắc thành công trong nghiệp trading hơn những trader khác, và họ dễ dàng thành công hơn. Một số khác thì vẫn nhận biết được rõ rang các quy tắc thành công trong trading nhưng để áp dụng thì quá khó, bởi vì trong sâu thẵm tâm hồn của họ, họ chưa tin tưởng hoàn toàn vào các quy tắc đó nên khi áp dụng thì gây ra mâu thuẫn giữa các thành phần trong tâm trí với nhau, kết quả là hành động không thống nhất và nhất quán. Người viết tất nhiên nằm trong số những người biết mà không thực sự tin hoàn toàn.

Bởi vậy, là 1 trader không có tài năng thiên bẩm để thực hành các quy tắc trong trading thì việc duy nhất mà chúng ta có thể làm là học hỏi và học hỏi. Học cho tới khi nào các quy tắc đó trở thành hoa tiêu cho nghiệp trading của mỗi trader. Học xong thì việc tiếp theo là thực hiện nhất quán trong suốt nghiệp trading là điều bắt buộc. Những điều bản thân người viết vừa viết ra là những điều ngộ ra từ những luận điểm trong tác phẩm triết học “Cộng hòa” của triết gia Plato, tất nhiên được viết theo những suy nghĩ đơn giản của người viết. Nếu các bạn có ý định tìm hiểu sâu hơn về những vấn đề trên, các bạn có thể đón đọc tác phẩm “Cộng hòa”, người viết tin chắc rằng các bạn sẽ ngộ ra được rất nhiều điều không chỉ về phạm vi trading mà còn nhiều vấn đề khác của cuộc sống.
 

Giới thiệu sách Trading hay
Nhật Ký Giao Dịch Thực Chiến của Phù Thủy Thị trường Tài Chính

Sách chia sẻ 05 tháng giao dịch thực tế trên thị trường tài chính, sử dụng Price Action và Mô hình Biểu đồ của Phù thủy trader Peter Brandt, người có gần 50 năm kinh nghiệm trading và đạt lợi nhuận bình quân 68% lợi nhuận mỗi năm
Triết gia Plato sinh năm 427 TCN. Thời đó tất nhiên chưa có các sản phẩm tài chính như hiện giờ để ông trade và dạy ta về phân tích kỹ thuật. Và dĩ nhiễn cũng không phải về quản lí tiền trong trading. Tuy nhiên, với những ai đang chật vật trong việc kiểm soát tâm lí thì Plato sẽ cung cấp cho các bạn những chỉ dẫn tuyệt vời để làm căn cứ quản lí được cảm xúc của mỗi trader mỗi khi trade. Trong bài việt này, vì nhận thức về những gì triết gia Plato viết còn hạn chế nên người viết sẽ viết dựa trên những hiểu biết đơn giản của bản thân kết hợp với những lần người viết bị sấp mặt vì không quản lý được cảm xúc gây ra. Luận điểm cụ thể như sau:
Cơ thể chúng ta được chia làm 2 mặt: thể xác và tâm trí. Mặt thể xác thì đơn giản và dễ hiểu rồi. Còn về tâm trí thì sao? Triết gia Plato chia tâm trí làm 3 phần riêng biệt khác nhau:
1. Lý trí: là phần đẹp đẽ nhất trong con người chúng ta, lý trí luôn hợp lí, luôn sang suốt, ngay thẳng, logic và toàn bích
2. Tinh thần: là biểu hiện về tính cách trong con người của chúng ta với các cặp đối lập như tò mò/dửng dung, vui vẻ/ buồn chán, lạc quan/bi quan…
3. Tâm lý: là phần biểu hiện khát khao hay mong muốn của chúng ta.
Tại sao lại có thể phân ra 3 trạng thái về tâm trí như vậy được? Các bạn quan sát những đứa trẻ, chúng chưa có lí trí nhưng chúng sở đắc về tinh thần hay tâm lý, khi khát muốn uống nước chúng có thể khóc lên để ta có thể nhận ra là chúng khát. Chúng có thể vui hay buồn mà ta có thể quan sát được. Khi lớn lên thì thông qua học hỏi chúng xây dựng nên tri thức, tri thức hợp lí được chúng cài đặt trong tâm trí tạo nên lí trí của mình. Ví dụ khi khát nước chúng có thể buộc tâm trí đi tìm nước uống hay đơn giản nói với mẹ chúng là nó đang khát nước để mẹ nó rót cho.
Một tâm trí hoạt động đúng chức năng là khi:
- Phần lý trí sang suốt sẽ lãnh đạo tinh thần và tâm lý
- Lý trí và tinh thần sẽ phối hợp cùng nhau để quản lý tâm lý
- Lý trí, tinh thần và tâm lý phải hoạt động đúng với các nhiệm vụ của nó.
Thực tế giao dịch các bạn sẽ gặp 1 số trường hợp sau, người viết cũng xin diễn giải những diễn biến tâm lí cụ thể đằng sau nó theo thiển ý của người viết:
1. Các bạn tò mò xem chart/giá cả ngày: ở đây tinh thần tò mò cao độ với diễn biến của giá, bạn luôn tự hỏi giá đang chạy như thế nào rồi, giá hiện giờ là bao nhiêu rồi. Chính vì sự tò mò như vậy nên bạn mở chart ra xem. Khi mở chart ra thì sẽ gây ra trạng thái tâm lý tham lam/sợ hãi. Mở chart càng nhiều thì trạng thái greed/fear càng nhiều. Ở đây, rõ rang các bạn không được dẫn dắt bởi lí trí toàn bích mà lại để cho tinh thần tò mò dẫn dắt. Tiếp đó là trạng thái tâm lí tham lam/sợ hãi dẫn dắt toàn bộ tâm trí bạn. Chính vì lí do này, bạn đã đi ra khỏi vùng lí trí kiểm soát tâm lí của chính mình mà không hay biết.
Phải làm sao: đối nghịch với tò mò là dửng dưng, các bạn có thể sử dụng trạng thái tinh thần này để áp dụng. Tất nhiên những lúc như thế này bạn phải triệu hồi lí trí để nó thực hiện chức năng lãnh đạo, không cho tinh thần có cơ hội để tò mò. Ông Buffer hay ông Soros cũng chẳng bao giờ tò mò và đủ thời gian để ngồi ngó chart suốt nguyên ngày. Bạn cần có quan niệm này, vì nó luôn đúng để có thể bắt buộc tâm trí không tò mò mà ngó chart cả ngày.
2. FOMO(fear of missing out): Ngay cái tên đã cho thấy sự kiểm soát của phần tâm lý sợ hãi lúc bạn vào lệnh. Lúc này lí trí toàn bích bị bạn cho ra rìa. Kịch bản cụ thể như sau: bạn xem chart và giá đang đi nhanh theo hướng bạn đã dự đoán, nhưng quá xa so với điểm vào tiềm năng mà bạn đã định. Lúc này thì tâm trí hướng tới việc sợ mất cơ hội cũng như bị kích thích về việc dự đoán đúng của mình(tự mãn). Bạn vào lệnh ngay lập tức mà không suy nghĩ nhiều. Boom, bạn không tiếp tục kiểm soát được cảm xúc của mình và đã để cho phần tâm lí FOMO lãnh đạo tâm trí mình thay vì để cho lí trí dẫn dắt.
Phải làm sao: Lí trí lúc này phải được huy động để nhận ra hiệu ứng FOMO ngay lập tức để bỏ qua cơ hội này hoặc setup 1 lệnh limit để có được điểm vào tốt hơn nếu giá hồi phục. Sau đó đóng chart ngay lập tức để phần lí trí có thời gian, không gian tìm ra các hành động hợp lí tiếp theo.
3. Tự mãn: thắng lớn gây tự mãn, thắng nhiều gây tự mãn hay thậm chí chỉ dự đoán đúng hướng đi tiếp theo của thị trường cũng có thể gây tự mãn. Trạng thái tinh thần này len lỏi khắp mọi nơi trong tâm trí khiến người bệnh dính phải nó đau đơn khôn nguôi khi hậu quả nó xảy ra. Nó có thể là vui quá trớn khi thắng, lạc quan quá đà khi đang đúng liên tiếp. Nghe cái tên thôi đã biết lúc này ai đang dẫn dắt tâm trí bạn, đó chính là trang thái tinh thần(vui quá đà, lạc quan lệch lạc hay kiêu căng, ngạo mạn), thứ gì cũng đúng và gặp trường hợp này thì chỉ vài ba bữa là Ngài thị trường sẽ đá đít dìm xuống bể sâu đau khổ ngay tắp lự.
Phải làm sao: lúc này bạn đang thắng, bạn có quyền tự hào về thành quả của mình và hãy tận hưởng nó cho đến khi lí trí lấy lại được quyền kiểm soát của mình. Nếu vẫn còn thấy dư âm của việc thắng lớn, thắng liên tục thì chớ nên vào lệnh vì lúc đó tinh thần đang ra lệnh toàn bộ tâm trí chứ không phải lí trí. Nên nhớ, đối với người chuyên nghiệp thì thắng lớn hay thua đúng cũng chẳng ảnh hưởng tẹo nào đển tâm lí của họ.
4. Thua quá hóa sợ: đối ngược với trạng thái tự mãn ở trên, lúc này nhà giao dịch đang thua liển xiển, họ thậm chí còn sợ vô lệnh nữa vì vô lệnh có thể thua tiếp. Lúc này tâm lí sợ thua đang chiếm lĩnh toàn bộ tâm trí. Và việc thua tiếp là điều đương nhiên vì tâm trí bạn đang bị tâm lí sợ thua lãnh đạo hoàn toàn.
Phải làm sao: tất nhiên tắt máy và đi nghỉ ngơi, thư giãn vài ba ngày hoặc lâu hơn cho tới khi nào lí trí trở lại lãnh đạo quần hung. Trong thời gian đó phải suy nghĩ thật kĩ về các việc làm tội lỗi mà tâm lí đã gây ra cho bản thân. Khóa chặt nó để nó không có cơ hội trong tương lai.
Kết luận: còn nhiều vấn đề nữa mà việc phân quyền lãnh đạo tâm trí không đúng chức năng đã gây ra vô số bi thương cho các trader. Một số trader dễ dàng tuân thủ các quy tắc thành công trong nghiệp trading hơn những trader khác, và họ dễ dàng thành công hơn. Một số khác thì vẫn nhận biết được rõ rang các quy tắc thành công trong trading nhưng để áp dụng thì quá khó, bởi vì trong sâu thẵm tâm hồn của họ, họ chưa tin tưởng hoàn toàn vào các quy tắc đó nên khi áp dụng thì gây ra mâu thuẫn giữa các thành phần trong tâm trí với nhau, kết quả là hành động không thống nhất và nhất quán. Người viết tất nhiên nằm trong số những người biết mà không thực sự tin hoàn toàn.
Bởi vậy, là 1 trader không có tài năng thiên bẩm để thực hành các quy tắc trong trading thì việc duy nhất mà chúng ta có thể làm là học hỏi và học hỏi. Học cho tới khi nào các quy tắc đó trở thành hoa tiêu cho nghiệp trading của mỗi trader. Học xong thì việc tiếp theo là thực hiện nhất quán trong suốt nghiệp trading là điều bắt buộc. Những điều bản thân người viết vừa viết ra là những điều ngộ ra từ những luận điểm trong tác phẩm triết học “Cộng hòa” của triết gia Plato, tất nhiên được viết theo những suy nghĩ đơn giản của người viết. Nếu các bạn có ý định tìm hiểu sâu hơn về những vấn đề trên, các bạn có thể đón đọc tác phẩm “Cộng hòa”, người viết tin chắc rằng các bạn sẽ ngộ ra được rất nhiều điều không chỉ về phạm vi trading mà còn nhiều vấn đề khác của cuộc sống.
Bài hay, nhưng đọc xong thì mình vẫn chưa rõ với cách phân loại vậy thì chức năng của lý trí phải thông qua cái gì để đi tới nhận thức, và khả năng nhận thức được hỗ trợ từ đâu?
 
vậy theo các bạn. Làm thế nào để tăng trưởng, phát triển và làm mạnh lý trí?
 
Bài hay, nhưng đọc xong thì mình vẫn chưa rõ với cách phân loại vậy thì chức năng của lý trí phải thông qua cái gì để đi tới nhận thức, và khả năng nhận thức được hỗ trợ từ đâu?
Mình viết về lí trí, tinh thần và tâm lí nó hơi trừu tượng. Nếu lấy ví dụ về 1 công ty thì sẽ dễ hình dung hơn. Ở trong 1 công ty thì có Ban giám đốc, các vị trí cấp trung thừa hành(như trưởng phòng, phó phòng...) và nhân viên. Lí trí tương đương với Ban giám đốc, tinh thần tương đương với các vị trí cấp trung thừa hành và nhân viên tương đương với tâm lý. Cơ chế hoạt động đúng như sau:
- Ban giám đốc sẽ lãnh đạo các vị trí cấp trung thừa hành và nhân viên==>Phần lý trí sáng suốt sẽ lãnh đạo tinh thần và tâm lý
- Ban giám đốc và các vị trí cấp trung thừa hành sẽ phối hợp với nhau để quản lý nhân viên==> Lý trí và tinh thần sẽ phối hợp cùng nhau để quản lý tâm lý
- Ban giám đốc, cấp trung thừa hành và nhân viên sẽ phải làm việc với đúng chức năng của mình==> Lý trí, tinh thần và tâm lý phải hoạt động đúng với các nhiệm vụ của nó.
Để 1 công ty hoạt động hoàn hảo, bắt buộc công ty đó phải có cả 3 đặc điểm trên. Nhân viên hay cấp trung thừa hành không thể đại diện để lãnh đạo công ty, Ban giám đốc không thể vừa điều hành công ty lại vừa thực hiện công việc của nhân viên. Nếu chỉ 1 trong 3 việc trên xảy ra thì công ty tất nhiên sẽ loạn. Và sự việc tương tự cũng như đối với tâm trí vậy.
Mỗi công ty đều có những sản phẩm của mình, cũng như theo mình nhận thức là sản phẩm của tâm trí. Lãnh đạo tốt, thừa hành tốt và nhân viên tốt thực hiện đúng chức năng sẽ tạo ra sản phẩm tốt. Tương ứng với lí trí tốt, tinh thần tốt và tâm lí tốt thực hiện đúng chức năng sẽ tạo ra nhận thức tốt. Có nhận thức tốt thì sẽ cải thiện được kết quả của mình, trong trading cũng vậy.
Thân mến!
 
Mình viết về lí trí, tinh thần và tâm lí nó hơi trừu tượng. Nếu lấy ví dụ về 1 công ty thì sẽ dễ hình dung hơn. Ở trong 1 công ty thì có Ban giám đốc, các vị trí cấp trung thừa hành(như trưởng phòng, phó phòng...) và nhân viên. Lí trí tương đương với Ban giám đốc, tinh thần tương đương với các vị trí cấp trung thừa hành và nhân viên tương đương với tâm lý. Cơ chế hoạt động đúng như sau:
- Ban giám đốc sẽ lãnh đạo các vị trí cấp trung thừa hành và nhân viên==>Phần lý trí sáng suốt sẽ lãnh đạo tinh thần và tâm lý
- Ban giám đốc và các vị trí cấp trung thừa hành sẽ phối hợp với nhau để quản lý nhân viên==> Lý trí và tinh thần sẽ phối hợp cùng nhau để quản lý tâm lý
- Ban giám đốc, cấp trung thừa hành và nhân viên sẽ phải làm việc với đúng chức năng của mình==> Lý trí, tinh thần và tâm lý phải hoạt động đúng với các nhiệm vụ của nó.
Để 1 công ty hoạt động hoàn hảo, bắt buộc công ty đó phải có cả 3 đặc điểm trên. Nhân viên hay cấp trung thừa hành không thể đại diện để lãnh đạo công ty, Ban giám đốc không thể vừa điều hành công ty lại vừa thực hiện công việc của nhân viên. Nếu chỉ 1 trong 3 việc trên xảy ra thì công ty tất nhiên sẽ loạn. Và sự việc tương tự cũng như đối với tâm trí vậy.
Mỗi công ty đều có những sản phẩm của mình, cũng như theo mình nhận thức là sản phẩm của tâm trí. Lãnh đạo tốt, thừa hành tốt và nhân viên tốt thực hiện đúng chức năng sẽ tạo ra sản phẩm tốt. Tương ứng với lí trí tốt, tinh thần tốt và tâm lí tốt thực hiện đúng chức năng sẽ tạo ra nhận thức tốt. Có nhận thức tốt thì sẽ cải thiện được kết quả của mình, trong trading cũng vậy.
Thân mến!
giải thích vậy cũng hay, nhưng mình lại thấy thêm nhiều thắc mắc hơn nữa là nếu dựa theo cách giải thích của bạn thì mỗi ban bệ là một thành phần trong một thực thể là cái cty; cũng vậy lý trí, tinh thần và tâm lý được xẻ ra thành các thành phần và thực thể là cái cơ thể của bạn đi và nó chứa các thành phần đấy( ví dụ vậy, hay bạn còn có thực thể nào khác nữa không thì mình không rõ). Câu chuyện ở đây là tính cấp bậc của các thành phần bạn phân ra, trong đấy lý trí đứng đầu và đóng vài trò dẫn dắt để tinh thần và tâm lý hoạt động đúng chức năng của mình, có vậy lý trí mới ổn được. Nhận thức là cái kết quả do lý trí , tinh thần và tâm lý tạo ra; nếu giải thích theo lối vậy thì mình hiểu là các thành phần mang tính chất độc lập và chịu sự kiểm soát của cấp cao nhất/ chấp hành hay thừa hành lệnh của cấp cao nhất đề ra theo nhiệm vụ của nó; khi tất cả hoạt động đúng nhiệm vụ của nó tự dưng nó sẽ cho ra kết quả tốt=sản phẩm và đấy là sự nhận thức. Qua đấy nảy sinh thêm ra câu hỏi vậy nhiệm vụ của lý trí là gì và từ đâu nhiệm vụ này được sinh ra? Chức năng nào dẫn tinh thần tới sự phải chấp hành sự kiểm soát của lý trí và vai trò của tâm lý sẽ phải làm gì với hai thành phần này?
Nếu bạn đưa ví dụ cty với ban bệ ra để mô phỏng /giải thích cái trừu tượng là tinh thần và tâm lý cũng như khái niệm lý trí làm mình tự dưng giờ đứng trong ngõ cụt và hỏi, lỡ mai tinh thần tạo phản đá ban giám đốc xuống, ai lên làm ban giám đốc mới hay có sự hoán đối lúc đấy là tinh thần biến mình thành lý trí và lý trí thành tinh thần để đi thừa hành cái tinh thần mới được nâng cấp lên thành lý trí muốn và anh tâm lý lúc đấy làm gì?
Đặt giả thiết nó là vậy đi thì tính lập trình nào dẫn tới sự thay đổi là lúc đấy tinh thần nghĩ/hành động như anh lý trí và cũng vậy với các thành phần kia?
Ngồi nói vui chút và thử đặt ra giả thiết là nếu một cá nhân nào đấy có một tinh thần nhục dục thiếu mặn mà dẫn tới tâm sinh lý không đoái hoài nhiều tới việc này, trong khi anh lý trí nói Ngọc Trinh được đấy nhưng tinh thần vẫn không chịu, hay nôm na nói là trên bảo dưới không nghe, vậy câu chuyện tiếp theo là gì?
 

BÌNH LUẬN MỚI NHẤT

  • Mạc An trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 96 Xem / 6 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 0 Xem / 3 Trả lời
  • Huan2051 trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 295,972 Xem / 1,400 Trả lời
  • Pon911 trong Kiến thức Trading - Kinh nghiệm Trading 3,812 Xem / 4 Trả lời
  • Quíc Óp trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 317 Xem / 2 Trả lời
  • DuongHuy trong Phân tích Forex - Vàng - Hàng hóa 320 Xem / 11 Trả lời
  • AdBlock Detected

    We get it, advertisements are annoying!

    Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

    Back
    Bên trên