Trong lúc đang giao dịch, trader nên đối xử với tỷ lệ Risk: Reward như thế nào cho khôn ngoan?

Trong lúc đang giao dịch, trader nên đối xử với tỷ lệ Risk: Reward như thế nào cho khôn ngoan?

Trong lúc đang giao dịch, trader nên đối xử với tỷ lệ Risk: Reward như thế nào cho khôn ngoan?

Le Hue Truong

Editor
Trial mod
7,294
32,447
Xin chào cả nhà!

Trước khi thực hiện một giao dịch nào đó, các bạn có thường xuyên kiểm tra về tỷ lệ risk:reward (rủi ro : phần thưởng) của mình không? Nếu có, thật tốt! Nhưng bạn có thói quen dời stop loss hoặc take profit của mình chỉ để đáp ứng đúng với tỷ lệ R:R mong muốn? Chà, cái này thì không tốt cho lắm!

Trong bài viết, mình sẽ liệt kê ra một số sai lầm phổ liên quan đến tỷ lệ risk:reward cũng như một số mẹo để các bạn không mắc phải các sai lầm đó nữa nhé!

Tỷ lệ risk:reward trong giao dịch Forex là số pip mà bạn chấp chận rủi ro nếu giá chạm đến điểm dừng lỗ so với số pip mà bạn sẽ thu được nếu giá chạm đến điểm chốt lời.

Trader-nen-doi-xu-voi-ty-le-risk-reward-nhu-the-nao-TraderViet0.jpg

Tối ưu nhất, phần thưởng phải lớn gấp 3 lần rủi ro. Tuy nhiên một tỷ lệ R:R là 1:2 cũng khá OK rồi. Về lý thuyết thì một tỷ lệ R:R càng tốt sẽ đồng nghĩa với việc bạn cần ít trade thắng hơn để trở thành một trader có lợi nhuận. Đây là trong giả định bạn không chốt lời trước khi giá chạm điểm chốt lời, và hy vọng bạn cũng không dời stop loss của mình, bời vì điều này còn nguy hiểm hơn nhiều... Đừng dời điểm dừng lỗ của mình!

Vậy là bây giờ bạn đã nhận thức về tỷ lệ risk:reward cũng như biết cách kết hợp nó vào hệ thống của mình rồi. Tuyệt!

Nhưng vấn đề sẽ xuất hiện khi bạn cảm thấy tay chân "ngứa ngáy" trong lúc thực hiện giao dịch, mình đảm bảo! Điều này xảy ra với hầu hết các trader, và xảy ra không ít lần.

Vậy giả sử, bạn đã sử dụng hệ thống giao dịch của mình để tìm ra một trade tìm năng. Và bây giờ, qua những tính toán đơn giản, bạn có thể xác định được tỷ lệ R:R phù hợp cho riêng mình. Nhưng thật không may, bạn nhận ra tỷ lệ risk:reward không đẹp như mục tiêu của bạn, bạn sẽ làm gì?

1. Bóp điểm dừng lỗ lại?


Trader-nen-doi-xu-voi-ty-le-risk-reward-nhu-the-nao-TraderViet1.png


Sai! Điều này tuy sẽ cải thiện tỷ lệ risk:reward của bạn (giảm mức thua lỗ tiềm năng), nhưng nếu cặp tiền đảo chiều (chỉ là sau khi chạm stop loss bạn đã điều chỉnh), thì chẳng phải bạn đã bị lỗ "oan" rồi hay sao?

Trong trading, chuyện lên xuống đố ai mà lường được, thế nên, chúng ta phải chơi theo luật xác suất, phải chấp nhận chuyện thua lỗ như một phần của trò chơi, và phải nhất quán theo kế hoạch đã vạch ra. Việc dời stop loss đi lung tung sẽ khiến bạn bị lung lay trong tư tưởng và tệ hơn là gánh chịu những tổn thất không đáng có vì không để cho giá có không gian điều chỉnh!

2. Nới rộng điểm chốt lời?


Trader-nen-doi-xu-voi-ty-le-risk-reward-nhu-the-nao-TraderViet2.jpeg


Sai! Điều này cũng sẽ cải thiện tỷ lệ risk:reward của bạn (tăng mức lợi nhuận tiềm năng), nhưng nếu hệ thống của bạn đã bung hết sức của nó trước khi bạn điều chỉnh lại tỷ lệ R:R của mình, thì chẳng phải bạn vừa đánh mất cơ hội chốt lời của mình rồi hay sao?

Một lần nữa, sự không chắc chắn là tính chất của trading, mình xin được nhắc lại điều đó. Trong khi nếu để lòng tham chen vào quá trình giao dịch thì nó sẽ khiến bạn càng gia tăng tính không chắc chắn của trading (bởi chừng nào chúng ta chưa chốt lời thì còn chưa biết liệu lợi nhuận kia có thực sự vào túi của mình hay không). Cho nên, bài học ở đây là, hãy xác định đúng xu hướng và đặt chốt lời ở lúc xu hướng còn đang trong đà mạnh nhất. Còn mọi tình huống khác, bạn đừng can thiệp vào!

3. Bỏ đi?


Trader-nen-doi-xu-voi-ty-le-risk-reward-nhu-the-nao-TraderViet3.gif

Đây là điều mà trader chúng ta nên làm! Hệ thống của bạn xác định ra một setup xịn sò, nhưng tiếc thay là tỷ lệ R:R quá kém? Hãy cứ bỏ đi. Nếu trade này chỉ là không đủ tốt, thì các giao dịch khác phù hợp với hệ thống của bạn và cung cấp một tỷ lệ R:R tốt sẽ bù đắp cho trade kia mà thôi!

Trader chỉ nên "động thủ" ở giai đoạn tiền và hậu trading, tức là trước lúc vào lệnh và sau lúc thoát lệnh, còn lúc đang ôm lệnh thì tuyệt đối không nên, trừ phi giao dịch vào lúc tin ra mà mình không biết trước đó! Mọi quyết định chỉ có thể trở nên logic và hợp lý khi chúng ta tách cảm xúc ra quá trình ấy, và liệu bạn có cam kết sẽ kiểm soát được cảm xúc của mình trong lúc nhìn lệnh lên xuống liên tục hay không? Hay là bạn sẽ để cho sự phấn khích hoặc hận thù hoặc tham lam hoặc nuối tiếc lần lượt lên ngôi? Mình không phải là bạn, nên mình không dám chắc, nhưng nghiên cứu cho thấy 95% trader là thua lỗ, và nguyên nhân chính chắc không thể nào không nhắc đến tâm lý giao dịch được rồi...

Lời kết


"Don't risk your reward" (Đừng mạo hiểm đi phần thưởng của mình, bạn nhé!)

Nguồn: forexcrunch
Nếu thấy bài viết này hay và hữu ích thì đừng quên THẢ TIM, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ mình nhiều hơn nữa nhé!! Nice day cả nhà ;););)

:):) Giới thiệu SÁCH MỚI về MÔ HÌNH BIỂU ĐỒ cho anh em: https://bit.ly/mo-hinh-bieu-do-1
[TBODY] [/TBODY]
 

Giới thiệu sách Trading hay
Thực Hành Phân tích Fibonacci

Tác giả sách là cựu trader quản lý quỹ kiêm học giả CMT. Sách đoạt giải và được xuất bản bởi Bloomberg Press. Sách khái quát từ cơ bản đến chuyên sâu về FIbonacci Trading
Chỉnh sửa lần cuối:
Chả có giới hạn nào cho bản thân để kiếm lợi nhuận lớn cả...
 
Theo cách của mình là khi lệnh vào chưa có lợi nhuận thì cứ để cho thị trường làm việc của nó.Một khi đã có lợi nhuận rồi,thì phải kiểm soát,lệnh,để khi cần thiết ta phải điều chỉnh,S/L và T/P,sao cho có lợi nhất.
 
Nếu bạn đã có một thiết lập tuyệt hảo ( SETUP TUYỆT HẢO ) thì bạn chỉ cần xác định SL , Q ( volume ) , TP và mở giao dịch là đủ . Đóng laptop lại và nghỉ ngơi để thị trường quyết định !
 
AdBlock Detected

We get it, advertisements are annoying!

Sure, ad-blocking software does a great job at blocking ads, but it also blocks useful features of our website. For the best site experience please disable your AdBlocker.

Back
Bên trên